Nhận diện phong cách ngôn ngữ thơ ở từng tác giả qua lớp từ ẩn dụ tu từ là một điều cần thiết không chỉ trên phạm vi ngôn ngữ cá nhân mà nó còn là điều rất quan yếu khi nói đến sự tương tác giữa ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ chung của một giai đoạn thơ ca. Và chỉ riêng lớp từ ẩn dụ biểu trưng ở từng nhà thơ đã tự nó chứa đựng và bao hàm nhiều yếu tố, từ ngữ nghĩa, ngữ âm, cấu trúc… cho đến những vấn đề, tuy không thuộc phạm vi ngôn ngữ học, như phong tục, tập quán, cơ sở văn hóa…, ít nhiều ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người sáng tác. Ẩn dụ, là một phương thức chuyển nghĩa chủ yếu, giúp người nghiên cứu có thể khái quát được những hình ảnh những khái niệm của một tác giả thơ.
Tìm hiểu phong cách ngôn ngữ thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, trong chừng mực phạm vi luận án, người viết tự giới hạn nghiên cứu của bốn tác giả tiêu biểu: Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên. Dĩ nhiên khi lựa chọn như vậy, dễ rơi vào hạn chế ở khả năng khái quát cho phong cách chung của ngôn ngữ thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945; nhưng nếu xét trên mối quan hệ tương tác giữa phong cách ngôn ngữ tác giả và phong cách ngôn ngữ dân tộc thì có thể chấp nhận được, bởi lẽ bốn nhà thơ này, mà tất cả những sáng tác nghệ thuật của họ, dường như xuyên suốt ở nhiều đề tài, ở nhiều lĩnh vực khá tiêu biểu cho thơ ca Việt Nam vào lúc chuyển mình tiếp xúc giữa thơ ca truyền thống và thơ ca hiện đại (ảnh hưởng văn hóa phương Tây).
Quan hệ tương tác giữa ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ giai đoạn 1930 - 1945 là mối quan hệ tất nhiên trong quá trình sáng tác. Đặc biệt trên lĩnh vực nghệ thuật, thì sự tương tác đó diễn ra một cách thường xuyên: ngôn ngữ giai đoạn ấy như là một định hướng của một trào lưu, còn ngôn ngữ tác giả, nó như là một khám phá, luôn luôn đổi mới và có tính bất ngờ, bởi vì, cảm xúc nghệ thuật bao giờ cũng chỉ xảy ra ở một tình huống cụ thể ở một cá nhân nhà văn, nhà thơ nào đó. Điều này, Mikhail Bakhtin đã nhận xét rất đúng:
“Nói chung không phát ngôn nào có thể bị coi là độc quyền của người phát ngôn;
nó là sản phẩm của sự tương tác giữa người tham dự, và nói một cách rộng rãi, sản phẩm của tổng thể tình thế xã hội phức tạp, nơi mà nó xảy ra”. [3; 64]
Thật vậy, khi chúng ta tìm hiểu về quan hệ kết hợp từ ở nhà thơ Huy Cận thì thấy rõ vai trò của sáng tạo nghệ thuật có vị trí quan trọng, góp phần làm phong phú cách
diễn đạt cảm xúc thơ ca dân tộc như thế nào. Chúng tôi tự đặt câu hỏi cho mục đích nghiên cứu : cái gì xác định được phong cách ngôn ngữ tác giả ? Phải chăng các lớp từ, ngữ ẩn dụ được thống kê sắp xếp thành một hệ thống riêng, và tạo thành những chỉnh thể các trường từ vựng để định hình phong cách ngôn ngữ tác giả. Và chúng tôi cũng tự đặt câu hỏi : Những từ “gió”, “mây”, “non”, “nước” . . có phải là từ ẩn dụ hay không ? Hay những từ ấy chỉ là cách nói, cách diễn đạt có tính chức năng biểu hiện. Thực ra, vấn đề chủ yếu mà chúng tôi quan tâm, trong luận án này là : bất cứ một từ, ngữ bình thường nào trong giao tiếp khi các từ ngữ đó được đặt vào trong một văn bản thơ, nó thường có khuynh hướng chịu tác động chuyển nghĩa theo chiều ẩn dụ của văn bản nghệ thuật. Từ “gió”, “mây” trong hai câu thơ sau là một dẫn chứng cho nhận định trên.
Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay.
(Đây thôn Vĩ Dạ)
Lý luận về vấn đề này, chúng tôi có thể đi từ những khảo sát đơn giản như : Đôi “bờ tai”, “giếng mắt” . . . là cách ẩn dụ liên tưởng trên cơ sở nền văn hoá nông nghiệp lúa nước. “Bờ”, “giếng”, đã trở thành cách cảm, cách nghĩ quen thuộc của người Việt đến mức thâm nhập vào tri giác như một phương thức diễn đạt. “Bờ”
nối được với “tai” là một quá trình suy tưởng. Bởi vì hình ảnh “bờ” đã đi sâu vào tiềm thức người Việt từ khi mới chào đời, khái niệm hình ảnh “bờ” đã ăn sâu vào tri nhận những hiện thực khách quan khác của người Việt Nam, “bờ” thật sự trở thành một từ không gian hoá trong các ngữ như : “bờ tai”, “bờ mi . . .”. Từ “bờ” xuất hiện trong thơ theo sự nối kết quan hệ không gian cũng được các tác giả sử dụng khá nhiều như : “bờ ao”, “bờ liễu”, “bờ sông” . . . ; “bờ non”, “bờ tơ sợi liễu”,
“bờ xanh” ...; “bờ mây”, “bờ non thẳm”, “bờ tai “ . . .;
Nhưng khi so sánh đối chiếu “bờ ao”, “bờ sông” với “bờ tai”, “bờ mi” là cả một quá trình vươn lên, quá trình làm phong phú các khái niệm miêu tả của ngôn ngữ. Sự chuyển nghĩa của từ “bờ” đã tách xa nghĩa ban đầu cụ thể của nó (từ chỉ con đất bao quanh mảnh ruộng) để đi đến diễn tả một hiện thực được định danh bằng tri giác, nghĩa thực tế đã trở thành ngữ nghĩa cảm nhận. Đây là một đặc trưng cơ bản của ẩn dụ, và đến đây ta có thể kết luận ẩn dụ là một quá trình liên tưởng của các tác giả thi ca. Và “bờ mây”, “bờ non thẩm” không còn cụ thể như “mây” và “non”. Ẩn dụ thực sự đã khái quát các hiện thực cảm nhận thành một thế giới trừu tượng của nghệ thuật.
Những đoạn thơ sau đây nói rõ chức năng của từ, ngữ ẩn dụ, và cũng là một cách trả lời :
Lòng anh mở với quạt này;
Trăm con chim mộng về bay đầu giường Ngủ đi em mộng bình thường !
Ru em sẵn tiếng thùy dương mấy bờ . . . (Ngậm ngùi – Huy Cận) Kề bên đường mòn
- Mùa đông đã tạnh - Cỏ mọc bờ non . . . Chiều xuân tươi mạnh – Gió bay vào hồn.
(Chiều xuân – Huy Cận) Tâm sự mới trao bờ đã đến,
Nỗi niềm chưa cạn khách về ngay.
Ba sinh duyên nợ âu là thế !
Một chuyến đò đưa nghĩa một ngày.
(Chuyến đò ngang – Hàn Mặc Tử ) Đôi giếng mắt đã chứa trời vạn hộc;
Đôi bờ tai nào ngăn cản thanh âm Của vu vơ nghe mãi tiếng kêu thầm . . . Của xanh thắm thấy luôn màu nói sẽ . . .
(Cảm xúc – Xuân Diệu)
baâng quô meânh moâng Mộng sầu
tưởng traéng
. . .
là cách thể hiện phong cách ngôn ngữ thơ của Huy Cận. Và nếu khảo sát các kết hợp trong thơ Xuân Diệu, người đọc có dịp phân biệt sự khác nhau rất rõ về phong cách ngôn ngữ thơ giữa hai tác giả này :
hảo huyền
ngọc Mộng tưởng
vàng
. . .
