III. Ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa có giá trị biểu trưng cao trong bộc lộ cảm xúc
3. Hiện thực được lĩnh hội qua cách sáng tạo hình tượng của tác giả thơ
Nhà thơ Huy Cận cũng như các nhà thơ khác, nhưng điều muốn nói ở Huy Cận là qua bộc lộ cảm xúc, ông làm cho người đọc cảm nhận hiện thực ở một góc nhìn bằng thế giới ngôn ngữ của tác giả. Nếu chúng ta có dịp so sánh sự tương tác giữa các tác phẩm, tác giả thì cũng dễ nhận ra vấn đề. Tình cảm, cảm xúc về hiện thực từ những cảm nhận riêng của từng cá nhân dĩ nhiên có những khác biệt là do cảm quan mang tính tâm lý, mang dáng vóc cá nhân, do cái nhìn theo từng phong cách tâm lý…
Những dòng thơ buồn của Huy Cận vừa là sự vận động của ẩn dụ tu từ vừa như được sắp xếp theo một dụng ý nào đó bởi vì những dòng thơ ảo não kia phải chăng là một quá trình lượm lặt có tính bất ngờ; nhưng vì nó được lặp đi lặp lại trong nhiều bài thơ của tác giả nên đến một lúc nào đó, nó đã trở thành tính cách ngôn ngữ, sắc thái biểu lộ cảm xúc theo cách riêng của Huy Cận.
“Rôi rôi… dìu dòu rôi rôi Trăm muôn giọt lệ nối lời vu vơ…
Tương tư hướng lạc phương mờ Trở nghiêng gối mộng hững hờ nằm nghe.”
(Buoàn ủeõm mửa)
Nỗi buồn trong tập thơ “Lửa thiêng”, Huy Cận dường như hướng vào một không gian mênh mông, bao la không cùng. Những từ như “bầu trăng gió”, “bãi”, “bờ”:
“bờ non”, “bờ xanh”, “bốn bề”… thật sự là hiện thực của riêng thơ Huy Cận. Còn đối với Xuân Diệu như là: “buồn le lói”, “buồn hiu hiu”; hay Hàn Mặc Tử thì:
“buồn phơn phớt”, “buồn thương nhớ”… “Buồn” là một cảm xúc tâm lý bên trong tâm hồn con người, nhưng trong thơ Huy Cận, nỗi buồn ấy vẫn như thâu tóm hiện thực mênh mông vào trong tư duy của tác giả : “buồn buồn”, “buồn bã không gian”,
“buồn chiều”, “buồn nhiều”, “buồn tràn”, “buồn vạn lớp”… Rõ ràng các kết hợp theo một lớp từ lựa chọn riêng của Huy Cận như: buồn, chiều, mưa, nhiều, tràn, vạn lớp, không gian… đủ nói lên phong cách thơ Huy Cận nhuốm màu một nỗi buồn mênh mông không giới hạn. Nỗi buồn ở đây chắc có lẽ không phải chỉ riêng cá nhân nhà thơ, mà cái nỗi buồn kia như ăn sâu vào từng cá nhân của thời đại lúc bấy giờ, và họ chắc như cũng đồng cảm với nhà thơ. Về vấn đề này, luận án khi tìm hiểu về
phong cách ngôn ngữ của các tác giả thơ Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, vai trò của phong cách ngôn ngữ có vị trí vô cùng quan trọng, tích cực; bởi vì chính sự tương hợp về cách chọn lựa ngôn từ của một số tác giả thơ sẽ là cơ sở hình thành cho sự phát triển phong cách ngôn ngữ thơ giai đoạn.
Nói đến nhà thơ Huy Cận, không ai không liên tưởng đến nỗi buồn. Một nỗi buồn lai láng không giới hạn, không bến bờ:
“Buồn gieo theo gió veo hồ, Đèo cao quán chật, bến đò lau thưa
Đồn xa quằn quại bóng cờ, Phất phơ buồn tự thời xưa thổi về.
