Cách nhìn thế giới qua tri nhận của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử và Cheá Lan Vieân

Một phần của tài liệu Phong cách ngôn ngữ thơ ca việt nam giai đoạn 1930 1945 so sánh phương thức ẩn dụ trong thơ xuân diệu, huy cận, hàn mặc tử và chế lan viên (Trang 200 - 203)

III. Phong cách ngôn ngữ tác giả - nhìn từ góc độ ẩn dụ

2. Cách nhìn thế giới qua tri nhận của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử và Cheá Lan Vieân

Các nhà thơ mới như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, đã thể hiện một cách rất thành công bao tình cảm thầm kín bên trong của con người lúc bấy giờ. Họ thành công đến mức: Thi bút của họ đã trở thành một tính cách riêng tư. Nói đến Xuân Diệu tức là nói đến nhà thơ tình; Huy Cận là nhà thơ của nỗi buồn không gian vô tận; Hàn Mặc Tử là nhà thơ có cả đau thương và khát vọng…

Tìm hiểu phong cách ngôn ngữ các tác giả Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên nhìn từ góc độ ẩn dụ đã thực sự đi vào những vấn đề cụ thể của cách sử dụng ngôn ngữ thơ ca của từng tác giả trong việc bộc lộ cảm xúc trữ tình.

Qua khảo sát ngôn ngữ thơ các tác giả nói trên, chúng tôi nhận thấy các nhà thơ mới có ảnh hưởng nền văn hóa phương Tây trên nhiều bình diện, từ cách đổi mới về cấu trúc các kết hợp ẩn dụ, đến cấu trúc cú pháp trong thơ, giọng điệu, thể loại. . . Những ảnh hưởng đó, không ngoài mục đích làm phong phú và đa dạng nền thơ ca tiếng Việt. Thật vậy, tính dung hợp thi ca mang tính riêng của nền văn hóa Việt Nam đã xảy ra từ xa xưa, lúc mà dân tộc ta tiếp xúc với nền văn hóa Trung Hoa, thể thơ thất ngôn bát cú luật Đường cũng đã được các nhà thơ Việt Nam sử dụng trong sáng tác của mình. Điều quan trọng nhất, là dù xa xưa, nền thơ ca dân tộc có ảnh hưởng thơ ca Trung Hoa, và giai đoạn 1930 – 1945 tiếp tục ảnh hưởng thơ ca phương Tây; nhưng bao giờ cũng tiếp thu vận dụng trên cơ sở nền thơ ca truyền thoỏng Vieọt Nam.

Nhìn vào các bảng thống kê các ngữ ẩn dụ trong thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ thơ ở mỗi tác giả có một thế giới chọn lựa riêng. Mỗi nhà thơ nhìn thế giới hiện thực thông qua một lăng kính ngôn ngữ, một thế giới ngôn ngữ riêng đầy cá tính. Với Xuân Diệu, các kết hợp như : ánh trăng rằm, bóng hình xưa, cành hoang, cành thưa thớt, chiều say, chiều thưa, gió kiều, gió lan xa, gió xiêu xiêu, lòng tôi động vỡ, nỗi yêu trùm, sầu âm nhạc, tiếng mưa khóc, tiếng reo thi. . . hoàn toàn khác lạ so với các kết hợp ẩn dụ trong thơ Huy Cận : nửa bãi chiều, bóng chân mây, bóng mi người, bến cô liêu, bến đò lau thưa, buồn vũ trụ, buồn vạn lớp, lòng quạnh hiu, lòng sầu, lòng trai, lòng mới mẻ, mộng sầu, mộng trắng, mộng mơ, nỗi hàn, nỗi xôn xao, nỗi dàn bày, sầu mưa, sầu vạn kỷ...

Các nhà thơ mới có một sự dung hợp nhiều giá trị văn hoá mà người sáng tác ở các giai đoạn trước đó, không dễ có được. Các kết hợp ẩn dụ trong thơ của các tác giả thơ mới, về mặt hình thức chúng có sự đổi thay về cấu trúc, nhưng khi đọc lên rõ ràng chúng đã thể hiện đúng âm điệu thi ca tiếng Việt, luôn luôn phù hợp với đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật dân tộc.

