Phong cách ngôn ngữ thơ Xuân Diệu

Một phần của tài liệu Phong cách ngôn ngữ thơ ca việt nam giai đoạn 1930 1945 so sánh phương thức ẩn dụ trong thơ xuân diệu, huy cận, hàn mặc tử và chế lan viên (Trang 82 - 93)

II. Những điểm giống và khác về phong cách ngôn ngữ thơ giữa các tác giả

1.4. Phong cách ngôn ngữ thơ Xuân Diệu

Trên cái nền chung của các lớp từ diễn đạt cảm xúc, tâm trạng… mỗi nhà thơ có cách lựa chọn từ ngữ theo cách nhìn riêng của mình. Chính sự lựa chọn từ ngữ theo quan hệ liên tưởng đó, tạo thành một lớp từ ẩn dụ biểu trưng phân biệt rõ ràng về mặt phong cách.

Bốn nhà thơ giai đoạn 1930 – 1945, trong sáng tác của họ có những ảnh hưởng nhất định từ phong cách ngôn ngữ chung của thời đại. Điều này cũng phù hợp với nhận định của Mikhail Bakhtin: “Bất kể học thuyết khách quan trừu tượng, phát ngôn cô lập (lời nói) vẫn không bao giờ là một sự kiện cá nhân, theo nghĩa hẹp của từ này, mà bị coi là không thích hợp với sự phân tích xã hội học… Nhưng chủ nghĩa cá nhân thì lại sai lầm ở chỗ không biết và không hiểu bản chất ấy từ thế giới bên trong của người phát ngôn như thể, đó là sự biểu hiện của thế giới nội tại này. Cấu trúc của phát ngôn, giống như thể cấu trúc của kinh nghiệm có thể biểu hiện là một cấu trúc xã hội [3;71].

Phần thống kê của các lớp từ chung của bốn tác giả thơ giai đoạn 1930 – 1945, chúng tôi nhận thấy lớp từ chỉ tâm trạng, nỗi lòng chiếm nhiều nhất: 75,6%, và khi đi vào khảo sát lớp từ ẩn dụ ở từng tác giả chúng tôi nhận thấy ở mỗi tác giả thơ ca cũng có tỉ lệ tương ứng. Điều đó nói lên sự tương hợp về xu hướng sáng tác của các tác giả thơ giai đoạn này.

Để làm rõ phong cách ngôn ngữ thơ Xuân Diệu, chúng tôi tiếp tục khảo sát thêm một số ngữ ẩn dụ của ông :

hoang hoàng Cành lá biếc

thưa thớt tô phaát phô vui xanh thaém

Cách ẩn dụ ngôn từ theo con đường tri nhận qua thống kê trên cho thấy sức liên tưởng của Xuân Diệu diễn đạt được nhiều mặt của cuộc sống hiện thực. Từ “cành”

được nối kết với nhiều từ khác nhau. Điều đó chứng tỏ tác giả nhận diện một hiện thực bằng nhiều cách; và tự nó nói lên sức liên tưởng phong phú và riêng tư của riêng tác giả. Hiện thực thì muôn màu sắc, nhưng mỗi nhà thơ có cách nắm bắt và lựa chọn một lớp từ ngữ phù hợp để miêu tả theo trường cảm xúc và cách tri nhận khác nhau.

Những thuộc tính về thời gian “chiều” được Xuân Diệu phản ánh theo cách thức mà ông tri nhận về thế giới xung quanh. Những sự liên tưởng trong ngôn ngữ như thế nó thực sự trở thành một kho từ vựng, hình thành nét riêng về phong cách của nhà thơ. Kho từ vựng liên tưởng : “chiều âu yếm”, “chiều hôm”, “chiều mộng”, “chiều say”, “chiều thưa”. . .đã được tác giả lĩnh hội từ một hiện thực theo cách nhìn tri nhận. Đấy là bản chất của vấn đề nhận diện phong cách :

aâu yeám hoâm

Chieàu hoõm ngụ ngaồn mộng

say thửa

Xuân Diệu đã có công rất lớn góp phần thúc đẩy nền thơ ca dân tộc chuyển sang một giai đoạn mới có nhiều phát triển. Đóng góp ấy có giá trị trên hai bình diện: làm giàu khả năng diễn đạt của ngôn ngữ thi ca và đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ của nền văn hoá dân tộc.

