Nhận diện phong cách ngôn ngữ từ góc độ ẩn dụ khái niệm

Một phần của tài liệu Phong cách ngôn ngữ thơ ca việt nam giai đoạn 1930 1945 so sánh phương thức ẩn dụ trong thơ xuân diệu, huy cận, hàn mặc tử và chế lan viên (Trang 157 - 174)

II. Những điểm giống và khác về phong cách ngôn ngữ thơ giữa các tác giả

2. Nhận diện phong cách ngôn ngữ từ góc độ ẩn dụ khái niệm

Từ bảng 1.1 đến bảng 1.14 chúng tôi nhận thấy rất rõ là mỗi tác giả thơ ca có một lớp từ ngữ ẩn dụ riêng. Căn cứ vào các bảng thống kê này, chúng tôi có thể chỉ ra sự khác nhau giữa các phong cách ngôn ngữ cá nhân. Ví dụ : với từ “ánh”, Xuân Diệu dùng “ánh trăng rằm”, Huy Cận dùng “ánh trăng tàn”, Hàn Mặc Tử :

“ánh trăng mơ”; Chế Lan Viên : “ánh dương sa” . . .

Và có những từ ngữ duy chỉ xuất hiện ở tác giả này mà không bao giờ thấy ở tác giả khác. Nếu chúng ta chấp nhận phong cách ngôn ngữ là sự lặp đi lặp lại của một số từ ngữ ưa dùng thì rõ ràng những chi tiết về cách dùng một lớp từ ngữ nào đó đã khắc hoạ rõ phong cách thơ. Trong bảng thống kê 1.14, trang 152, chúng tôi nhận thấy từ “vũng” chỉ xuất hiện trong thơ của Hàn Mặc Tử, với những kết hợp như : vũng cô liêu, vũng hồn ta, vũng huyết, vũng mây, vũng trăng . . .Với cách dùng riêng có như vậy, Hàn Mặc Tử đã không gian hoá cảm xúc trữ tình tạo nên một mạch thơ mạnh mẽ, tạo những cảm xúc mạnh đến nỗi có lúc người đọc thấy choáng váng, xốn xang tột cùng của tâm tưởng. Mỗi nhà thơ có một cách ẩn dụ khái niệm. Đây là cơ sở để khái quát và xác định phong cách ngôn ngữ tác giả.

Cũng từ kết quả thống kê các lớp từ ngữ ẩn dụ từ bảng 1.1 đến bảng 1.14, chúng tôi chỉ ra được thế giới ngôn ngữ của mỗi tác giả thơ. Hiện thực khách quan là chung của mọi người, nhưng khi hiện thực nào đó được đặt trong mối tương quan với một cá nhân cụ thể, nhất là tác giả thơ ca thì chính trong suy tưởng của mỗi người có một hệ thống khái niệm riêng và khi miêu tả khái niệm riêng ấy, chủ thể sáng tác thường lựa chọn một lớp từ ngữ ưa dùng in đậm dấu ấn cá nhân.

Phạm vi nghiên cứu một đề tài khoa học về phong cách ngôn ngữ, không cho phép chúng tôi phân tích hết những ẩn dụ khái niệm của từng tác giả thơ. Ở đây, chúng tôi muốn nêu lên những trường hợp, những hình ảnh ẩn dụ khái niệm tiêu biểu, để từ đó có thể nhận diện bức tranh ngôn ngữ của riêng mỗi tác giả.

Chúng tôi cảm nhận được đặc trưng của ngôn ngữ thi ca có sự phân bố theo cảm xúc riêng của mỗi nhà thơ. Đặc trưng cái riêng cá nhân là nhân tố quan trọng hình thành chất nghệ thuật trong các văn bản thơ. Với từ “bóng” thì Xuân Diệu sử dụng kết hợp : “bóng hình xưa”; Huy Cận : “bóng mi người”; Hàn Mặc Tử : “bóng nguyệt”; Chế Lan Viên : “bóng đêm”; “ bóng Chiêm nương”.

