Cấu trúc ngôn ngữ ẩn dụ theo con đường chuyển nghĩa liên tưởng

Một phần của tài liệu Phong cách ngôn ngữ thơ ca việt nam giai đoạn 1930 1945 so sánh phương thức ẩn dụ trong thơ xuân diệu, huy cận, hàn mặc tử và chế lan viên (Trang 116 - 121)

II. Những điểm giống và khác về phong cách ngôn ngữ thơ giữa các tác giả

4.1. Cấu trúc ngôn ngữ ẩn dụ theo con đường chuyển nghĩa liên tưởng

Ẩn dụ theo chiều liên tưởng là một hoạt động trong ký ức con người, là hoạt động nối kết những hình ảnh, khái niệm tương đồng về một phạm trù của đối tượng.

Sự lựa chọn hình ảnh trong một chuỗi khái niệm thuộc một phạm trù là một hoạt động liên tưởng. Đặc biệt trong thơ ca, sự lựa chọn hình ảnh để diễn tả ý tưởng, bộc lộ cảm xúc là khả năng thuộc về sáng tạo thẩm mỹ. Chính sự lựa chọn đó đánh giá tài năng nghệ thuật của tác giả và cũng chính sự lựa chọn ngôn từ, hình ảnh thơ độc đáo sẽ khẳng định phong cách ngôn ngữ nghệ thuật riêng của nhà văn nhà, nhà thơ.

Nhờ có ẩn dụ mà cảm xúc trong thơ được khơi gợi phong phú đa dạng. Nếu nhà văn nhà thơ phản ánh những vấn đề cuộc sống bằng ngôn ngữ giao tiếp thông thường thì họ không còn là nhà văn nhà thơ nữa. Ẩn dụ tạo nên những hình tượng thơ mới lạ hấp dẫn người đọc. Ẩn dụ giúp khả năng diễn đạt của ngôn ngữ phong phú, thể hiện

vấn đề bằng nhiều góc cạnh khác nhau, tạo nơi người tiếp nhận cảm được bao nỗi niềm sâu kín nhất mà tác giả ký gửi vào tác phẩm.

Nhà thơ Chế Lan Viên đã vận dụng ẩn dụ theo cách biểu cảm luôn trong thế tồn tại tương quan với cái có thể, điều này tạo nên ấn tượng vừa suy tưởng vừa cảm xúc.

Điều đó, làm cho tác phẩm của ông giàu chất suy nghĩ, giàu hình tượng nghệ thuật.

Đọc thơ Chế Lan Viên ta cảm nhận được nét tâm lý vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa rất gần mà cũng vừa rất xa. Trong bài “Trên đường về”, tác giả viết:

Đây, những tháp gầy mòn vì mong đợi, Những đền xưa đổ nát dưới thời gian, Những sông vắng lê mình trong bóng tối

Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than.

Để cảm nhận hết hình tượng trong thơ, người đọc phải nắm bắt tất cả những hình ảnh, những khái niệm mà tác tác giả miêu tả bằng cảm xúc, bằng cả suy nghĩ, suy tưởng. . . Thật vậy, qua hình ảnh “tháp gầy mòn”, “đền xưa”, “những sông vắng”,

“những tượng Chàm”… dễ làm cho người đọc liên tưởng đến một đối tượng, một lớp người, một thời đại đã trôi đi theo dòng thời gian, đã rơi vào dĩ vãng. “Những mong đợi”, “những lê mình”, “những lở lói rỉ rên”, là những chia cắt ngôn ngữ rời rạc diễn tả cảnh đời một dân tộc chìm trong lãng quên.

Liên tưởng ẩn dụ là một loại hình hoạt động đặc biệt trong lĩnh vực thi ca. Người tiếp nhận một tác phẩm thơ trên cơ sở một mạch cảm xúc. Tín hiệu ngôn ngữ thi ca gọi là giao tiếp được khi người sáng tác và người tiếp nhận phải trên một dòng liên tưởng, phải có sự đồng cảm theo một chiều suy tưởng, theo một mạch cảm xúc nhất định, theo kênh chuyển nghĩa của ngôn từ.

Giải quyết vấn đề ẩn dụ trong thơ, giúp việc biểu đạt trong thi ca đạt lượng thông tin thẩm mỹ lớn làm cho người đọc, tác giả đồng điệu trên một giai tầng, trên một kênh chuyển nghĩa ngôn ngữ nhất định, không còn khái niệm thi ca hiểu theo nghĩa thần tượng, bất khả tri.

Cách ẩn dụ ngôn ngữ trong thơ là một chân trời gợi mở không bao giờ kết thúc, những ý tưởng trong thơ không tự giới hạn theo một phạm vi khuôn khổ mà ở đây chất suy nghĩ nghệ thuật nâng hiện thực biểu đạt bay bổng, đa dạng để từ đó người chiêm ngưỡng sẽ tiếp nhận ở nhiều góc cạnh khác nhau. Nói như Chế Lan Viên

“Thơ ngắn, nhưng đây là cái bé nhỏ của nguyên tử – nguyên tử bé như vậy nhưng sự nổ vỡ của nó thì ghê gớm biết bao – thơ cũng không thể đo lường như kiểu văn xuôi, văn xuôi đo bằng đấu, nhưng thơ phải đo bằng cân tiểu ly” [163; 95].

