II. Những điểm giống và khác về phong cách ngôn ngữ thơ giữa các tác giả
4.4 Phong cách ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên
Hình ảnh ẩn dụ trong thơ ông là một chuỗi kết hợp gắn bó, nhuần nhuyễn. Đây là một đặc điểm nghệ thuật có chức năng thể hiện một cách thường xuyên trong quá trình sáng tác, thể hiện một phong cách sáng tạo, thể hiện tài năng của một nhà thơ lớn:
“Đây, những tháp gầy mòn vì mong đợi, Những đền xưa đổ nát dưới thời gian Những sông vắng lê mình trong bóng tối
Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than.”
(Trên đường về – Điêu tàn)
Trong đoạn thơ trên, biện pháp tu từ ẩn dụ có đan xen với nhân hóa, tạo nên một hình tượng thơ đầy đủ để bộc lộ một chủ đề tư tưởng “con người mệt mỏi trong dòng đời u tối của xã hội cũ”.
“Thu sang chơi! Vườn có nghe thu sang Với cũ hoa phai, với cũ lá vàng Ngày chừng buồn! Đêm chừng lên vội lắm Cửa một lần – hơn ngàn phương lẳng lặng.”
(Thu - Sau Điêu tàn)
“Thu” có thể hiểu là hình ảnh ẩn dụ về thời gian trong một chiều liên tưởng tương cận. Một cách ẩn dụ về cảnh thu mang đầy dáng vẻ màu sắc của lòng người.”Thu” sang chơi và “vườn có nghe thu sang” thì rõ ràng là nhân hóa. Sự kết hợp hai hình thức chuyển nghĩa của ẩn dụ và nhân hóa trong trường hợp này thì đắt quá: sự kết hợp đó đã tạo nên một hình tượng thơ vừa phản ánh được chất hiện thực của một chủ thể vừa nói lên một màu sắc tươi đậm trong đời sống tình cảm tâm lý tràn trề. “Sang chơi”, “và có nghe thu sang” thì rõ đã xác nhận hoạt động, sự có mặt của mùa thu như là một thực thể sống động, rất cụ thể, rất gần gũi thân thiết với đời sống con người.
“Cây cỏ thờ ơ! Phố phường ngao ngán Ôi trẽn tràng! Những lối đi đã quen Mây ngán trời cao! Tường gay nắng sáng
Đời khắt khe im vắng lá hoa chen.”
(Biển cả – Sau Điêu tàn)
“Nhân hóa” và “hoán dụ” được sử dụng để tạo cho hình ảnh ẩn dụ sâu sắc hơn, một không gian ủ ê, ngao ngán. “Cây cỏ”, “phố phường”, “mây”, “trời”, “hoa”, “lá”…
là tất cả một sự dửng dưng, một thái độ lạnh lùng về cách liên tưởng buông trôi…
Qua ngôn ngữ thơ của tác giả, người đọc nắm bắt được một hiện thực rất chân thật. Điều đặc biệt chính là hình tượng thơ của tác giả là một hiện thực sinh động, hay nói cách khác đi khoảng cách giữa hiện thực phản ánh và hình tượng trong thơ Chế Lan Viên được kéo lại gần nhau:
Mây chắp lụa dài vây núi biếc Sương xây mồ bạc giấu trăng vàng Thuyền ai giỡn nước sông Ngân ấy
Mà để sao sa xuống cõi trần?
(Mô traêng)
Qua cách ẩn dụ bằng lớp ngôn ngữ rất riêng, Chế Lan Viên đẩy những liên tưởng bất ngờ giữa các hiện thực tưởng chừng xa nhau lại trở nên gần gũi thân quen:
“Mây” – “núi biếc”; “Sương” – “trăng vàng”; “thuyền” – “sông Ngân”; “Sao” – “cõi trần”… Vấn đề thành công của Chế Lan Viên còn ở chỗ: “liên tưởng bất ngờ, lạ hóa, nhưng thơ ông nói được tiếng lòng của tình cảm con người và dễ chấp nhận trong lòng người đọc”.
