II. Những điểm giống và khác về phong cách ngôn ngữ thơ giữa các tác giả
4.3. Mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong thơ Cheá Lan Vieân
Trên thảm lá máu chim muông loang lổ, Tiếng ai đi rung động cả ngàn sâu ? Hay im lặng chuyển mình trên máu đỏ Hay rừng xanh lăn nhẹ khối u sầu ?
(Chiến tượng)
Nhà thơ Chế Lan Viên, qua sáng tác của mình, chứng tỏ ông là một người từng trải, lăn lộn nhiều với hiện thực xã hội nên sáng tác của ông vừa phản ánh cuộc sống một cách đa dạng, nhiều chiều vừa nói lên được tâm tư tình cảm của con người. Chủ đề sáng tác trong thơ của Chế Lan Viên mang tầm vóc thời đại. Những vấn đề ông nêu lên trong thơ là những vấn đề liên quan đến công chúng rộng lớn, liên quan đến lịch sử và dân tộc. Nhưng có điều lý thú là ở mỗi hoàn cảnh, mỗi tình huống ông lựa chọn từ ngữ, hình ảnh rất đắt, đem đến cho người đọc một cảm giác vừa mới lạ nhưng cũng rất tự nhiên gần gũi.
Thông qua bức tranh ngôn ngữ ẩn dụ của Chế Lan Viên, về “những cảnh”,
“những tháp Chàm”, những sông vắng”,… nhà thơ đã phát hiện những hình ảnh mới lạ về bức tranh đất nước, và cũng từ đấy tác giả cảm xúc luyến tiếc, nhớ thương. Nói khác, quan sát kỹ những kết hợp ẩn dụ như vừa nêu trên, người đọc xác định được nét riêng trong từng trường liên tưởng mang dấu ấn đậm nét của Chế Lan Viên.
Những cảnh ấy trên đường về ta đã gặp, Tháng ngày qua ám ảnh mãi không thôi
Và từ đấy lòng ta luôn tràn ngập Nỗi buồn thương, nhớ tiếc giống dân Hời.
(Trên đường về)
Cách ẩn dụ ngôn từ để bộc lộ cảm xúc trong thơ Chế Lan Viên như được nén từ nhiều cung bậc, thể hiện theo nhiều chiều suy tưởng khác nhau. Người đọc như được dự cảm từ những hình ảnh “cảnh”, “đường”, “tháng”, “ngày”…, nén thành nỗi suy tư buồn nhớ một đất nước, một dân tộc đã từng một thời huy hoàng, mà nay chỉ còn là hình ảnh mờ xa chìm trong dĩ vãng. Thơ Chế Lan Viên, ngoài tính cách suy tưởng, những từ ngữ như “sông vắng”, “tháp mòn”, “tượng Chàm . . .” còn nói lên sự thương cảm với tất cả nỗi lòng.
Thơ Chế Lan Viên chiếm được cảm tình đông đảo của bạn đọc vì chất thơ ông đã ngắm sâu vào cuộc sống. Hình ảnh và chất suy tưởng trong thơ ông đã đi vào chiều cảm nghĩ chung của bao lớp người, bao thời đại. Thơ là nhịp cầu nối con tim và khối óc, nối tình cảm và lý trí. Thơ Chế Lan Viên thực sự là một nhịp cầu tri âm lớn. Thơ ông thực sự tác động bao tình cảm tâm tư con người trong một biên độ cho phép và dễ chấp nhận, nên có thể nói cảm xúc, hình tượng thơ đã trở thành nét quen thuộc của nền văn hoá dân tộc.
Qua biện pháp tu từ ẩn dụ, những hình ảnh trừu tượng xa lạ cũng trở thành thân quen, dễ cảm nhận. Những kết hợp “buổi sáng”, “buổi chiều”, “mùa thu”… thường là những khái niệm trừu tượng nhưng được nhà thơ cụ thể hóa dưới hình thức ẩn dụ, nó trở thành một đối tượng có cuộc sống, suy tư, ra đi và trở về để người đọc có thể giao cảm, cũng như nắm bắt hồn thơ một cách tinh tế yêu kiều:
Thu sang chơi! Vười có nghe thu sang Với cũ hoa phai, với cũ lá vàng Ngày chừng buồn! Đêm chừng lên vội lắm Cửa một lần – hơn ngàn phương lẳng lặng.