Ẩn dụ ngôn ngữ trong thơ trên cơ sở nét suy nghĩ gần nhau có những liên tưởng tương đồng bổ sung cho nhau giúp khắc họa một hình ảnh, một hiện thực, một tình huống, một trạng thái cảm xúc … giúp người đọc dễ so sánh nhận ra trong quá trình tiếp xúc tác phẩm, chẳng hạn trong bài “Trên đường về”:

Đây, điện các huy hoàng trong ánh nắng, Những đền đài tuyệt mỹ dưới trời xanh.

Đây, chiến thuyền nằm mơ trên sông lặng, Bầy voi thiêng trầm mặc dạo bên thành.

Cách ẩn dụ trong đoạn thơ trên suy tưởng theo chiều ngược dòng thời gian trở về một cõi không gian xa xưa, một thời gian dĩ vãng. Đọc câu thơ, người tiếp nhận như cảm thấy có thể nắm được ý nghĩa “những điện các”, “những đền đài”, “những chiến thuyền”,… có cái gì như oai nghi, như huy hoàng… nhưng mạch ngầm cảm xúc vẫn là sự tràn ngập nỗi buồn thương, nhớ tiếc.

Vấn đề liên tưởng trong thơ bao gồm nhiều yếu tố tạo nên ấn tượng. Có thể từ một cảnh đời ngang trái, có thể từ một không gian vắng lặng, cũng có thể từ một hình ảnh, một con người, một thân phận… mà nhà thơ trong quá trình tiếp xúc đã ghi lại tất cả những cảm xúc của mình trong dòng liên tưởng. Khi nào các yếu tố nghệ thuật hội đủ thì cảm xúc về khái niệm, về hình ảnh ấy bật dậy trong thơ. Trong bài

“Chieàu chieàu”:

Chừ trải phương nao Những chiều năm ngoái

Những chiều chưa tới Bây giờ đợi đâu?

- Hồn tôi lạc lối Ở trong chiều nào?

Cảm xúc và thể hiện trong thơ Chế Lan Viên như hoà quyện vào nhau, nên người đọc khi tiếp xúc thơ ông lại một lần hoặc hơn nữa mới có thể xác lập được ý nghĩa chân thật của dòng thơ, đoạn thơ :” Những chiều”, “chiều năm ngoái”, “chiều nào” . . . trong chiều sâu ý nghĩa, nó vừa là hiện thể vừa là khả thể theo ý nghĩa thuộc phạm trù cảm xúc thời gian. Bởi thế, khi phân tích tìm hiểu thơ Chế Lan Viên, người đọc luôn bị rơi vào tình huống phân biệt giữa cụ thể và trừu tượng của khái niệm cảm xúc. Có thể nhà thơ cảm nhận các khái niệm “những chiều”, “chiều năm ngoái”, “chiều nào” . . . là một thực tại. Nhưng người đọc cảm nhận chúng như tác giả là cần phải có một quá trình suy tưởng, tiếp xúc văn bản thơ.

Nhà thơ Chế Lan Viên có xu hướng bộc lộ cảm xúc thông qua con đường chuyển nghĩa liên tưởng. Ngôn từ trong thơ ông được ẩn dụ nhiều tầng bậc làm lay động không chỉ con tim mà khối óc theo chiều sâu suy tưởng. Những hình ảnh “Chiều năm ngoái”, “chiều chưa tới” như là cách cụ thể hóa “thời gian” vốn dĩ là một cái gì rất trừu tượng khó nắm bắt; vậy mà trong thơ ông, thời gian được cảm nhận gần như thân quen, gần gũi và dĩ nhiên trong chiều cảm xúc ấy “hồn tôi” lạc lối không phải trong “chiều” mà là trong “không gian”, là hoàn cảnh, là cảnh đời trong tương quan với nhân vật trữ tình.

Biện pháp tu từ cấu tạo theo quan hệ liên tưởng tạo khả năng chuyển nghĩa của ngôn từ trong những văn cảnh cụ thể, từ ngữ có hiện tượng lâm thời chuyển đổi ý nghĩa. Sự phát triển về chức năng của mỗi biện pháp tu từ liên tưởng tuỳ thuộc vào khả năng phát hiện, khả năng cảm xúc của chủ thể sáng tác. Qua liên tưởng, từ ngữ ẩn dụ luôn luôn biến đổi nội dung biểu cảm. Cùng một đơn vị từ vựng người viết có thể gửi gắm nhiều nội dung khác nhau tùy thuộc vào từng văn cảnh nhất định. Dĩ nhiên khi từ ngữ thay đổi vị trí, sử dụng ở một ngữ cảnh khác thì ý nghĩa biểu đạt của nó cũng phải thay đổi theo.