(Trong “Thơ mới, bình minh thơ Việt Nam hiện đại”(1995), Nguyễn Quốc Tuý đã dành chương X viết về những đổi mới của Xuân Diệu . . . . có điều ở Xuân Diệu

“nổi bật lên” thể hiện ở cả hai phương diện : chất thơ và ngôn ngữ). Ở phương diện chất thơ, nét riêng này theo tác giả Nguyễn Quốc Tuý là Xuân Diệu sáng tạo ra

“một thế giới nghệ thuật riêng : tràn đầy cảm xúc, cảm giác”. [138; 15-16]

Với từ “gió”, Xuân Diệu tự khám phá và liên tưởng diễn đạt trên phạm vi 32 từ khác nhau. Với cách nhìn hiện thực một cách đa diện, ông đã vận dụng suy tư của mình để đưa các ngữ cảnh của từng từ liên tưởng sao cho phù hợp để người nghe dễ chấp nhận.

caâm gác haây kieàu

lan xa lượn

Gió lùa đào

qua ruûi se sửụng sóng thanh vỡ

xieâu xieâu

Việc tìm hiểu phong cách ngôn ngữ bốn tác giả thơ giai đoạn 1930-1945, có ý nghĩa trên hai lĩnh vực triết học và ngôn ngữ học. Vấn đề chính của luận án, theo yêu cầu nghiên cứu, là thiên về phần ngôn ngữ. Như vậy, cách thể hiện của đề tài này là phối hợp thế nào để cho triết học như là nền tảng của tri nhận, còn ngôn ngữ nghệ thuật là đối tượng được khảo sát mang tính hệ thống, để trên cơ sở ấy, người viết có điều kiện nhận diện phong cách ngôn ngữ tác giả một cách khoa học, khách quan..

Từ hiện thực ngổn ngang trăm mối, cái nhìn trong cảm xúc các nhà thơ lãng mạn như được phân biệt qua tiếng thơ trữ tình của họ. Thế Lữ ví mình như một khách tình si ham vẻ đẹp “có muôn hình muôn vẻ”, tâm hồn “như cây đàn muôn điệu” ngân lên trước ngoại giới :

“Với nàng thơ tôi có đàn muôn điệu Với nàng thơ tôi có bút muôn màu Tôi muốn làm nhà thi sĩ nhiệm màu Lấy thanh sắc trần gian làm tài liệu”.

(Cây đàn muôn điệu)

“Đàn muôn điệu”, “bút muôn màu”, “thi sĩ nhiệm màu”, “thanh sắc trần gian”...

là cách nhìn bằng lăng kính ngôn ngữ của Thế Lữ về cái tôi trữ tình.

Huy Thông có những ham muốn dị thường (chữ dùng của Thi nhân Việt Nam) trong giao tiếp cùng đất trời, vũ trụ :

“Tôi muốn hoá một con chim để cùng gió Bay lên cao mơn trớn sợi mây hồng;

Muốn uống vào trong buồng phổi vô cùng Tất cả ánh sáng dưới gầm trời lồng lộng;

Muốn có đôi cánh vô ngần to rộng Để ôm ghì cả vũ trụ vào lòng tôi!”

“Trong các nhà thơ mới, Xuân Diệu là người diễn tả sự đam mê nổi trội nhất và màu sắc cá nhân độc đáo của hình tượng cái tôi này được bộc lộ với đầy đủ giai tầng của cảm xúc. Ông bày tỏ lòng ham sống, bày tỏ sự hốt hoảng trước sự chảy trôi của thời gian. Ông khẩn thiết gọi mọi người hãy tận tâm, hãy siêng năng mà sống, mà yêu “cho vẹn tuổi xuân hiếm hoi của ta”. Và những vần thơ si mê đầy cuốn hút ấy

“là những cái bỏng lưỡi hay những cái đau răng: Vì đã uống tham lam vào suối mặt trời, đã ăn hăm hở vào trái mùa xuân” [32 ; 9].

Không phải ngẫu nhiên mà Xuân Diệu hay tả mùa xuân và các bức tranh xuân trong thơ ông ngập tràn ánh sáng, ríu rít thanh âm cùng bát ngát hương. Không phải ngẫu nhiên kẻ thi sĩ khát tình này cứ luôn giục giã “yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ” luôn kêu gọi “hãy luôn âu yếm, lùa mơn trớn. Sóng mắt lời môi – nhiều, thật nhiều!” Ngoại giới trong nhu cầu giao cảm của Xuân Diệu, phải là thiên nhiên đầy hương sắc, phải là con người (thường là nhân vật “em” rộng lòng đón chờ, chia sẻ cuứng “toõi”).