(Thu)
Trong thơ Chế Lan Viên, thời gian được hóa thân thành những hình ảnh ẩn dụ khác nhau. Thời gian có khi là: “mùa Thu”, “xuân”, “chiều”, “chiều xưa”, “hoa phai”, “lá vàng”, “sương… xuống”, “bụi… lên”…
Đối chiếu một đoạn thơ trong bài ‘’Đọc Kiều’’, ở một thời điểm sáng tác sau này, chúng tôi nhận thấy khả năng ẩn dụ hoá ngôn ngữ trong thơ Chế Lan Viên rất rõ phong cách ngôn ngữ suy tư :
“Trạnh thương cô Kiều như đời dân tộc Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên Cành xuân phải trao tay khi nước mất Cỏ bên trời xanh một sắc Đạm Tiên.”
(Đọc Kiều - Ánh sáng và Phù sa) Cỏ bên ‘’trời’’ là một hình ảnh không gian rộng lớn mờ mịt được miêu tả với gam màu “vàng úa” và màu sắc ấy có sự tương hợp với cuộc đời nhân vật Thúy Kiều. Điều đáng ca ngợi nơi Chế Lan Viên là thơ ông phục vụ bạn đọc trên nhiều đề tài, phản ánh hiện thực trong thế đa dạng nhiều chiều, nhưng ở đâu, nơi nào nhà thơ cũng tỏ ra duyên dáng yêu kiều. Chế Lan Viên có tầm vóc lớn không những về tư duy, một tình cảm bao dung, mà còn tỏ ra tinh tường thấu hiểu bao cảnh đời, tình người của một tâm hồn rộng mở..
Liên tưởng trong thơ là lâm thời chuyển nghĩa của ngôn từ. Đặc biệt trong ẩn dụ thì sự chuyển nghĩa là cách tri nhận nối kết giữa hai đối tượng, một bên là cái ẩn dụ và một bên là cái được ẩn dụ. Thế giới qua cách diễn đạt của Chế Lan Viên dường như mỗi người có cảm nhận theo mỗi cách khác nhau. Và những tri giác ấy như chồng lên nhau về hiện thực cuộc sống. Qua nghiên cứu khảo sát tập thơ “Điêu tàn”
của tác giả, chúng tôi nhận thấy một điều thống nhất là phong cách ngôn ngữ thơ ông không xa rời phong cách ngôn ngữ văn chương dân tộc. Ông thể hiện một khối lượng chuyển nghĩa lớn, theo nhiều cảm xúc khác nhau nhưng tất cả những vấn đề nhà thơ đưa vào tác phẩm vừa hợp lô gích, vừa hợp thẩm mỹ của truyền thống văn hoá, vừa phù hợp với những đặc điểm của ngôn ngữ cộng đồng dân tộc Việt Nam :
Đây, tà áo chuối non bay phất phới Phơi màu xanh lấp loáng dưới sương mai.
Đây, pháo đỏ lập loè trong nắng chói, Đây, hoa đào mỉm miệng đón xuân tươi.
(Xuaân veà)
Điều mới lạ trong cách thể hiện của Chế Lan Viên trong đoạn thơ trên là ông có sử dụng sự lặp lại các chiết đoạn ngôn ngữ theo cấu trúc ngữ đoạn ảnh hưởng cách diễn đạt của ngôn ngữ phương Tây: “Đây”, “Đây”…, nhưng khi đọc lên, bất cứ ai cũng cảm nhận được cái vẻ gần gũi thân quen trong cảm xúc như ca dao trữ tình là nhờ có các ngữ : “tà áo chuối non”, “màu xanh lấp loáng”, “dưới sương mai”, “pháo đỏ lập loè”, “ hoà đào mỉm miệng ” . . .