Tiếp tục so sánh các ngữ ẩn dụ trong thơ Hàn Mặc Tử, chúng tôi nhận thấy thế giới ngôn ngữ của ông có khuynh hướng riêng tư rất rõ. Những từ ngữ ẩn dụ mà Hàn Mặc Tử đưa vào thơ bao giờ cũng mới lạ và đặc biệt bất ngờ ở từng ngữ cảnh thơ : bóng nguyệt, bóng xuân, bến mộng, bến mê hà, bến sông trăng, chiều phiêu bạc, chiều vàng úa, chết lạnh, chết điếng, gió lảng, gió say, khói hương tan, khói mơ tan, làn nắng, làn sóng, lá trăng, lá xuân, lòng giếng lạnh, lòng ni cô, lối gió, đường mây, nắng hàng cau, nắng chang chang, sương bay, suối xa miền, trăng mơ, trăng đầu hạ, trăng quỳ, trăng xuân. . .

Trên cơ sở so sánh ngôn ngữ ẩn dụ của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, chúng tôi nhận thấy ở Xuân Diệu một hồn thơ tuy có lúc buồn nhưng nhìn chung thơ ông vẫn bộc lộ nỗi say nồng, sự khát khao tình ái, luôn luôn thiết tha tận hưởng cuộc sống. Điều mới so với các tác giả trước đây, trên các cứ liệu mã hóa ngôn ngữ ẩn dụ của từng tác giả thơ, và đặc biệt qua thế giới ngôn ngữ của họ, chúng tôi nhận ra hình ảnh, diện mạo phong cách ngôn ngữ nhà thơ.

Nhà thơ Huy Cận, qua thống kê các từ, ngữ ẩn dụ, đã thể hiện một giọng thơ buồn, một nỗi buồn mênh mang của vũ trụ, của trời đất sông núi, nhưng bên cạnh đó, thơ ông vẫn tràn đầy tâm trạng yêu đời, nỗi xôn xao, lòng kiêu hãnh, lòng mới mẻ. . . Sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa thường mang tính thời đại, tính cộng đồng, nhưng trong lĩnh vực thơ ca thì vai trò cá nhân bao giờ cũng có một vị trí tích cực. Về vấn đề này, Huy Cận là một điển hình trong cách thể hiện thế giới nội tâm bằng một hệ ngôn ngữ sáng tác riêng theo chiều mở rộng từ cái tôi đầy cá tính đến khoảng không gian rộng mở không bến bờ.

Cũng nhìn từ thế giới ngôn ngữ, qua so sánh đối chiếu các lớp từ, ngữ ẩn dụ, chúng tôi nhận thấy nhà thơ Hàn Mặc Tử thuộc khuynh hướng lãng mạn say sưa với tất cả tấm lòng thiết tha cháy bỏng, mặc dù trong thực tế và đặc biệt trong thơ người đọc vẫn bắt gặp từ nỗi sâu thẳm của cõi lòng tác giả những đau thương, những rạn nứt chia tan của cuộc đời hương sầu, giếng lạnh.

So với Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử; Chế Lan Viên nhìn thế giới hiện thực xung quanh bằng một thế giới ngôn ngữ đầy suy tưởng : ánh lửa, ánh dương sa, bóng Chiêm nương, bóng tối, chiều đông tàn, chiều lan hỗn độn, chiều xưa, chiều nào, hương đưa, mộng ảo, mộng ngông cuồng, những rừng thẳm, những sông vắng, những tượng Chàm, tiếng cười ran, tiếng xương người, trời xanh, trời mơ, xuân về. . .

Sự quy chiếu phong cách ngôn ngữ một nhà thơ trên cái nhìn qua lăng kính ngôn ngữ ở trường hợp nhà thơ Chế Lan Viên có sự tương tác giữa phong cách suy tưởng trong thơ và tất cả những cá tính pha trộn giữa một bên là sự căm hờn luyến tiếc và một bên là sức sống tràn đầy lãng mạn phía trước của cảnh trời xuân chứa chan ánh naộng tửụi noàng.

