Tiếp cận thơ Huy Cận theo con đường mã hoá ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Phong cách ngôn ngữ thơ ca việt nam giai đoạn 1930 1945 so sánh phương thức ẩn dụ trong thơ xuân diệu, huy cận, hàn mặc tử và chế lan viên (Trang 93 - 100)

II. Những điểm giống và khác về phong cách ngôn ngữ thơ giữa các tác giả

2.1. Tiếp cận thơ Huy Cận theo con đường mã hoá ngôn ngữ

Tìm hiểu thơ theo con đường ngôn ngữ, trên những cứ liệu thơ khảo sát, sẽ giúp người đọc lĩnh hội những nội dung cảm xúc một cách trung thành trong biểu đạt. Qua thống kê các lớp từ ưa dùng mà mỗi nhà thơ sử dụng, sẽ là cơ sở đáng tin cậy, để định hình phong cách ngôn ngữ tác giả thơ.

Trước đây nói đến Huy Cận, là ai ai cũng nghĩ đến một tính cách, một đặc điểm, hay nói rộng hơn là cái tôi nghệ thuật của tác giả đầy hình ảnh buồn. Nỗi buồn không phải tác động từ ngoại cảnh đưa vào lòng người, mà nỗi buồn ấy như tiềm ẩn từ kiếp nào đem lại. Nhưng khi khảo sát thơ Huy Cận bằng con đường tri nhận ngôn ngữ và phong cách học, chúng tôi cũng có điều kiện bổ sung thêm cách nhìn khác về nhà thơ.

Huy Cận đã gọi dậy cái hồn buồn của Đông Á, người đã khơi lại cái mạch sầu của mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này. Huy Cận triền miên trong cảnh xưa, trò chuyện với người xưa, luôn luôn đi về trên con đường thời gian vô tận. Có lúc hình như thi nhân không phân biệt được mộng với thực, ngày trước với ngày nay…

Dòng thơ Huy Cận vẫn có những cảm xúc ngược về quá khứ cô tịch, xa xôi, và khi liên tưởng đến hiện tại cũng đầy vẻ mênh mông, vắng lặng. Cái tôi trữ tình trong thơ Huy Cận, không ai phủ nhận. Đó là những hình ảnh lạc loài giữa cái mênh mông của đất trời, cái xa vắng của thời gian. Ta vẫn thấy một con người hiền lành, nhưng cũng có những đức tính ham mê cuộc sống, có lúc cái tôi trữ tình thể hiện niềm vui, nỗi cuống quít, và cũng đầy rạo rực bên trong hình ảnh của thi nhân. Đồng ý là sự thương mến không đủ làm tan nỗi bơ vơ, tình yêu không lấp được muôn một, nhưng dẫu sao, cũng còn bao nỗi lòng chứa chan yêu dấu đi tìm tình yêu trong tình bạn.

Đọc tập “Lửa thiêng” của Huy Cận, ta có thể tìm được những lớp từ ưa dùng thể hiện phong cách riêng của tác giả:

Bãi chiều, bóng chân mây, bóng chân người, bóng mi người, bến cô liêu, bến đò lau thưa, buồn chiều, buồn mưa, buồn tràn, buồn vạn lớp, cánh mộng, cảnh tươi màu, chiều buồn, chiều đông tàn, chiều quạnh quẽ, chiều tận thế, chiều tê cúi đầu (chiều tê tái sầu), giấc mộng, gió biếc, gió buồn, gió mây, gió mưa, gió thở dài, gió trăng, gió veo hồ, gió xa xôi, hương hoa, hương nồng, hương rừng, hương vị, hương vương gót, lá rầu, lá thơm, lệ buồn nhòa, lệ đau, lệ tủi hờn, lòng buồn, lòng kiêu hãnh, lòng mới mẻ,

lòng quạnh hiu, lòng rộng, lòng sầu, lòng trai, mây nao, mây xa, màu thương nhớ, mộng bâng quơ, mộng sầu, mộng tưởng, mộng trắng, màu tươi, muôn xưa, muôn xuân, nắng hoe, nắng phới, nắng thơ, nắng xế, nỗi dàn bày, nỗi hàn, nỗi lòng, nỗi xôn xao, núi tiếp mây, núi non, sầu mưa, sầu thu, sầu tư, sầu vạn dặm, sầu vạn kỷ, sầu vũ trụ, sắc biển, sắc trời, say nồng, sông dài, sông nước, sông núi, sương gió, sương lạnh, son nhạt, tiếng lệ, tiếng mùa, tiếng đau thương, tiếng thời gian, tim run run, tình cờ, tình ngàn dặm, tình sầu, tơ chùng, tơ tưởng, trăng gió, trăng sao, trời rộng, trời thu, trời vắng, trời xanh, trời xưa, xuân cũ, xuân nở, xuân tròn, xuân ý,…