Thực sự bản sắc văn hóa Việt đã ngấm sâu vào tâm hồn nhà thơ, cho nên dù tác giả có tiếp xúc, có ảnh hưởng cách diễn đạt của ngôn ngữ phương Tây ; nhưng trường ngữ nghĩa liên tưởng trong thơ tác giả vẫn có một cách hình dung về thực tại khách quan của cộng đồng văn hoá người Việt.
Nếu mở rộng theo quá trình sáng tác của tác giả Chế Lan Viên, ta sẽ nhận thấy rõ hơn sức biểu đạt của cách chuyển nghĩa theo chiều liên tưởng ẩn dụ. Thật vậy, đặc điểm của biện pháp tu từ ẩn dụ trong thơ Chế Lan Viên là các hiện tượng được miêu tả có chiều hướng cụ thể hóa. Những khái niệm vốn rất trừu tượng, khó nắm bắt bằng những cảm giác thông thường thì qua thơ ông, nó trở nên gần gũi, có xương có thịt, có đời sống tư duy:
Trưa quanh vườn.Và võng gió an lành Ngang phòng trưa, ru hồn nhẹ cây xanh.
Trưa quanh gốc. Và mộng hiền của bóng Bỗng run theo… Lá run theo nhịp võng…
(Trưa đơn giản - Sau Điêu tàn) Thông qua cách tu từ ẩn dụ, “thời gian”, hoá thân như một thực thể gần gũi với đời sống rất đỗi thân quen với con người :
“Chiều xưa đã tắt Chieàu nay chuoõng chuứa
Vẫn còn tiễn đưa.
__ Chieàu nay toâi nhaéc Một lời chiều xưa Tự chiều xưa tắt…
(Chiều chiều - Sau Điêu tàn) Hiện thực và thời gian trong thơ Chế Lan Viên thật sự trở thành những hình tượng của cảm xúc. Bởi thế, người đọc khi tiếp nhận thơ ông vẫn cảm nhận được sự khác lạ so với các tác giả thơ khác và hình tượng thơ đã khắc hoạ rõ nét phong cách ngôn ngữ nhà thơ.
Hiện thực gợi mở trong thơ và thời gian được gặp gỡ. Sự gợi mở của thế giới cùng nhiều khái niệm mới lạ như không gian, thời gian đã được nhà thơ làm sống động trong lòng người đọc. Nhà thơ Chế Lan Viên xây dựng hình tượng thơ ca thường theo cách thức như vừa nêu, nên đây cũng là điều dễ làm cho một số người có khuynh hướng kết luận thơ ông là thơ triết lý cuộc đời.
Thời gian và cả không gian trong thơ Chế Lan Viên xuất hiện như một hiện thể : Có khi nó là một nhân vật hóa thân có khi là một thực thể của tư duy :
“Thu sang chơí! Vườn nghe có gió thu sang Với cũ hoa phai, với cũ lá vàng Ngày chừng buồn! Đêm chừng lên vội lắm Cửa một lần- hơn ngàn phương lẳng lặng.
(Thu – Sau Điêu tàn) Cách ẩn dụ ngôn ngữ trong thơ Chế Lan Viên rất trìu mến. Có thể nói từ tập thơ
“Điêu tàn” đến “Ánh sáng và Phù sa”, hình tượng thơ ông càng da diết, say nồng :
“Mùa xuân đứng canh ta bốn phía Quay đi đâu đều thấy mặt anh em.”
(Đi ra ngoại ô – trích - Ánh sáng và Phù sa)
“Mùa xuân ” hay “thời gian” được tác giả ẩn dụ khái niệm như một tồn tại có cảm xúc và tri giác :
“Đêm hôm qua xuân nói những gì?
Mà sáng nay hoa hồng đều nở sớm Những cành đào mở môi trong gió, Cúc ngả tròn bên lối nhỏ xuân đi.”