Hiện thực xã hội thì luôn luôn đa dạng, nhiều chiều.Vấn đề là chọn hình ảnh nào, chi tiết nào để phản ánh một cách chân thật, tập trung và toàn diện. Đó là nghệ thuật của nhà thơ. Chế Lan Viên có được một niềm vinh dự lớn là qua thơ ông, người đương thời cũng như sau này cảm kích một cách sâu sắc và tường tận quang cảnh của một xã hội và lịch sử, và tâm tư con người cùng suy nghĩ và ước vọng. Thực sự qua ngôn ngữ, hình ảnh trong sáng tác, nhà thơ đã làm sống lại bao cảnh đời, tình người. Nó là sự kiện được thơ ca hóa:
Đây những cảnh thái bình trong Chiêm quốc Những cô thôn vàng nhuộm nắng chiều tươi
Những Chiêm nữ, nhẹ nhàng quay lại ấp Áo hồng nâu phủ phất xõa lời vui.
(Trên đường về)
Chọn lựa những hình ảnh tiêu biểu, tinh tế ở một đối tượng, một tình huống, một trạng thái tâm lý để khi đưa vào hiện thực ngôn ngữ có thể diễn đạt một cách toàn diện về quy mô và điển hình về chiều sâu liên tưởng để sự vật được hiện ra một cách trọn vẹn là một thành công lớn trong thơ Chế Lan Viên.
Hiện thực trong thơ Chế Lan Viên ít nhiều nói lên được tâm tư, tình cảm của dân tộc. Tất cả những hình ảnh từ cách chọn lựa ngôn từ, các kết cấu ngôn ngữ đều dựa trên cơ sở nền văn hóa sông nước. Những cảm xúc thầm kín nhất của con người cũng được nhà thơ miêu tả một cách tự nhiên hợp với tâm lý người đọc.
Đôi bướm lượn, cánh vương làn sương mỏng Chập chờn bay đem phấn điểm muôn hoa.
Cất tiếng hát ngây thơ trên cỏ rộng, Đàn chim khuyên đua nhặt ánh dương sa.
(Xuaân veà)
Ngôn ngữ trong thơ Chế Lan Viên là một bức tranh thế giới cảm xúc rất chân thật trong cuộc sống. Điểm đặc biệt trong thơ tác giả từ ngôn từ, đến hình ảnh đều gắn bó thân thiết với vận mệnh chung của một lớp người, một thời đại. Hiện thực cuộc sống, vốn có rất dồi dào, rất phong phú trong dạng tiềm năng. Hiện thực là có đấy và ai ai cũng biết, nhưng điều khó khăn là nắm bắt cái hiện thực vô cùng rộng lớn kia bằng cách nhìn ngôn ngữ bằng cách tri nhận nó như thế nào là một điều khó và thuộc cái riêng của mỗi nhà thơ.
Cùng với biện pháp tu từ ẩn dụ, Chế Lan Viên sử dụng nhiều biện pháp tu từ chuyển nghĩa khác để tạo nên một thế giới cảm xúc đa dạng. Điều đáng chú ý là với cách vận dụng sáng tạo đa chiều này, ông đã tạo nên một sức lay động mạnh mẽ trong thơ. Tác giả đã đưa một cái nhìn mới, dùng một lớp từ ngữ mới để miêu tả hiện thực làm cho hiện thực tự bộc lộ ra, tự phơi bày ra ở những mặt nổi nhất, rõ nhaát, saéc neùt nhaát.
“Nhưng lòng ơi, sao không lên tiếng hát Nhớ làm chi cảnh cũ những ngàn xưa Lòng hỡi lòng! Kìa trời xuân bát ngát Muôn sắc màu rực rỡ dưới hương đưa.”
(Xuân về – Điêu tàn)
Hiện thực được nắm bắt và tri nhận qua ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên và thông qua những biện pháp tu từ chuyển nghĩa mà rõ nhất là ẩn dụ, đã khẳng định cái nhìn rất riêng của tác giả về thế giới.
"Thế giới được trình ra cho mỗi con người riêng biệt thông qua các ý nghĩa sự vật vốn dường như được đặt chồng lên trên các sự tri giác về thế giới ấy. Con người không định danh các hình ảnh cảm tính về sự vật – ý nghĩa sự vật chỉ là thành tố của các hình ảnh này, là cái gắn kết chúng lại cho con người, là cái làm cho bản thân sự tồn tại của những hỡnh ảnh này trở nờn cú thể ằ [144; 58].