Biện pháp tu từ ẩn dụ là một cách tu từ cấu tạo theo quan hệ liên tưởng trên cơ sở nối kết những hình ảnh có nét tương đồng, những nét đồng nghĩa, gần nghĩa của ngôn từ, nhằm miêu tả cùng một lúc nhiều khía cạnh của sự vật. Biện pháp tu từ ẩn dụ tạo một nội dung nghệ thuật sáng tác thơ phong phú đặc sắc. Chính nhờ biện pháp tu từ ẩn dụ nhà thơ tạo nghĩa bất ngờ, khiến người đọc thích thú, say mê.

Biện pháp tu từ ẩn dụ là phương tiện nhận thức giúp ta khám phá ra những nét khác nhau của sự vật. Chức năng của biện pháp tu từ ẩn dụ là chức năng bộc lộ cảm xúc, qua đó con người thể hiện tình cảm vui, buồn, giận, ghét, yêu thương. Chính những hình ảnh, những khía cạnh tương đồng về sự vật mang ra so sánh phản ánh thái độ, tình cảm của chủ thể thi ca.

Sự chọn lựa một hình ảnh, một khía cạnh nào đó của sự vật, đối tượng đem ra so sánh là phát hiện riêng là sở trường riêng của mỗi nhà văn, nhà thơ. Nên qua hình ảnh, ngôn từ được sử dụng, người đọc người nghe dễ nhận ra phong cách riêng của mỗi nhà văn, nhà thơ đó.

“Ẩn dụ tu từ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia dựa trên mối liên hệ liên tưởng về nét tương đồng giữa hai đối tượng”.

Hoạt động của biện pháp tu từ ẩn dụ là hoạt động tư duy cảm xúc của con người.

Những hình ảnh liên tưởng ẩn dụ nối kết những khái niệm hình tượng không theo sự nối tiếp nhau trong không gian. Những khái niệm hình tượng liên tưởng trong một cảm nhận thuộc về kho tàng tiềm ẩn trong từng cá nhân. Nó làm thành một thứ ngôn ngữ riêng tư độc đáo. Cấu trúc của biện pháp tu từ ẩn dụ về cơ bản vẫn là hoạt động liên tưởng của tư duy cảm xúc con người. Có điều nếu như biện pháp tu từ so sánh dùng liên tưởng để rút ra những nét tương đồng giữa hai đối tượng thì biện pháp tu từ ẩn dụ đối chiếu sự tương đồng giữa một đối tượng hiện hữu và một đối tượng tồn tại trong ký ức con người. Hình ảnh liên tưởng trong ẩn dụ đòi hỏi người sáng tác cũng như người tiếp nhận phải nối kết chúng giữa hai trạng thái trừu tượng và cụ thể.

Đứng từ góc độ ca dao dân ca thì hình ảnh liên tưởng ẩn dụ kín đáo, nhẹ nhàng, tinh tế. Để bộc lộ tình yêu trai gái, ca dao sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ một cách ý nhò:

“Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào!”

Hình ảnh bị dấu đi trong biện pháp tu từ ẩn dụ được tìm thấy trên một trục liên tưởng, trên một chuỗi liên tưởng. Đối tượng liên tưởng phải nằm trong một văn cảnh chung, có những nét tương đồng có thể chấp nhận được một cách hợp lý với người đọc. Hình ảnh liên tưởng ít nhất phải có nét nghĩa tương đồng tối thiểu nào đó cho phép người đọc có thể cảm nhận theo một tập quán, một nếp nghĩ,một thói quen của môi trường văn hoá .

Đối tượng trong một chuỗi liên tưởng phải có những nét tương đồng thống nhất cho một khái niệm đã đành mà còn cần và rất cần có nét riêng về văn hoá, để khi hình tượng xuất hiện người đọc dễ dàng tiếp nhận về cả hình thức lẫn nội dung biểu đạt nghệ thuật của đối tượng liên tưởng:

“Đây, những tháp gầy mòn vì mong đợi, Những đền xưa đổ nát dưới thời gian Những sông vắng lê mình trong bóng tối

Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than.”

(Trên đường về – Chế Lan Viên) Những hình tượng bộc lộ cảm xúc như “những tháp gầy mòn”, “những đền xưa”,

“những sông vắng”, “những tượng Chàm” . . . đã thể hiện được chủ đề tâm lý của

Chế Lan Viên. Tác giả đã tạo dựng lại một cái nhìn theo dòng suy tưởng và thể hiện phong cách ngôn ngữ đậm màu sắc triết lý.

Nhà thơ Chế Lan Viên đã biểu hiện những hình ảnh hiện thực của xã hội quy về một thế giới ngôn ngữ được soi rọi theo chiều sâu của tri giác.

Một phần của tài liệu Phong cách ngôn ngữ thơ ca việt nam giai đoạn 1930 1945 so sánh phương thức ẩn dụ trong thơ xuân diệu, huy cận, hàn mặc tử và chế lan viên (Trang 116 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(259 trang)