Hoàn cảnh riêng của nhà thơ Hàn Mặc Tử ít nhiều giải thích được vì sao ngôn ngữ thơ tác giả gắn liền với gió mây, sương, trăng. . . Bởi vì, cơn đau nhức của căn bệnh nan y lúc bấy giờ mà tác giả phải gánh chịu, chính nó cũng là sự chứng nghiệm để nhà thơ có nhiều cảm xúc, cảm giác về thơ và cũng chính từ cảm xúc như thế, nên Hàn Mặc Tử có nhiều từ ngữ để diễn tả ánh trăng theo phong cách một dòng thơ lãng mạn có sự kết hợp giữa hiện thực đau thương và ước mơ vươn lên thoát khỏi định mệnh nghiệt ngã.

Và như thế, chúng tôi rút ra kết luận : cơ sở xác định phong cách ngôn ngữ tác giả chính là thói quen sử dụng một lớp từ ngữ nào đó, phong cách hiểu một cách cụ thể là sự lặp đi lặp lại nhiều lần các phương tiện ngôn ngữ của chủ thể sáng tác.

Về mặt ngôn ngữ, khi tiếp xúc văn bản thơ, người đọc chú ý tác giả thơ sử dụng lớp từ ngữ ẩn dụ nào và những hình ảnh đó được mỗi tác giả khái niệm hoá ra sao. Ví dụ : Cùng một khái niệm về hình ảnh “chiều”, nó được mỗi tác giả cảm xúc và diễn đạt bằng những lớp từ hoàn toàn khác nhau. Đối với Xuân Diệu là : chiều âu yếm, chiều ngơ ngẩn, chiều hôm, chiều mộng, chiều say, chiều thưa . . . . Huy Cận là chiều buồn, chiều hôm, chiều đông tàn, chiều tận thế, chiều tê cúi đầu . . . Kết hợp với một số trường ẩn dụ khái niệm khác cùng một tác giả, bước đầu có thể thấy tính chất say nồng, dạt dào cảm xúc dương tính trong cách Xuân Diệu nhân hoá hình tượng chiều, biến nó thành một nhân vật trữ tình, đồng nhất hoá những tri nhận của tác giả với một số hình tượng thiên nhiên , ở đây có sự hoà quyện san sẻ giữa cái tôi chủ thể cảm nhận với hình tượng chiều. Vẫn trên cái nền liên tưởng ấy, nhưng cách cảm nhận của Huy Cận có phần khác, choáng ngợp trước không gian bao la, chiều ở đây là những hình ảnh âm tính, không có sinh khí, chiều chết.

Qua thống kê, chúng tôi cảm nhận được rằng nhận dạng phong cách ngôn ngữ là một vấn đề rất cụ thể. Nhìn vào bảng thông kê từ 1.1 đến 1.14, các lớp từ ngữ ẩn dụ của các tác giả thơ được phân biệt rõ ràng. Ở bảng 1.6 trang 144 của luận án, kết hợp với từ “lòng”, Xuân Diệu có “lòng giá đúc”, “lòng mây”, “lòng thơm”, “lòng trinh”, Huy Cận có “lòng kiêu hãnh”, “lòng quạnh hiu”, “lòng trai”; Hàn Mặc Tử có “lòng cô liêu”, “lòng giếng lạnh”; Chế Lan Viên có “lòng thơ”,“lòng còn yêu”...

và sau giai đoạn 1930 – 1945, trong “Đối thoại mới”, ông còn sử dụng “lòng anh làm bến thu” . . . Phong cách ngôn ngữ là cách nói, cách diễn đạt cảm xúc bằng những cảm quan riêng tư, không trùng lặp giữa các tác giả thơ ca.

Tìm hiểu về phong cách ngôn ngữ tác giả, chúng tôi có thể tự đặt cho mình câu hỏi : Dựa vào tiêu chí nào để xác định phong cách cá nhân nhà thơ ?