Thơ là tiếng nói của con tim qua hình ảnh chuyển nghĩa của ngôn từ. Từ sự tìm hiểu cách lựa chọn từ ngữ, người viết có thể nắm bắt được nội dung, ý nghĩa cảm xúc của bài thơ, đoạn thơ. Nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả mọi cảm xúc được thể hiện một cách máy móc trên cơ sở lượng ngôn từ. Vấn đề là cách tri nhận khác nhau về thế giới của mỗi nhà thơ quy định sự lựa chọn các lớp từ ngữ diễn đạt. Mỗi lớp từ ngữ riêng ấy khẳng định phong cách tác giả.

Không phải vì Xuân Diệu sử dụng nhiều chữ tôi trong hai tập “Thơ thơ” và

“Gửi hương cho gió” mà ta có thể nóng vội kết luận rằng: Dấu hiệu nổi bật của ý thức cá nhân trong thơ Xuân Diệu là sự xuất hiện khá dày đặc đại từ nhân xưng

“toâi”.

Cái tôi trong thơ Xuân Diệu nếu chúng ta hiểu ở một phạm vi hạn định nào đó thì rõ là niềm ước vọng riêng tư. Nhưng nếu chúng ta chịu khó quan sát một chút thì, ước vọng kia không chỉ là sự ước vọng của một cá nhân, mà nó vẫn có sự đồng cảm chung của cộng đồng, không khí chung của thời đại.

Sự trở về cái tôi trong thơ Xuân Diệu bộc lộ một cách rõ nét trong mối quan hệ tương phản giữa con người và thế giới tự nhiên bên ngoài. Có thể nói trong bài

“Vội vàng”, tác giả đã thể hiện niềm cảm xúc ấy một cách sâu sắc:

“Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi, Khaộp soõng, nuựi vaón than thaàm tieón bieọt,

Con gió xinh rì rào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?”

(Vội vàng)

Thế giới ngôn ngữ luôn là sự phơi bày của cái tôi cá nhân trong cách phải là thế này hay là thế khác. Đây là cơ sở lý luận giúp chúng tôi phân biệt rõ sự khác nhau giữa các phong cách ngôn ngữ : “tiếng reo thi”, “độ phai tàn sắp sửa” …

Sự trở về với những dòng cảm xúc cá nhân trong phong trào thơ mới tiềm ẩn ở hai bình diện như vừa tương hợp vừa tương phản. Đọc thơ mới, nhất là thơ Xuân Diệu thì ai ai cũng rõ con người cá nhân. Con người cá nhân ấy được miêu tả bằng những dòng thơ lả lướt, bay bướm, lãng mạn; nhưng bên trong nó vẫn ngầm chứa một con người thời đại luôn dằn xé giữa không khí ngột ngạt và ước mơ bay bổng. Nên khi bàn về thơ mới mà ta chỉ nói con người cá nhân một cách tuyệt đối thì e rằng sẽ thiếu đi con người trữ tình trong thơ về một lớp người, một thế hệ.

“Đi say và cả đi suông Ta đi mau lại hơn luồng gió mau

ẹi mau! Troỏn heỏt! Troỏn mau

Troán hôi! Troán tieáng! Troán nhau! Troán mình!”

(Cặp hài vạn dặm)

Đối với Xuân Diệu, làm thơ là một cách trốn chạy khỏi cô đơn, một cách khắc phục sự vô danh trên cõi đời này: “Người hãy mở tay, người hãy mở lòng mà đón lấy! Đây là lòng tôi đương thời sôi nổi, đây là hồn tôi vừa lúc vang ngân; và đây là tuổi xuân, là sự sống của tôi nữa, tôi đem mà tặng cho người trong mấy bài thơ đây!”

[32; 7].

Lời đưa duyên ấy chẳng khác gì lời mời mọc van xin. Ví những bài thơ của mình như những ổ chim bay ra từ một tấm lòng ngây dại, đi trốn sự cô độc, Xuân Diệu cầu mong: “Ổ chim của tôi vỗ cánh sắp bay đi rồi! Hỡi không gian xin người đừng lạnh leõo!” [32; 9].

Gói ghém hơi thở trong ít nhiều âm điệu, gửi nhịp máu trong nhịp thơ, thi sĩ để cả

“trái tim” vào những lời run rẩy và dùng nó bắc cầu đến với mọi người.