(Ý nghĩ mùa xuân - Ánh sáng và Phù sa) Không gian trong thơ Chế Lan Viên cũng đầy âm thanh xao động lòng người:
“Bờ ao xanh tròn bóng nhãn Naộng heứ giuùc traộng hoa roi Cây phượng thay màu cây gạo
Chói chang tà áo son ngời.“
(Ngoảnh lại mùa đông -Ánh sáng và Phù sa) Qua thơ Chế Lan Viên, thời gian đến với người đọc trong một cảm nhận gắn bó gần gũi. Từ ngoại hình có vóc dáng đi đứng, có cả vẻ đẹp nên thơ đến suy nghĩ bên trong xen lẫn tình cảm khi vui, khi buồn, khi phấn khởi trò chuyện và cũng có khi traàm laộng suy tử …
Biện pháp tu từ ẩn dụ trong thơ Chế Lan Viên là cách khơi gợi tình cảm, tâm tư, suy nghĩ của con người về hiện thực xã hội, về những vấn đề sâu kín, chìm sâu trong ký ức tâm can. Những dòng sông, những đền tháp không còn là sự vật dửng dưng,
khách quan trước cuộc đời mà nó đã trở thành hình ảnh riêng trong cảm xúc sáng tác của tác giả, đồng thời nó cũng là những hình ảnh cảm nhận nơi người đọc :
“Đây, những tháp gầy mòn vì mong đợi, Những đền xưa đổ nát dưới thời gian Những sông vắng lê mình trong bóng tối
Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than.”
“Đây điện các huy hoàng trong trong ánh nắng, Những đền đài tuyệt mỹ dưới trời xanh, Đây, chiến thuyền nằm mơ trên sông lặng,
Bầy voi thiêng trầm mặc dạo bên thành.”
(Trên đường về – Điêu tàn) Thiên nhiên trong thơ Chế Lan Viên không còn dửng dưng vô tình mà tất cả hòa vào nhịp sống của con người. Những bóng dừa xanh tươi vốn là hình ảnh ẩn dụ gắn bó với ruộng đồng sông nước, nó là hình ảnh gắn với cuộc sống con người từ xa xưa, đến nỗi nhìn thấy ngọn dừa xa xăm nào đó, người ta dễ liên tưởng đến một mái gia đình, một nơi hẹn hò gặp gỡ:
“Hàng dừa cao say sưa ôm bóng ngủ Vài quả xanh khảm bạc hớ hên phô, Xoan vươn cành khều mặt trời rực rỡ
Bên bóng râm lơi lả nhẹ nhàng đu.”
(Xuân về – Điêu tàn) Có thể nói, ngôn ngữ cá nhân là một hệ thống bao gồm các từ ngữ ưa dùng, có sự chi phối và tác động bởi trào lưu văn học, tiếng nói thời đại và xa hơn nữa là môi trường văn hoá.
ánh dương sa ánh lửa ánh vui tươi bóng râm bóng tối beán thu
cành cao Những từ ngữ ẩn dụ thể hiện cánh gió phong cách ngôn ngữ thơ chiều chiều
Chế Lan Viên chiều lan hỗn độn chieàu xửa
gió thu
mặt trời rực rỡ
naộng chieàu tửụi noói buoàn thửụng
những cảnh ấy
những cảnh ngàn sâu những đền đài
những rừng thẳm những sông vắng
những suối trăng sao những tượng Chàm saàu tử
suoái traêng eâm tiếng cười ran tim tan vỡ traêm chieàu
trời xuân bên trời
xuaõn tửụi
xuaân veà
Các phạm trù và các cấu trúc trong ngữ nghĩa, ngữ pháp, từ pháp… trong thơ Chế Lan Viên được xây dựng trên cơ sở tri nhận hiện thực và mô tả bức tranh xã hội theo cách nghĩ, cách cảm rất riêng của nhà thơ. Những cấu trúc ẩn dụ như : “chiều xưa”, “trăm chiều”, “nắng chiều tươi”, “chiều lan hỗn độn”, “những cảnh ấy”,
“những rừng thẳm”, “những sông vắng”… là cách nhìn hiện thực, cách nhận biết hiện thực theo những chủ điểm của trường liên tưởng có tính chất riêng, đã thể hiện khá rõ nét phong cách ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên giai đoạn này.