Thơ Chế Lan Viên đã đem đến cho độc giả bao tình cảm mới lạ, bao hình ảnh thân quen mà lâu nay nó vẫn dường như chưa được ai tri giác. Hay nói khác đi, những vấn đề mà Chế Lan Viên biểu đạt trong thơ, người đọc dễ dàng đồng cảm, có điều họ cảm nhận được nhưng không nói ra được như cách diễn đạt của nhà thơ.
Ta cùng Nàng nhìn nhau không tiếng nói Sợ lời than lay đổ cả đêm sâu Đôi hơi thở tìm nhau trong bóng tối
ẹoõi linh hoàn chỡm ủaộm beồ u saàu.
(Đêm tàn)
Nói như M. Bakhtin, mỗi lời thơ đều đáp ứng hoàn toàn với một ngôn ngữ, một nhãn quan, chứ không phải nhiều ngữ cảnh xã hội khác. Và chính sự vận động của các hình ảnh thơ sẽ tạo nên một ngôn ngữ thống nhất, định hình cho từng cách diễn đạt, phản ánh của người nghệ sĩ.
Thật thế, mỗi nhà thơ có một hệ thống ngôn ngữ mang hình ảnh ẩn dụ riêng khi bộc lộ cảm xúc trong quá trình sáng tác. Dĩ nhiên, họ không chỉ diễn đạt tâm tư, tình cảm của mình thông qua số lượng ngôn từ mà chính sự biểu đạt ấy thông qua cả một hệ thống các phương tiện ngôn ngữ mà tác giả ưa dùng: ngữ âm, từ ngữ, cấu trúc, ngữ điệu, thể loại…
Sáng tác thơ ca là kết tinh của một quá trình tích tụ nhiều mặt trong đời sống. Từ những suy nghĩ nói năng, hành động đến vốn sống tiềm tàng trong ký ức. Nhà thơ, ngoài việc nắm bắt hiện thực một cách nhạy bén, tinh tế, còn cần phải có sự lựa chọn để thể hiện chủ đề tư tưởng nhất định. Đọc một câu thơ hay, càng ngẫm nghĩ càng thấu đáo chiều sâu suy tưởng của tác giả. Cái hay của Chế Lan Viên là có khi chỉ cần một hình ảnh, ông diễn tả được nỗi lòng đối với non sông đất nước :
Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh Một vì sao trơ trọi cuối trời xa ! Để nơi ấy tháng ngày tôi lẫn tránh Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo !
(Những sợi tơ lòng)
Ngôn ngữ ẩn dụ trong thơ Chế Lan Viên, được nhà thơ chọn lọc một cách bình thường dung dị, nhưng khi tác giả cấu trúc thành văn bản thì không chỉ nó thể hiện được truyền thống văn hóa dân tộc mà nó còn nói được ý nghĩa triết lý cuộc đời :
Ngươi có thấy như ta dòng cay đắng Trong chén xanh dừng tỉnh trước môi cau
Không gian ban từng hớp dài im lặng Trên một lòng tỉnh thức giữa thương đau.
(Biển cả)
Cần thấy rằng Chế Lan Viên cùng một lúc sử dụng nhiều biện pháp tu từ chuyển nghĩa khác nhau, nhưng trong đó, biện pháp tu từ ẩn dụ vẫn có một chức năng thể hiện nỗi niềm sâu kín, nỗi lòng khát vọng dù giọng điệu thơ tác giả trong tiếng nấc nghẹn ngào:
“Ta những muốn vui cười, ta những muốn Dẹp sầu tư, ca hát đón xuân tươi, Nhưng, than ôi! Xuân về trong nắng sớm
Mà lòng ta, đông lạnh giá băng thôi!”
(Xuân về – Điêu tàn)
Để làm rõ tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong hệ thống ngôn từ của Chế Lan Viên, chúng tôi muốn mở rộng thêm vài dẫn chứng thơ của chính tác giả được sáng tác trong thời gian sau giai đoạn 1930 – 1945, để có thể khẳng định giá trị nghệ thuật liên tưởng có tính xuyên suốt trong toàn bộ sáng tác thơ ông.