Trong thơ Xuân Diệu, sự xuất hiện những hình ảnh mới nhìn tưởng chừng tương phản đối lập. Một bên là niềm khát khao cháy bỏng hạnh phúc yêu đương cái tôi trữ tình, nhà thơ lúc nào cũng luyến tiếc những gì tươi mỏng, tràn đầy của tuổi trẻ, một bên là những hình ảnh đầy cảm hứng dạt dào, niềm vui hân hoan trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trước hạnh phúc của tình yêu. Ở đây đó thảng hoặc trong thơ Xuân Diệu vẫn không ít những dằn vặt, buồn chán với bi kịch khổ đau của mình. Từ “Thơ thơ”

sang “Gửi hương cho gió”, Xuân Diệu buồn hơn, ít mơ tưởng hơn. Nhận thức ra sự khờ dại của trái tim hiến dâng nhầm chỗ, nhiều bài thơ trong “Gửi hương cho gió”

ngấm đậm nỗi buồn “Yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người”.

Khi cắt nghĩa bi kịch của mình Xuân Diệu thường nhận lỗi, thường chú ý vào mâu thuẫn bên trong chứ ít đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh xã hội. Vì thế một số bài thơ của ông như “Dại khờ”, “Chỉ ở lòng ta”, “Yêu mến” mang nội dung “tự kiểm điểm”, có giọng tự giễu. Chính bởi mình đã lầm lại còn liều nên vết thương lòng khó mà chữa khỏi.

Điều thú vị là Xuân Diệu không muốn chạy chữa bằng cách dẹp đi các ước muốn, bằng cách chạy khỏi lòng mình. Hãy tiếp tục vận dụng mọi tình cảm trong ta để sưởi ấm cuộc đời “đìu hiu như dặm khách” ngoài kia để lấp bớt cái hố thẳm cô đơn trong lòng mình.

Dường như có một cái gì mâu thuẫn giằng co day dứt trong tâm hồn các nhà thơ mới. Giá như hiểu cuộc đời đạm bạc, hờ hững mà tự làm nguội bớt đi cái “mặt trời giữa ngực” mình thì hẳn Xuân Diệu không sa vào bi kịch. Thật oái oăm, chiều sâu cảm hứng bi kịch của cái tôi Xuân Diệu lại bắt nguồn từ chính cách chạy chữa này.

Dẫu bị “thiên hạ vô tình” nhưng “hoa vẫn gửi hương cho gió” và “lòng tôi mời bạn đọc chia nhau” (Lời thơ vào tập Gửi hương). Dẫu hiểu tình yêu là “biển đắng” “yêu là chết trong lòng một ít” “ta” vẫn “không nguôi nỗi khát thèm”, vẫn cứ giục giã

“gần thêm nữa, thế vẫn còn xa lắm!” (Vô biên, Xa cách). Dẫu biết “đã gặp lòng em là lá khoai” trận mưa lòng của “anh” vẫn tuôn đổ mà “không hề oán giận” (Nước đổ lá khoai). Thậm chí Xuân Diệu còn tự dối lòng mình bằng tình yêu một chiều, có đichưa cần có lại. “Phấn thông vàng” cứ vô tri bay rắc muôn nơi, lấy việc làm đẹp,

làm tươi cho thế gian và lòng người làm mục đích. Biết mình là “chú lái khờ” mà vẫn vung vãi của cho thiên hạ! Nhà thơ trút tâm hồn mình cho nhân gian mà không cần tính toán, “trông thấy nghìn môi rượu mùa ăm ắp, tôi sẽ vui có được tấm lòng saàu”.

Một con người trước kia tự kiêu là vậy mà đến “Lời thơ vào tập gửi hương” lại hết sức nhún nhường, tự nhận hết lỗi về mình để cầu xin:

Và hãy yêu tôi, một giờ cũng đủ, Một giây cũng cam, một phút cũng đành :

Khổ tôi hát, loài người xin chớ phụ ! Có hãy dịu dàng, chầm chậm, thưa anh.

Con người thì luôn ước mơ khao khát cuộc sống hạnh phúc, tràn đầy niềm vui.

Trong khi đó hoàn cảnh xã hội bên ngoài luôn luôn gò bó, khuôn chặt, nên các nhà thơ mới thường có những tình cảm đau đớn trong tỉnh ngộ, lúng túng. Xuân Diệu lúng túng giữa lưới chiều không bủa. Và cũng do ý thức được cảnh ngộ của mình như thế nên trong cảm hứng bi kịch của Xuân Diệu có niềm thương cảm về thân phận (Thở than, Dại khờ, Gửi hương cho gió, Khi chiều giăng lưới, Riêng tây…)

Biết bao hoa đẹp trong rừng thẳm Đem gửi hương cho gió phụ phàng

Mất một đời thơm trong kẽ núi Không người du tử đến nhằm hang!