Câu trả lời trước tiên, chúng tôi dựa vào các bảng thống kê phân loại để chỉ ra lớp từ ngữ riêng của từng nhà thơ. Nhưng nếu chỉ dừng ở mức độ thống kê thì chưa đủ, mà yêu cầu cơ bản là phải khái quát thành những nhận định có tính lý luận về phong cách học. Trong luận án này, chúng tôi dựa trên các ẩn dụ tri nhận và ở một phạm vi nào đó chúng tôi xem những ẩn dụ khái niệm như là một bước khám phá mới về nhận diện phong cách ngôn ngữ.

Thật vậy, mỗi tác giả có cách tri nhận thế gới bằng một lớp từ ngữ riêng. Thực tế, khi khảo sát ngôn ngữ ẩn dụ trong thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy cùng một cảm xúc tâm lý như “mộng”, mỗi nhà thơ suy tưởng theo một hệ thống khái niệm khác nhau : Xuân Diệu là “mộng ngọc”,

“mộng hảo huyền”; Huy Cận “ là “mộng sầu”, “mộng bâng quơ”; Hàn Mặc Tử là

“mộng tình si”, “mộng vàng”; Chế Lan Viên là “mộng ngông cuồng”, “mộng ảo” …

Việc nghiên cứu ngôn ngữ, nhất là lĩnh vực phong cách, chúng tôi ý thức rất rõ về mối quan hệ giữa con người và thế giới xung quanh. Và đến đây, chúng tôi mạnh dạn nói lên một điều là tác giả thơ miêu tả hiện thực cuộc sống bằng lớp từ ngữ riêng mang đậm dấu ấn cá nhân. Con người nhìn về thế giới bằng một hệ thống từ ngữ được quy định một cách chặt chẽ và thường xuyên chịu tác động bởi các yếu tố thuộc về phong cách văn hoá như : tín ngưỡng, phong tục, tập quán, cách ứng xử . ...

Khảo sát thơ Hàn Mặc Tử, chúng tôi nhận thấy thơ ông có cách thể hiện rất mới lạ : nhìn vào lớp từ, ngữ ẩn dụ của tác giả thì đủ rõ. “Vũng huyết”, “vũng cô liêu”,

“trời mơ”, “trời nguyệt bạch”, “trăng cổ độ”, “trăng ghen”, “trăng lưỡi liềm”,

“trăng mây”, “trăng gió” . . . Với những từ ngữ như vừa nêu, Hàn Mặc Tử có thể được hiểu là nhà thơ thuộc phong cách lãng mạn có tiêu điểm :sương, gió, mây, trăng. Sự tương tác giữa cuộc đời nhà thơ và chất lãng mạn trong thi ca cũng đủ rõ một phong cách thơ rất trữ tình. Chỉ nói riêng về mặt dung hợp các từ ngữ có tính tương phản cũng đủ thấy phong cách ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử đa diện, nhiều chiều có khuynh hướng khai lộ những gì nhà thơ hàm ẩn trong cái tôi trữ tình.

Những ngữ ẩn dụ như “ánh trăng mơ”, “bóng nguyệt”, “bến sông trăng”, “bến mộng”, “làn hương”, “làn nắng”, “mộng tầm xuân”, “đám xuân xanh” . . . đủ cho thấy Hàn Mặc Tử thuộc phong cách say sưa, nồng nhiệt, rất thiết tha với cuộc sống.

So sánh với Xuân Diệu, Huy Cận thì Hàn Mặc Tử thuộc phong cách có sự tương phản giữa cuộc đời bi thương và tâm hồn lãng mạn rất trữ tình. Đọc bài thơ

“Lưu luyến”, chúng ta cũng đủ rõ phong cách thơ ông. Việc nhận diện phong cách ngôn ngữ có thể bắt đầu từ những số liệu thống kê các từ ngữ ẩn dụ, đến khái quát những ẩn dụ khái niệm để rút ra kết luận về phong cách ngôn ngữ.