Ngàn năm sực tỉnh, lê thê
Trên thành son nhạt - chiều tê cúi đầu. . .
(Chieàu xửa)
Cảm xúc lớn nhất trong thơ Huy Cận là ông đã làm sống lại những tình cảm tâm lý bất ngờ qua những hiện thực cuộc sống bình dị, chân chất. Trong thơ Huy Cận, qua hệ thống ngôn từ, người đọc cảm nhận được cái mới trong việc lựa chọn cấu trúc của các chiết đoạn ngôn ngữ; nhưng đồng thời ông cũng tìm ra được những điều mới lạ từ những cảnh bình thường, rất thân quen, gần gũi với con người. Những điều mà mọi người xem là bình thường, khi qua cách diễn đạt của Huy Cận, nó dễ trở nên mênh mông, rộng lớn có giá trị cảm xúc rất lớn. Cảm nhận của Huy Cận như chìm sâu theo chiều không gian và tiềm ẩn theo chiều thời gian của hiện thực cuộc sống:
“Đêm mưa làm nhớ không gian Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la. . .”
(Buoàn ủeõm mửa)
Chỉ có cách khảo sát, tìm hiểu thơ Huy Cận theo con đường cấu trúc, mã hóa ngôn ngữ thì ta mới nhận ra cách nắm bắt hiện thực bằng cách nhìn ngôn ngữ trong thơ :
“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.”
(Tràng giang)
“Nỗi niềm” nói lên chiều sâu thẳm theo thời gian, “hàng nối hàng”, “mênh mông”, “bờ xanh”, “bãi vàng” gợi chiều không gian. Hai chiều kết hợp về ngữ nghĩa như trên tạo nên một nỗi buồn sâu xa từ trong ký ức và như lan rộng không
cùng. Diễn tả nỗi buồn bằng ẩn dụ về không gian – thời gian như Huy Cận quả là tài tình có một không hai trong lịch sử sáng tác thơ ca của văn thơ Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
Trên cái nét chung buồn “chiều hôm” của các nhà thơ mới, người đọc vẫn dễ nhận ra phong cách riêng của từng tác giả: với Hàn Mặc Tử là “chiều vàng úa”;
Xuân Diệu là “chiều âu yếm”, “chiều mộng”, “chiều say”, “chiều thưa”; thì Huy Cận lại là “chiều buồn”, “chiều đông tàn”, “chiều quạnh quẽ”, “chiều tận thế”, “chiều tê cúi đầu”… Một lần nữa, nếu xét về mặt cấu trúc các kết hợp ngôn ngữ, ta vẫn thấy các chiết đoạn “đông tàn”, “tận thế”, “quạnh quẽ”, “tê cúi đầu”
vẫn nói lên sự đan xen hòa quyện hai thực thể “thời gian”, “không gian”, trong thơ Huy Cận.
Tìm hiểu thơ Huy Cận, trên cứ liệu tập thơ “Lửa thiêng”, chúng tôi nhận thấy thống kê như sau: trong 710 từ, ngữ ẩn dụ thì chỉ có 146 từ, ngữ thể hiện tâm trạng buồn, còn lại 564 (chiếm tỉ lệ 79,4%) từ, ngữ miêu tả tấm lòng chứa chan yêu dấu;
những từ, ngữ ấy nói về cảnh đẹp, tâm hồn cao quý, những tình yêu, tình bạn một cách trữ tình mênh mông bay bổng như: “bâng khuâng quá”, “bầu trăng gió”, “biển trời”, bờ xanh”, “bóng nguyệt”, “cánh mộng bay”, “chân bước”, “chim mộng”,
“hương nồng”, “hương rừng”, “hương vị”… Hay nói về không gian, ngay trong tập
“Lửa thiêng”, Huy Cận không chỉ nói đến không gian buồn mà tác giả vẫn có ray rức, những ước mơ “không gian hồng”; hay nói tới “lòng”, Huy Cận không chỉ nói tới “lòng sầu”, “lòng quạnh hiu”… mà trong nhà thơ, cũng chính giai đoạn sáng tác ấy vẫn có những “lòng trai”, “lòng mới mẻ”, “lòng kiêu hãnh”… Hay nói một cách nào đó về cảm xúc chung của nhà thơ Huy Cận thì thơ ông có cả nỗi buồn và niềm khao khát. Thật vậy, chính vì khao khát không thành hiện thực cũng là nguyên nhân dẫn đến những cảm xúc buồn mênh mông, một nỗi buồn lớn và tiêu biểu nhất trong thơ Huy Cận.