(Gửi hương cho gió)

Điều gì làm cho bài thơ “Lời kỹ nữ” trở thành một tiếng lòng thiết tha trong thơ Xuân Diệu. Phải chăng nhân vật trữ tình trong thơ ít nhiều có sự tương hợp với tính cách, suy nghĩ của cái tôi nhà thơ trong hoàn cảnh lịch sử ấy. Xuân Diệu có lần tâm sự: “… Lòng kỹ nữ, lòng thi sĩ…”. Một cõi lòng cô đơn khi những ước ao bồng bột, những khát khao sôi nổi đụng chạm phải sự hững hờ lạnh lẽo của người đời, khi trái tim si mê lại hiến dâng nhầm chỗ: Càng lên cao cái đỉnh Hy Mã Lạp Sơn càng hiu hắt “giữa phương trời vô cớ”! Giữa thi sĩ và cô gái tài sắc như có sự đồng cảm: cảnh đời gò bó sáo mòn mà người kỹ nữ phải chấp nhận buông trôi như con thuyền, chiếc lá, cánh bèo… giữa dòng đời ô trọc chính là những hình ảnh tương liên theo chiều ẩn dụ xa gần về cảnh đời thi nhân trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Một sự đồng cảm có chiều hướng xích lại gần nhau từ trong cõi lòng giữa người kỹ nữ và thi sĩ:

Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa;

Vội vàng chi, trăng sáng quá, khách ơi.

Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời;

Khách không ở, lòng em cô độc quá.

(Lời kỹ nữ)

Nỗi trống trải, cô đơn của người kỹ nữ như là một hệ quả tất yếu đau buồn sau cuộc gặp gỡ của mối tình trăng gió. Một hình ảnh chia ly sau cuộc sum vầy tạm bợ, ngaén nguûi.

Tâm trạng người kỹ nữ trong bài thơ được bộc lộ qua những biểu hiện của cách dùng từ của tác giả. Những từ ngữ “chốc nữa”, “vội vàng chi”, “trăng sáng”, “yến tiệc” … nói lên sự tha thiết mời mọc người bạn vừa quen ngồi nán lại cho vui, cho thân tình, cho thoả lòng mong ước. Nhưng sự đời thường xảy ra nhiều nghịch cảnh trái ngược với nỗi khát khao, mong muốn của con người:

“Khách không ở, lòng em cô độc quá”.

Mặc dầu, nếu như khách ở lại thì: “Đây gối lả”, “rượu nồng”, “và cả hồn em”…

thiết tha quá!

Người kỹ nữ biết cảnh đời của mình đã rõ ràng như thế nào rồi! Nỗi cô đơn kia càng nghĩ càng cô đơn… nên nàng mong ước cuối cùng:

Chớ đạp hồn em!

Trăng từ viễn xứ.

Và tha thiết để hồn em: “ngự đỉnh trời tròn”, “theo trăng”, “theo gió”…

Người kỹ nữ muốn hồn mình trôi theo mây, gió . . . để quên đời. Nhưng đâu có dễ quên được, vì đặc điểm của tình cảm, tâm trạng con người khi đã rơi vào cô đơn thì cái nỗi cô đơn ấy cứ đeo đẳng không thể nào quên được. Điều đặc biệt hơn nữa là mỗi khi nghĩ đến thì nỗi cô đơn kia càng cô đơn da diết :

“Chớ để riêng em phải gặp lòng em”.

Sự mâu thuẫn trong tâm trạng, trong tình cảm của người kỹ nữ là hệ quả của một kiếp người bị dòng đời cuốn trôi. Mỗi lần con người muốn vượt lên thì lại bị những chông gai, cạm bẫy, những thế lực, những ràng buộc nhấn chìm lôi cuốn. Sự dằng xé giữa ước mơ và hiện thực một cách dai dẳng không có lối thoát, là đặc trưng chủ yếu của cảm xúc thơ của các nhà thơ mới. Hoàn cảnh xã hội 1930 – 1945, quá nhiều ngột ngạt, con người muốn vùng vẫy tuôn khỏi cái cảnh đời ấy, nhưng nào có được.

Họ phải chấp nhận, họ phải sống nhưng đồng thời họ cũng thể hiện được nhiều mong

Một phần của tài liệu Phong cách ngôn ngữ thơ ca việt nam giai đoạn 1930 1945 so sánh phương thức ẩn dụ trong thơ xuân diệu, huy cận, hàn mặc tử và chế lan viên (Trang 82 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(259 trang)