Với sự so sánh phương thức ẩn dụ trong thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên giai đoạn 1930 – 1945, trên cơ sở các từ ngữ ẩn dụ, trong luận án, chúng tôi bước đầu muốn tìm ra một cách nhận diện phong cách ngôn ngữ thơ ca thông qua con đường mã hóa ngôn ngữ từ góc độ tri nhận. Nếu ngôn ngữ

là phương tiện diễn đạt tư duy của con người và con đường giải mã ngôn ngữ là cách tri nhận tác phẩm thì việc khám phá những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, thế giới quan sáng tác của nhà thơ là vấn đề cần nghiên cứu khi tìm hiểu phong cách.

Luận án, theo kết cấu bố cục, đã được trình bày hệ thống từ chương mở đầu với phần lịch sử nghiên cứu, giới thiệu vị trí của các nhà thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên trong lịch sử thơ ca dân tộc. Sự khảo sát ngôn ngữ thơ bốn tác giả này, trong dự cảm của chúng tôi cũng muốn đưa ra một cái nhìn chung cho phong cách ngôn ngữ thơ ca giai đoạn 1930 – 1945, có sự phát triển và đổi thay như thế nào.

Sự chuyển mình của ngôn ngữ thơ ca giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng : có sự đổi thay về cấu trúc bên trong của ngôn ngữ và cái nhìn của nhà thơ, do đây là giai đoạn tiếp xúc văn hóa mang tính lịch sử và thời đại. Tất cả những yếu tố đó đã trực tiếp đưa ngôn ngữ thơ ca giai đoạn 1930 – 1945 đạt được những thành quả cao nhất và toàn diện. Thật vậy, thơ ca Việt Nam giai đoạn này được hình thành và phát triển trên nền tảng một hệ thống ngôn ngữ có cấu trúc chặt chẽ về quan hệ kết hợp, có sức biểu cảm phong phú về quan hệ liên tưởng.

Ngôn ngữ ẩn dụ trong thơ thời kỳ nào, giai đoạn nào cũng có; nhưng ẩn dụ qua cách tri nhận và nhất là ẩn dụ khái niệm do tiếp xúc văn hóa, thì chỉ có giai đoạn 1930 – 1945 mới đủ yếu tố hình thành một phong cách dung hợp toàn diện giữa cảm xúc về thiên nhiên, có tính cộng đồng và cảm xúc hướng về con người, có tính nhân vaên.

Bằng cách tri nhận thế giới ngôn ngữ, các nhà thơ vừa phân tích, qua hệ thống ngôn ngữ thơ ca của họ, cho phép chúng tôi rút ra những nhận định cơ bản về mặt phong cách ngôn ngữ :

+ Tiếp xúc, tiếp thu những từ ngữ mới, cấu trúc mới

+ Miêu tả hiện thực với một dung lượng khái niệm phong phú

+ Thể hiện cái nhìn mới : khẳng định vị trí con người cá nhân trong xã hội + Cách thể hiện hoàn toàn phù hợp với tính thẩm mỹ của thơ ca tiếng Việt

Tóm lại, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên là những nhà thơ mở đường cho sự chuyển mình của nền thơ ca dân tộc. Sự chuyển mình này thể hiện trên hai bình diện: cấu trúc ngôn ngữ và cách tri nhận thế giới của nhà thơ, đã đưa nền thơ ca dân tộc vừa đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng vừa thúc đẩy nền thơ ca Việt Nam phát triển trong xu thế hội nhập giao lưu với các nền thi ca trên thế giới.

Một lần nữa, qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các nhà thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, mỗi người có một phong cách ngôn ngữ riêng, họ rất riêng tư độc đáo, nhưng những sáng tạo ấy bao giờ cũng được dung hợp trên cơ sở nền văn hoá dân tộc. Và tất cả họ, cùng xây dựng một định hướng chung cho nền thơ ca tiếng Việt phát triển.

Một phần của tài liệu Phong cách ngôn ngữ thơ ca việt nam giai đoạn 1930 1945 so sánh phương thức ẩn dụ trong thơ xuân diệu, huy cận, hàn mặc tử và chế lan viên (Trang 200 - 203)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(259 trang)