Cần nhấn mạnh đến một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến sự nhận dạng phong cách ngôn ngữ của các tác giả thơ : Đó là cách nhìn, cách tri nhận trong tương tác giữa thế giới khách quan cùng những sự tình của cuộc sống hiện thực và thế giới ngôn ngữ của người sáng tác.

Nói về “ánh sáng”, Huy Cận thấy một thứ “ánh nghê thường”, “ánh trăng tàn”

. . . ; nói về “bóng”, ông viết “ bóng chân mây, “ bóng mi người”, “bóng nguyệt”,

“bóng xế” . . . Phong cách ngôn ngữ thơ Huy Cận cũng thuộc khuynh hướng lãng mạn trữ tình từ cái tôi cá nhân hướng đến một không gian rộng lớn : “bãi chiều”,

“chân mây”, “chiều đông tàn”, “rừng cao”, “trời rộng”, “sông dài”…

Phong cách ngôn ngữ thơ Huy Cận, không có sự tương phản về cảm xúc mạnh mẽ như phong cách ngôn ngữ Hàn Mặc Tử. Các từ ngữ ẩn dụ như : bãi, chân, bến, cảnh, chiều, gió, mây, hương, thu, sông, núi, trời . . . xuất hiện với số lần rất cao

trong thơ Huy Cận, những ngữ : “bến cô liêu”, “bến đò lau thưa”, “chiều tê cúi đầu”, “gió veo hồ”, “sầu vạn dặm” . . . là cách nói rất riêng của nhà thơ Huy Cận.

Trong khi đó, Hàn Mặc Tử thường sử dụng các kết hợp như : áo xuân, bóng xuân, bến mộng, gió say, gió xuân, hương nồng, lá xuân . . . . thể hiện phong cách ngôn ngữ lãng mạn với khát vọng quy chiếu cái bé nhỏ của con người bao trùm lên hiện thực to lớn của thiên nhiên.

Nhận diện phong cách ngôn ngữ tác giả có thể dựa trên nhiều yếu tố ngôn ngữ như : biện pháp tu từ, cấu trúc theo quan hệ ngôn ngữ, cách nhìn hiện thực . . . Trong phạm vi luận án này, chúng tôi sử dụng ẩn dụ như là một thủ pháp chủ yếu để tiếp cận vấn đề. Và dĩ nhiên, trên cơ sở các lớp từ biểu trưng của ẩn dụ, chúng tôi cũng lưu tâm đến những cách tiếp cận phong cách ngôn ngữ bằng hệ thống các khái niệm, các liên kết hình ảnh được miêu tả trong từng tác giả thơ.

Cần nói thêm, quan hệ tương tác giữa ngôn tác giả và ngôn ngữ thời đại, ngôn ngữ trường phái là mối quan hệ không thể thiếu trong quá trình giao tiếp nghệ thuật.

Đặc biệt trên lĩnh vực nghệ thuật, thì sự tương tác đó diễn ra một cách thường xuyên : ngôn ngữ thời đại như là định hướng cho một trào lưu, còn ngôn ngữ cá nhân như là một khám phá, luôn luôn đổi mới và có những sáng tạo bất ngờ, bởi vì, cảm xúc nghệ thuật, bao giờ cũng được phát hiện và đưa vào kênh giao tiếp hoàn toàn do sáng tạo có tính cá nhân của chủ thể sáng tác. Vì thế, khi bàn về phong cách tác giả, chúng tôi ít nhiều so sánh đối chiếu với ngôn ngữ chung.

Các lớp từ ẩn dụ trong thơ Xuân Diệu được phân bố theo phong cách thể hiện khát khao của cái tôi lãng mạn với tất cả những đặc tính tâm lý của con người hiện thực. Tính cách lãng mạn trong thơ Xuân Diệu rất nhẹ nhàng, bao hàm những biểu hiện rất thực của tình yêu con người : “âu yếm”, “ngơ ngẩn”, “mộng”, “say”, “lời ái ân”, “lời môi”, “lời tình”, “lòng mây”, “lòng thơm”, “lòng trăng ý gió”, “môi rượu”, “nỗi nhớ”, “nhớ thương”, “tình du khách” . . . Cách dùng từ của Xuân Diệu mới lạ theo cách đưa duyên; nên cái buồn của nhà thơ có đấy nhưng nó như một cảm giác thoáng qua :

Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên, Cây me ríu rít cặp chim chuyền.