Mặt khác cũng phải thấy rằng trên cái nền của một biện pháp tu từ chủ đạo, Chế Lan Viên đã liên kết các biện pháp tu từ ngầm ẩn, điều đó nhiều lúc phải nghiền ngẫm mới thấy. Ví dụ: Bài”Tình ca ban mai”, nếu xác định trên bề mặt của văn bản thì rõ ràng tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh là chủ yếu; nhưng biện pháp tu từ thực sự làm nên cái mạch ngầm lại chính là biện pháp tu từ ẩn dụ: ”em ủi”, ”chieàu ủi”, ”em veà”, ”mai veà”…
Đây cũng là nét riêng thuộc về phong cách thơ Chế Lan Viên.
Và trên cái trục của biện pháp tu từ chuyển nghĩa ấy, hình tượng nghệ thuật được thăng hoa và các biện pháp tu từ khác lại trở thành thứ yếu.
“Tôi trở lại giữa rừng sâu Việt Bắc Chim bắt-cô ơi ! Đâu chỗ Bác ngồi?
Đây có phải vườn tăng gia của Bác?
Mỗi tấc rừng đều có ánh dương soi.”
(Chim lượn trăm vòng – Ánh sáng và Phù sa) Quả nhiên tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa ở hai câu đầu, hai câu kế tiếp được chuyển sang biện pháp tu từ ẩn dụ và chính ở hai câu cuối này quyết định hình tượng của cả đoạn thơ.
Đến đây có thể nói được rằng mỗi biện pháp tu từ chuyển nghĩa trong thơ Chế Lan Viên có một giá trị nghệ thuật đặc sắc riêng. Biện pháp tu từ so sánh, qua liên tưởng đã tạo nên một hình tượng cụ thể đối với các khái niệm trừu tượng, giúp cho người đọc dễ hình dung hơn. Tài hoa là tác giả đã cụ thể hóa, cụ thể đến mức người đọc có thể cảm nhận được sức sống, sức lay động toát ra từ các hình tượng.
Hình tượng thời gian trong bài “Tình ca ban mai” được cụ thể hóa bằng biện pháp tu từ ẩn dụ. Các bài thơ “Lòng anh làm bến thu”, “Hoa đào nở sớm” là như vậy.
Từ cái nguồn ẩn dụ trong lời ăn tiếng nói của quần chúng, Chế Lan Viên đã khai thác sự tương quan về màu sắc, tính chất, trạng thái... làm cho tiếng nói thơ ca của ông một mặt mới hơn, lạ hơn, mặt khác trên cái nền liên tưởng tương đồng câu thơ như bay bổng trên mọi chiều kích theo hướng trí tuệ hóa:
Bầy voi thiêng trầm mặc dạo bên thành.
(Trên đường về) Cất tiếng hát ngây thơ trên cỏ rộng
Đàn chim khuyên đua nhặt ánh dương sa.
(Xuaân veà) Mây ngán trời cao! Tường gay nắng sáng
Đời khắt khe im vắng lá hoa chen.
(Biển cả)
Nét tài hoa của Chế Lan Viên là những từ ngữ vốn rất bình thường nằm trong kho từ vựng của tiếng Việt, nhưng thông qua những phương thức chuyển nghĩa, những từ ấy trong tương tác với ngữ cảnh trở nên mới hẳn, sáng hẳn. Điều cần nhấn mạnh là thoạt nhìn những chi tiết có vẻ như mâu thuẫn nhưng càng suy ngẫm thì càng thấy có lý, càng nắm bắt được cái thần của câu thơ. Có lẽ đây cũng là một trong những nét quan trọng hình thành nên phong cách của Chế Lan Viên.
Ngôn từ ẩn dụ trong thơ Chế Lan Viên đa dạng nhiều chiều. Sự chuyển nghĩa của một từ, một nhóm từ để tạo nên một nghĩa mới là cả một quá trình lựa chọn trong sáng tác nghệ thuật. Cách chuyển nghĩa luôn luôn hình thành trên nền tảng của các tiêu chí hình thành nền văn hóa dân tộc.