(Xuaõn Dieọu)
Một điều rất lý thú là khi so sánh ngôn ngữ ẩn dụ của các tác giả thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, người viết nhận thấy ngoài nét riêng thuộc về phong cách của từng nhà thơ, còn có sự tương hợp về cách lựa chọn ngôn từ. Có thể nói, đây là bước đầu hình thành phong cách ngôn ngữ chung của thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 (kết hợp “mộng tưởng” thường xuất hiện trong thơ Xuân Diệu và Huy Cận).
Mục tiêu của luận án là qua thống kê, phân loại từng lớp từ ẩn dụ từng tác giả, nhằm bổ sung cách nhìn ẩn dụ theo một chiều hướng mới. Ẩn dụ đích thực là vươn tới của chức năng biểu cảm ngữ nghĩa của ngôn từ. Và sự vươn tới ấy tuỳ thuộc những tiêu chí của nền văn hoá, để từ đó xác định cách thức ưa dùng một lớp từ ngữ nào đó, có tính lặp đi lặp lại theo sở thích cá nhân.
Một lần nữa, Mikhail Bakhtin nhận xét về mối quan hệ cá nhân và xã hội rất rõ ràng:
“Toàn bộ phần ngôn từ của sự hiện tồn của con người (diễn ngôn bên ngoài và diễn ngôn bên trong) không thể bị quy thành bản tường trình của một chủ thể đơn nhất, bị tách riêng ra; nó không thuộc về cái cá nhân nhưng thuộc về nhóm xã hội của anh ta (môi trường xã hội của anh ta)… Động cơ thúc đẩy hành động chúng ta, việc đạt được sự tự nhận thức (mà sự tự nhận thức thì luôn luôn thuộc về ngôn từ; nó luôn luôn dẫn tới sự tìm tòi một phức cảm ngôn từ đặc biệt), luôn luôn là cách tự đặt mình vào mối quan hệ với một chuẩn xã hội nhất định; có thể nói đó chính là sự xã hội hóa bản thân và hành động của nó. Trong khi trở nên tự nhận thức bản thân thông qua đôi mắt của người khác, của người đại diện khác của nhóm xã hội của tôi hoặc của giai cấp của tôi” [3; 64 - 65].
Mối tương tác liên thông về ngôn ngữ giữa cá nhân và xã hội thể hiện suốt trong quá trình giao tiếp của con người, đặc biệt trên lĩnh vực ngôn từ nghệ thuật thì mối quan hệ này càng thể hiện rõ nét hơn: sự sáng tạo bất ngờ, riêng có độc đáo ở từng nhà thơ sẽ đóng góp cho ngôn ngữ giai đoạn phong phú, đa dạng; trái lại, ngôn ngữ chung của giai đoạn, đến lượt mình, như là một chuẩn mực quy định cảm quan thẩm mỹ mà nhà thơ bộc lộ bằng những hình ảnh, những từ ngữ vừa mới lạ vừa đáp ứng được những mong đợi của người đọc.
Chúng tôi tìm hiểu phong cách ngôn ngữ ẩn dụ ở bốn tác giả Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên đồng thời so sánh đối chiếu với một số tác giả khác, với mục đích làm rõ nét nổi bật của phong cách ngôn ngữ giai đoạn này.