. . . .

Chim nghe trời rộng giang thêm cánh, Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần.

(Thô duyeân)

Bằng những kết hợp riêng ấy, tác giả bộc lộ cảm xúc của mình, và hơn thế nữa, nó còn có sức lay động đến tâm trí người đọc, tạo nên một sự cộng hưởng nhẹ nhàng.

Những kết hợp bất ngờ được sắp xếp trên một dòng thơ, cũng là biệt tài của Xuaõn Dieọu :

Nếu hương đêm say dậy với trăng rằm Sao lại trách người thơ tình lơi lả.

(Cảm xúc )

Các kết hợp “hương đêm”, “trăng rằm” . . . là cách thể hiện rất riêng của Xuân Diệu. Cùng nói về “trăng” thì Huy Cận có “trăng sáng”, “trăng tàn”, Hàn Mặc Tử có “trăng ngà”, “trăng đầu hạ”, “trăng lưỡi liềm”, “trăng rụng”, Xuân Diệu có “trăng khuya”, “trăng ngần”, “trăng nhớ”, “trăng rằm”, “trăng thâu”, “trăng thương” . . . và đặc biệt có “đường trăng”, “trăng đang”, “trăng sáng”, “trăng xa”, “trăng rộng quá” . . .

Những đặc trưng ngôn từ ẩn dụ trong thơ Xuân Diệu còn bao hàm ý nghĩa về tình yêu của cuộc sống có chiều thiết tha vừa ẩn chứa cảm xúc của thơ Đường, vừa trữ tỡnh nhử ca dao daõn ca :

Người giai nhân : bến đợi dưới cây già Tình du khách : thuyền qua không buộc chặt.

(Lời kỹ nữ)

Nếu so sánh kết hợp “bến đợi” trong thơ Xuân Diệu với các kết hợp “bến cô liêu”, “bến đò lau thưa” của Huy Cận, với “bến mê hà”, “bến sông trăng”, của Hàn Mặc Tử, “bến thu” của Chế Lan Viên; “bến đò đông”, “bến không đèn” của Nguyễn Bính . . . thì ta nhận thấy các ngữ vực trong thơ Xuân Diệu tuy có vẻ âm thầm, kín đáo, nhưng bên trong nó vẫn ngầm chứa một khát vọng thiết tha về cuộc sống, một nỗi niềm tận hưởng yêu thương, có thể nói là có khi cũng rất mãnh liệt :

Chớ đạp hồn em !

Trăng từ viễn xứ Đi khoan thai trên ngự đình trời tròn Gió theo trăng từ biển thổi qua non.

Buồn theo gió lan xa từng thoáng rợn.

(Lời kỹ nữ)

Những kết hợp mà tác giả thường sử dụng trong thơ như : gió gác, gió hây, gió kiều, gió xiêu xiêu . . . chiều say, chiều thưa, lòng mây, lòng thơm, lòng trinh, nỗi yêu thương, nỗi yêu trùm, sông trôi, sương mây, sương trinh, suối rượu, tiếng huyền, tiếng reo thi . . . Tuy không phải tất cả đều mới lạ nhưng xuất phát từ giác độ tìm tòi cách biểu đạt nhất là xem chúng trong ngữ cảnh cụ thể, chúng ta có thể nói được rằng chính những ngữ ẩn dụ này đã đổi mới ngôn ngữ thơ ca.

Nhìn vào bảng thông kê 1.4, trang 142, 1.10, trang 148, chúng tôi nhận thấy Xuân Diệu có cách kết hợp đậm đặc ở các từ “hương”, “sắc”. Tác giả cảm nhận ở hai chủ điểm này này với nhiều cung bậc, nhiều khía cạnh khác nhau : “hoa hương”,

“mùi hương”, “rừng hương”, “sắc hương”, “sắc mây”, “sắc năm mây”, “sắc yêu kieàu” . . .