Như đã biện giải ở các phần trên, bằng phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ, Chế Lan Viên nhiều khi thông qua những lớp từ ẩn dụ quen thuộc như “đêm tối”,
“trăng mờ”, “lòng thơ”, “giòng trăng”, “hoa tươi”, “cánh rã”, “xuân sang”,… đã xây dựng cho mình một xu hướng tạo nghĩa ẩn dụ mới bằng ngữ cảnh :
Hãy quan sát khổ thơ sau :
“Ai đâu trở lại mùa thu trước, Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Với của hoa tươi, muôn cánh rã.
Veà ủaõy ủem chaộn neỷo xuaõn sang.”
(Xuân – Điêu tàn)
Một cảm nhận về mùa thu bằng những hình ảnh rất tiêu biểu: “lá vàng”, “cánh”,
“hoa”, nhưng điều bất ngờ nơi người đọc là tứ thơ “lá rơi” kia là bước ngăn chắn nẻo, làm cho “mùa xuân”, trở thành cụ thể hơn. Một cách diễn đạt rất đột ngột rất mới lạ của riêng nhà thơ bởi vì theo cách suy nghĩ thông thường lẽ ra lá mùa thu rơi và thông qua mùa đông để chào đón mùa xuân, nhưng do ý muốn chủ quan tác giả muốn gom lá vàng để chắn nẻo xuân sang, có lẽ vì “tôi có chờ đâu có đợi đâu”.
Có nhiều chứng cứ cho thấy rằng Chế Lan Viên là nhà thơ rất khắt khe trong việc chọn lựa ngôn từ. Những ngữ ẩn dụ trong thơ tác giả thường diễn tả những cảm xúc thẩm mỹ, từ khi xây dựng những ấn tượng, những cảm xúc, những biểu tượng và những hình ảnh về cuộc sống hiện thực một cách tinh tế nhất.
Sở trường của Chế Lan Viên là với số lượng từ vựng hạn định, bằng các biện pháp tu từ chuyển nghĩa, ông đã mở rộng nội hàm biểu đạt của từ ngữ và đã khai thác hiệu quả diễn đạt một cách triệt để từ các biện pháp tu từ ấy. Có thể nói không ngoa, Chế Lan Viên đã thành công trong việc phản ánh hiện thực bằng thơ với nhiều đề tài khác nhau trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Nói như Ferdinand de Saussure ngôn ngữ tồn tại là một hiện thực hoàn chỉnh, khách quan trên một kết cấu của trục kết hợp và trục liên tưởng thì ngôn ngữ trong thơ Chế Lan Viên đã đáp ứng được yêu cầu đó. Bởi vì trong bất cứ tình huống nào, nhà thơ cũng phản ánh có chọn lọc những hình ảnh tiêu biểu, hợp tính thẩm mỹ đến mức ta khó tìm ra một đơn vị ngôn từ tương đương nào để thay thế. Điều đó chính là thế mạnh, và cũng là cơ sở khẳng định phong cách ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên.
Hình tượng trong thơ Chế Lan Viên là một hệ thống đan kết chặt chẽ để cùng phản ánh một chủ đề lớn. Do tính chất sáng tạo của các biện pháp tu từ nên thơ Chế Lan Viên luôn tác động đến cảm xúc người đọc. Sự lựa chọn những hình ảnh, hình tượng trong thơ là cả một quá trình lao động nghệ thuật. Nhà thơ phải đạt trình độ nhuần nhuyễn như thế nào đó, như am hiểu vững chắc về ngôn từ; nội dung phản ánh thì mới có thể mô hình hoá bức tranh cuộc sống theo khả năng tri nhận thành thế giới khái niệm theo cách cảm chủ quan của nhà thơ.
Bức tranh ngôn ngữ trong thơ Chế Lan Viên đa chiều, nên nó tạo ra những hình tượng thơ rất sinh động. Thơ Chế Lan Viên đã thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa con người và thế giới hiện thực, thể hiện rõ nét những đặc trưng của bản sắc dân tộc và đặc biệt đã phát hiện những nhân tố tiềm ẩn mà các tác giả thơ khác chưa thể hiện được như ông. Điều đó chứng tỏ Chế Lan Viên đã đưa ngôn ngữ sang một chặng đường mới trong chức năng và sự diễn đạt của nó :