So sánh số lần xuất hiện từ “chiều” trong thơ các tác giả Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, . . . Theo cách lựa chọn của từng tác giả thơ. Mỗi nhà thơ có một cách thể hiện cảm xúc bằng một hệ thống từ ngữ ẩn dụ riêng. Chúng tôi, qua khảo sát và nghiên cứu bằng cách tiếp cận các lớp từ ngữ riêng như vậy là nhằm mục đích nhận diện nét đặc trưng của từng phong cách tác giả. Ví dụ :
mộng Chieàu thửa
say (Xuaõn Dieọu)
quạnh quẽ Chiều tận thế
tê cúi đầu (Huy Cận) vàng úa
Chiều phiêu bạc (Hàn Mặc Tử)
đông tàn Chieàu xửa
lan hỗn lộn
(Cheá Lan Vieân)
Thống kê lớp từ ngôn ngữ thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, nhìn từ góc độ ngôn ngữ đã cho ta một nhận xét rất rõ về phong cách thơ giai đoạn này: Trên cái nền chung của từ “chiều” thể hiện tâm trạng buồn của các nhà thơ lúc bấy giờ, và trong từng từ ngữ ẩn dụ, ta bắt gặp một cái gì rất riêng tư của họ. Nếu như Xuân Diệu có một nỗi buồn mộng mơ, nhưng bên trong nó không ít nhiều say đắm thì Huy Cận lại là một tâm hồn buồn mênh mang, quạnh quẽ theo chiều không gian hoá, có cái gì tê lạnh khôn cùng, nếu nói thêm nữa đó là cái buồn tê tái sầu... Cách ẩn dụ ngôn ngữ trong thơ Huy Cận được diễn đạt bằng những từ ngữ được cấu trúc hoàn toàn mới lạ và bất ngờ; Hàn Mặc Tử lại là một nỗi buồn trong sự tương phản giữa “buồn phơn phớt”, “buồn thương”, “buồn xa” ... với “mơ trăng”, “môi hường”, “mộng tầm xuân” ...
Sự tương hợp và sự tương phản giữa phong cách ngôn ngữ của giai đoạn thơ và từng tác giả thơ đã đem đến cho sự phát triển vốn từ ẩn dụ bộc lộ cảm xúc một cách phong phú, đa dạng của ngôn ngữ thơ ca Việt Nam giai đoạn này. Sự chuyển mình của tiếng Việt trên bình diện số lượng ngôn từ và chiều sâu ý nghĩa, qua nhiều cách thể hiện khác nhau, bằng những khám phá mới mẻ và bất ngờ một cách tài tình của từng nhà thơ đã trực tiếp, hay gián tiếp đưa nền thơ ca Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới có nhiều đổi thay về cách cấu tạo từ, về cách diễn đạt cũng mới lạ so với giai đoạn trước.
Sự giao tiếp giữa hai nền văn hóa Đông và Tây vào đầu thế kỷ XX, tác động trên nhiều bình diện, nhưng có thể nói: bình diện ngôn ngữ là rõ nhất. Nếu trước đây các từ ẩn dụ là “mận”, “đào”, “vườn hồng”, “thuyền”, “bến”, “sông”, “trăng”, thì nay những từ “một”, “những”, “và”, “với”… xuất hiện trong thơ với số lần cao chưa từng có. Hơn nữa nếu không có số từ “những” thì sự diễn đạt trong sáng tác “Điêu tàn”
của Chế Lan Viên ít nhiều kém đi độ ngân vang của cảm xúc : nào là “những cảnh ngàn sâu”, “những đền xưa”, “những rừng thẳm”, “những sông vắng”… Từ “những
“ được Chế Lan Viên lặp đi, lặp lại nhiều lần trong sáng tác của ông. Chức năng ngữ nghĩa của từ này vừa khắc hoạ miêu tả được cảm xúc hồi tưởng, hoài vọng về một thời đã qua, vừa thể hiện một phong cách ngôn ngữ rất riêng của nhà thơ. Đặc biệt, cách ẩn dụ theo dòng cảm xúc lãng mạn về cái tôi trữ tình cá nhân, thực sự rõ nét khi thơ ca Việt Nam tiếp xúc và chịu ảnh hưởng từ nền thi ca phương Tây.
Từ “hoá” có một nghĩa rất riêng trong phong cách thơ Chế Lan Viên; “Lòng anh làm bến thu” là nỗi lòng lưu luyến rất rõ trong dòng cảm xúc suy tưởng của ông.
Đây cũng là cách kết hợp mới thấy xuất hiện sau giai đoạn 1930 –1945 : Buổi sáng em xa chi
Cho chiều mùa thu đến Để lòng anh hóa bến Nghe thuyeàn em ra ủi.