Ta thấy nhà thơ Xuân Diệu thuộc phong cách ngôn ngữ thiên về bộc lộ cảm xúc và tâm trạng bên trong của con người cá nhân. Trong hai tập “Thơ thơ” và

“Gửi hương cho gió”, Xuân Diệu rất ưa dùng các từ như : lòng, trăng, sương, gió, xuân ,tiếng . . . Ta hiểu ngoài “lòng”, “mộng”, chỉ sự định danh rất quen thuộc của thi ca phương Đông, một phương tiện biểu đạt để bộc lộ cảm xúc của chủ thể sáng tạo, các định danh còn lại ở đây đều đựơc tác giả nhân hoá, coi đó như những đối tượng trữ tình để giãi bày. Phải chăng, đó chẳng qua cũng chỉ là phương tiện tuy có vẻ hướng ngoại nhưng thông qua hướng ngoại để soi rọi vào góc khuất của tâm hồn tác giả ?

Căn cứ trên số liệu thống kê các từ ẩn dụ từ bảng 1.1, trang 139 đến bảng 1.14, trang 152, chúng tôi nhận thấy nhà thơ Chế Lan Viên ít khi sử dụng kết hợp với các từ như : “gió”, “hương”, “khói”, “lệ”, “lòng”, “mây”, “mộng”, “sắc”, “sóng”,

“sương”, “tình”, “tơ”, “tưởng”, . . . “trăng” cũng không nhiều. Như vậy, cùng trong một giai đoạn thi ca, chúng tôi nhận thấy Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử là những nhà thơ lãng mạn thiên về những ước mơ khát vọng của tình yêu, có điều mỗi tác giả có những thiên hướng khác nhau. Trong khi đó, Chế Lan Viên ưa dùng kết hợp với các từ : “chiều”, “bóng”, “buồn”, “những”, . . .

Từ “những” trong thơ Chế Lan Viên thường kết hợp với “cảnh cũ”, “cảnh ngàn sâu”, “cảnh thái bình”, “đền đài”, “đền xưa”, “ nguồn trăng đổ”, “rừng thẳm”,

“sông vắng”, “tượng Chàm”, “Chiêm nữ” . . . để tạo nên xu hướng ẩn dụ bằng ngữ cảnh rất mới lạ. Có thể, nói phong cách ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên trong khung cảnh xã hội lúc bấy giờ, tuy có buồn sầu luyến tiếc, nhưng bên cạnh đó, hồn thơ ông vẫn thể hiện được tiếng cười ran của người thanh niên đầy sức sống lãng mạn. Các ngữ : “lòng thơ”, “lòng ta”, “lòng còn yêu”, “ánh lửa”, “ánh nắng”, “ánh hào quang”, “ánh ngọc”, “ánh vui tươi”, “mặt trời rực rỡ”, “nắng chiều tươi”, “nắng sớm”, “nắng chói” cũng được phân bố với dung lượng khá nhiều trong các sáng tác cuûa oâng.

Dĩ nhiên, thơ là tiếng lòng của chủ thể sáng tác nhưng đồng thời nó cũng là tiếng nói chung của thời đại, nên bên cạnh niềm vui, cảm xúc lãng mạn, Chế Lan Viên vẫn đọng lại những suy nghĩ, những luyến tiếc, và cũng có cả buồn thương, căm hờn.

Nghiên cứu tìm hiểu phong cách ngôn ngữ thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy từ sự tương hợp và tương phản, có thể giúp người

Một phần của tài liệu Phong cách ngôn ngữ thơ ca việt nam giai đoạn 1930 1945 so sánh phương thức ẩn dụ trong thơ xuân diệu, huy cận, hàn mặc tử và chế lan viên (Trang 157 - 174)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(259 trang)