Chúng tôi thiết nghĩ, với lớp từ ngữ ẩn dụ rất riêng vừa thống kê , Huy Cận đã thể hiện một chân dung, một phác hoạ về những hình ảnh cuộc sống mà ông dường như có một định hướng sâu xa về cách bày tỏ những cảm xúc trữ tình của mình, theo một cách thái tri nhận về thế giới xung quanh.

Cái sầu của Huy Cận như nhận định của Hoài Thanh là cái sầu từ trong sâu thẳm của nhà thơ, chưa nhìn thấy cảnh đã sầu rồi. Nhưng thiết tưởng, cái sầu kia nó đã trở thành một khối hòa tan từ cảnh mưa, cả không gian mùa thu, trên mấy miền vạn dặm lan toả trên khoảng không của vũ trụ và dường như thắm đẵm tự thuở nào.

Khảo sát thơ Huy Cận theo cách thống kê, mã hoá các đường kênh chuyển nghĩa của ngôn ngữ là cơ sở để chúng tôi có thể rút ra những nhận định có tính nghiên cứu khoa học đối với một tác giả có nhiều tác phẩm, và có nhiều ảnh hưởng không chỉ đối với thơ ca giai đoạn 1930 – 1945, mà có ảnh hưởng đến cả nền thơ ca dân tộc.

Chúng tôi cũng quan tâm quy chiếu các lớp từ ưa dùng của tác giả theo kênh tri nhận ngôn ngữ, để chỉ ra một cách trung thực về nhận dạng phong cách nhà thơ Huy Cận.

Ngay cả khi nhận định về Huy Cận có phong cách ngôn ngữ buồn, chúng tôi luôn luôn đi từ khảo sát các kết hợp tạo thành một ngữ vực của từ này trong các văn cảnh sáng tác của tác giả. Điều này chúng tôi đã thực hiện đầy đủ trong phần Phụ lục, đặc biệt trong PL.2.1 trang 210 (Từ buồn trong thơ Huy Cận có tần số 23, trong khi đó Xuân Diệu chỉ có 6 ; Chế Lan Viên có 8 và Hàn Mặc Tử có 16.)

cánh mộng cảnh tươi màu

giấc mộng gió veo hồ

Nhận diện phong cách lá thơm

ngôn ngữ thơ Huy Cận lòng kiêu hãnh qua lớp từ ẩn dụ lòng mới mẻ maây nao

maây xa

màu tươi

muoân xuaân noãi xoân xao

say noàng tình ngàn dặm trời rộng trời xanh

tràn xuân

muứa tửụi

Bao nhiêu kết hợp bên trên cũng đủ lý giải Huy Cận không hẳn là nhà thơ của nỗi buồn ảo não. Ngay trong bài thơ buồn “Buồn đêm mưa”, ta vẫn có thể bắt gặp cái cảm xúc của nỗi ước mong:

Tương tư hướng lạc phương mờ Trở nghiêng gối mộng hửng hờ nằm nghe.

(Buoàn ủeõm mửa)

Ở bài thơ “Trông lên”, “Tựu trường”, những từ ngữ ẩn dụ như “lá thơm”, “lòng mới mẻ”, “đời ấm áp”, “say nồng”, “tràn xuân”, “mùa tươi”, “muôn xuân”… cũng đã bổ sung thêm cho phong cách ngôn ngữ lạc quan, phấn khởi… của Huy Cận.

Gió đưa hơi, gió đưa hơi Lá thơm như thể da người: lá thơm…

(Troâng leân)

Trong sân trường tưởng tượng giữa Đào viên;

Quần áo trắng đẹp như lòng mới mẻ

Lòng mới nở giữa tay đời ấm áp.

(Tựu trường)

ẹeõm nay, khoõng khớ say noàng, Nghìn cây mở ngọn, muôn lòng hé phơi…

(Xuaân yù) Cây xanh cành đẹp xui tay với:

Sông mát tràn xuân nước dậm bờ.

Bắt gặp mùa tươi lên rún rẩy Trong cành hoa trẻ, cổ chim non.

_ Có ai gửi ý trong xuân cũ, Đất nở muôn xuân vẫn chẳng mòn.