(Lòng anh làm bến thu)
Cùng viết về nỗi sầu, nhưng khi lựa chọn từ ngữ diễn đạt nó, mỗi tác giả có một cách nhìn, cách nghĩ riêng :
khoồ saàu tử hận
(Cheá Lan Vieân)
bi
sầu thảm (Hàn Mặc Tử) mửa
thu sầu vạn dặm vạn kỷ vuừ truù (Huy Cận)
Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 thể hiện rất rõ nét trên hai bình diện :
- Phong cách ngôn ngữ chung - Phong cách ngôn ngữ cá nhân
tiếng khóc con tim noãi nieàm nỗi lòng Phong cách ngôn ngữ thơ ca mộng tưởng chung của giai đoạn 1930 – 1945 mộng sầu
maét buoàn leọ rụi
áo sầu che (Xuân Diệu)
áo muôn tiên (Chế Lan Viên) Phong cách ngôn ngữ riêng bóng mi người (Huy Cận)
(sáng tạo có tính cá nhân) bến mê hà (Hàn Mặc Tử) buồn vạn lớp (Huy Cận )
cảnh nghèo vạc mặt (Xuân Diệu) chiều tê cúi đầu (Huy Cận)
chiều lan hỗn độn (Chế Lan Viên) gió veo hồ (Huy Cận)
. . .
Chính sự phaõn bieọt những
lớp từ rieâng này xác
ủũnh được phong
cách ngôn ngữ
tác giả
Sự tương hợp và sự tương phản giữa phong cách ngôn ngữ thơ ca chung của giai đoạn 1930 – 1945 và phong cách ngôn ngữ riêng của từng tác giả, khẳng định vai trò quan trọng của ngôn ngữ cá nhân. Sự tương tác ấy đã định hướng cho sự phát triển của tiếng Việt trên cơ sở nền văn hoá dân tộc.
Và sự tương phản khá lý thú ấy sẽ được minh họa rõ nét trong phần tiếp sau của chương này. Sự thống kê từng lớp từ ẩn dụ riêng của từng tác giả thơ, khi lên bảng phân loại đối chiếu, sẽ giúp người đọc nhận diện rất rõ phong cách ngôn ngữ thơ chung của cả giai đoạn.
Qua khảo sát trên một số liệu ngữ ẩn dụ đủ lớn ở bốn tác giả thơ giai đoạn 1930 – 1945, chúng tôi nhận thấy : các từ khi vào văn bản thơ có xu hướng ẩn dụ :
Mơ khách đường xa, khách đường xa Aùo em trắng quá nhìn không ra. . . Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà ?
(Đây thôn Vĩ Dạ)
Cách nhìn về “tình yêu trữ tình” trong thơ Hàn Mặc Tử được diễn tả bằng những từ ngữ vừa quen thuộc vừa sáng tạo : “khách đường xa”, “trắng quá”, “sương khói”, “tình ai” . . . khi vào văn bản thơ của Hàn Mặc Tử đã mang một ý nghĩa ẩn dụ hoàn toàn khác hẳn với những dòng thơ của các tác giả khác.
Tương hợp với cách lý giải trên, các lớp từ thống kê làm tư liệu cho luận án, sẽ là lớp từ ẩn dụ theo sự quy chiếu của văn bản thơ ở nhiều mặt của một tổng thể thống nhất. Bài “Chiều chiều” của Chế Lan Viên là một ví dụ rất điển hình :
Chiều xưa đã tắt Chieàu nay chuoõng chuứa
Vẫn còn tiễn đưa.
_ Chieàu nay toâi nhaéc Một lời chiều xưa Tự chiều xưa tắt…
Ở chương này, luận án đã bước đầu đi vào tìm hiểu phong cách ngôn ngữ thơ ca của một số tác giả tiêu biểu của giai đoạn 1930 – 1945. Điều đó, đứng ở góc độ mở đường, có giá trị giới thiệu hình ảnh từng nhà thơ qua thế giới ngôn ngữ của họ. Đến đây, chúng tôi so sánh đối chiếu sự tương hợp và tương phản giữa các phong cách ngôn ngữ thơ cá nhân để có thể rút ra nhận định cơ bản về việc tìm hiểu phong cách.