(Xuaân)

Sự khảo sát các lớp từ trong thơ Huy Cận giai đoạn 1930 – 1945, chúng tôi tiếp tục bổ sung, cố gắng nối kết các ý nghĩa riêng lẻ trong những cách nhìn trước và những kết quả nghiên cứu trong luận án này với mục đích là xây dựng một cái nhìn mới về nhà thơ Huy Cận.

bã chieàu

mửa Buoàn nhieàu tràn vạn lớp

chaân maây chân người chieàu

Bóng hoàng hôn mi người nguyeọt

phượng quạ

xanh xeá

buoàn hoâm

Chiều đông tàn quạnh quẽ tận thế

tê cúi đầu

Tác giả nào có khả năng sáng tạo nhiều về cách cấu tạo các kết hợp, hay nói cách khác sự xuất hiện các kết hợp có dung lượng lớn bao nhiêu thì vốn từ, ngữ thi ca của tác giả đó đáp ứng được mong mỏi của công chúng văn học bấy nhiêu. Số lượng từ ngữ ẩn dụ mà tác giả phát hiện và đưa nó vào sáng tác thơ ca là một đóng góp có giá trị cho ngôn ngữ học. Công chúng đánh giá cao tài năng sáng tạo nghệ thuật ở chỗ nhà văn, nhà thơ có sự nắm bắt hiện thực một cách tinh tế và không ngừng chọn lựa từ ngữ thích hợp để bộc lộ cảm xúc trên nhiều bình diện khác nhau. Nhà thơ Huy Cận đã thể hiện vấn đề này một cách sinh động. Đạt được điều đó là do tác giả có một quá trình tích lũy cũng như phải quy chiếu được nhóm từ theo một định hướng để thể hiện được bức tranh ngôn ngữ về thế giới xung quanh.

Thông thường, mỗi từ có một kết hợp đương nhiên với các từ khác theo quy luật ngôn ngữ học. Ví dụ: Từ “gió” có thể kết hợp thành “gió thổi”, “gió bay”, “gió mát”… nhưng từ này khi đi vào thơ ca, thì ở mỗi tác giả có cách kết hợp khác nhau.

Chính sự khác nhau này hình thành phong cách ngôn ngữ cá nhân.

Bảng kết hợp từ “gió” dưới đây nói lên phong cách ngôn ngữ thơ Huy Cận được thể hiện một cách đa dạng, phong phú nhiều tầng bậc. “Gió” đối với Huy Cận đã trở thành một tác nhân trữ tình, được thi vị hoá, nó trở thành đối tượng thân quen trong cuộc sống con người : “gió buồn”, “gió thở dài” và đặc biệt “gió veo hồ” thì chỉ là cách nói riêng của Huy Cận mà thôi (Đọc bảng thống kê ở trang 186 của luận án).

bieác buoàn hửụng Gió mây mửa thở dài traêng veo hoà

xa xoâi Hoài Thanh nhận xét về các nhà thơ mới:

“Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng

Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận” [142; 54].

hoa noàng Hương rừng tình vò vương gót Lá rầu thôm

Cùng một hiện thực, nhưng rõ ràng, mỗi nhà thơ có cách cảm bằng những lớp từ ngữ ẩn dụ riêng, rất sắc bén. Sự tách hiện thực, tạo thành những cảm cảnh theo từng tri giác ngôn ngữ đã đưa đến cách mô phỏng trữ tình về thế giới như một vùng cảm xúc và tạo thành một thế giới ngôn ngữ rất riêng tư, đầy cá tính.

Nắng chia nửa bãi chiều rồi Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu.

(Ngậm ngùi)

Mỗi tác giả có một cách chọn lựa ngôn từ riêng trong quá trình sáng tác. Huy Cận sử dụng những ngữ ẩn dụ nói về các hoạt động tâm lý bên trong của con người như:

“hồn”, “lòng”, “mộng”, “sầu”, “tiếng”… với số lần xuất hiện rất cao trong các văn bản thơ. Điều muốn nói ở đây là, cách kết hợp của các từ ẩn dụ này có thiên hướng miêu tả những tâm trạng suy nghĩ, cảm xúc bên trong của con người tác giả: “hồn buồn”, “hồn xưa”, “hồn xuân”, “lòng quạnh hiu”, “lòng rộng”, “mộng trắng”, “sầu mưa”, “sầu thu”, “sầu vạn dặm”, và rõ nhất là “sầu vũ trụ”, “tiếng mùa”, “tiếng thời gian”. Bằng cách khảo sát ngôn ngữ thơ Huy Cận theo con đường tri nhận từ những trường liên tưởng ẩn dụ, chúng tôi nhận thấy sự khác biệt rất rõ về phong cách ngôn ngữ giữa các nhà thơ. Ở đây, chúng tôi, một lần nữa muốn khẳng định rõ nét phong cách ngôn ngữ thơ Huy Cận: hồn thơ lãng mạn bao hàm cả nỗi buồn, niềm vui… Dĩ nhiên, qua các lớp từ, ngữ ẩn dụ tác giả sử dụng trong thơ cho phép xác định đây là một phong cách, một hồn thơ tuy có buồn nhưng điểm lớn là vẫn ngầm chứa chất trai trẻ và kiêu hãnh.

Goái aám mộng

buoàn kiêu hãnh mới mẻ Lòng quạnh hiu rộng saàu trai

saàu

Mộng tưởng traéng

mửa thu

Saàu tử

vạn dặm vạn kỷ

vuừ truù

leọ Tieỏng muứa ủau thửụng thời gian

cuõ Xuân nở

tròn yù

Điều quan trọng, trong luận án này, chúng tôi cố gắng nối kết các lớp từ ẩn dụ được kết hợp theo cấu trúc riêng ở mỗi nhà thơ. Chúng tôi cũng có thể tách từng từ, ngữ ẩn dụ riêng, để khảo sát trong những văn cảnh cụ thể; nhưng điều quan trọng hơn là : sự liên kết các ngữ phải được thống nhất để hình dung được một chỉnh thể về phong cách. “Mộng trắng”, “sầu vạn dặm”, “sầu vạn kỷ”, “sầu vũ trụ”… là sự cắt xé ngôn ngữ có tính cá lẻ để chỉ nói được một điều : Đây là cách diễn đạt của

Huy Cận. Còn cái gì hình thành, tạo nên phong cách thơ ông ? Điều đó phải chăng là một quá trình khái quát hoá các ẩn dụ khái niệm. Đó cũng là thế giới của cảm xúc bằng ngôn ngữ thơ Huy Cận.

Khảo sát các kết hợp ngôn từ ẩn dụ mà Huy Cận thường sử dụng trong sáng tác, nếu chúng ta nhận định thơ ông là tiếng lòng của những nỗi buồn, thì thiết nghĩ đó mới chỉ là bước đầu.Không thể vì một bài thơ buồn mà ta dễ thành kiến, để rồi khi nói đến tác giả đó, ta cứ giữ mãi một cách nhìn cố định.

Tai nương nước giọt mái nhà Nghe trời nặng nặng, nghe ta buồn buồn

Nghe đi rời rạc trong hồn Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi…

(Buoàn ủeõm mửa)

Thực tế trong toàn bộ hệ thống ngôn từ ẩn dụ mà Huy Cận lựa chọn đưa vào sáng tác thơ ca của ông, nếu khảo sát trên một phạm vi chung nhất, thì kết luận đánh giá sự nghiệp sáng tác của Huy Cận có thể diễn ra trên một bình diện khác. Trong thơ Huy Cận, nếu như bên cạnh từ “buồn” kết hợp theo cấu trúc: “buồn buồn”, “buồn chiều”, “buồn tràn”, “buồn vạn lớp”… thì cũng có những kết hợp thể hiện niềm vui phấn khởi như : “hương hoa”, “hương nồng”, “hương tình”, “hương vị”, “gối ấm”,

“gối mộng”…

Còn nhiều dẫn chứng trong toàn bộ cấu trúc ngôn ngữ thơ Huy Cận, để từ đó nói lên một nhận định đánh giá khác, có khi vượt lên trên những quan niệm xưa cũ để có thể tiếp cận thơ ông một cách khách quan, trung thực. Thơ Huy Cận cũng còn nhiều kết hợp như “lòng kiêu hãnh”, “lòng mới mẻ”, “lòng rộng”, “lòng trai”… Điều đó chứng tỏ phong cách thơ Huy Cận không đơn thuần biểu hiện một khía cạnh của tình cảm con người. Tiếng thơ tác giả cũng là tiếng lòng của một chủ thể trữ tình với bao tình cảm thể hiện ở nhiều cung bậc khác nhau.

Một phần của tài liệu Phong cách ngôn ngữ thơ ca việt nam giai đoạn 1930 1945 so sánh phương thức ẩn dụ trong thơ xuân diệu, huy cận, hàn mặc tử và chế lan viên (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(259 trang)