Nói đến thơ ca của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên giai đoạn 1930 – 1945, nói chung, các tác giả, các nhà phê bình lý luận văn học, và đông đảo người đọc ai cũng dễ đồng tình nhận xét đây là giai đoạn mà cảm xúc thơ ca bộc lộ nỗi niềm của cái tôi cô đơn, buồn tủi, nhỏ bé trước thiên nhiên bao la mênh mông của trời rộng, sông dài hay cái tôi mỏng manh bị gò bó trước một hoàn cảnh xã hội ngột ngạt lúc bấy giờ. Nhưng nếu, chúng ta tìm hiểu thơ ca giai đoạn văn học này theo con đường cấu trúc, chuyển mã ngôn ngữ, nhất là theo chiều ẩn dụ thì còn phát hiện ra những điều mới lạ. Ví dụ theo thống kê số lần của từ biểu cảm trong lớp từ
nghệ thuật của nhà thơ Huy Cận cũng đủ thấy rõ một điều là trong toàn bộ cảm nhận của nhà thơ về cuộc sống hiện thực không chỉ có nỗi buồn, mà bên cạnh đó vẫn có những niềm vui, những khát vọng, những cái đẹp về cuộc đời. Với cách thống kê số lần xuất hiện các chiết đoạn nghệ thuật (miêu tả nỗi buồn / miêu tả khát vọng…) thì người viết, khi so sánh vốn từ giữa các tác giả giai đoạn thơ văn ấy, sẽ rút ra nhận định chung nhất về đặc trưng ngôn ngữ thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
Thật vậy, nếu chúng ta quy chiếu tổng số các chiết đoạn nghệ thuật của ba tác giả: Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận thì cách phát hiện cảm xúc trong thơ mới thiên về phía tích cực, năng động trong cuộc sống vẫn hiện trong thơ ca giai đoạn này.
Tổ leọ % Tác giả
Các từ, ngữ diễn tả nỗi
buoàn
Các từ, ngữ diễn tả khát khao cuộc sống
Cứ liệu
khảo sát thơ Nỗi buoàn
Khát khao cuộc sống Xuaõn Dieọu
Hàn Mặc Tử Huy Cận
120 128 146
760 1059
564
880 1187
710
13,6 10,8 20,6
86,4 89,2 79,4
Ba tác giả 394 2383 2777 14,5 85,5
Từ bảng thống kê trên, chúng tôi nhận thấy Xuân Diệu không chỉ là nhà thơ buồn, mà trong thơ ông vẫn có niềm say đắm, nỗi đam mê đầy khát vọng về hạnh phúc yêu đương, một cuộc sống rất thực của đời người. Cách làm này bước đầu có khuynh hướng nhận diện ngôn ngữ thơ ca giai đoạn 1930 - 1945 tuy có cảm xúc buồn cô đơn, nhưng những cảm xúc ấy chỉ thoáng qua trong tình cảnh nào đó mà thôi, còn cái chung vẫn là sức sống tràn trề, niềm say sưa tiềm ẩn dưới từng dòng thơ, đoạn thơ, bài thơ.
Lý giải tỉ lệ các từ, ngữ ẩn dụ của ba tác giả, chúng ta thấy khuynh hướng diễn tả những rung cảm mạnh mẽ, những tình cảm nồng nàn, lả lơi, rạo rực, những say đắm cảnh trời, tình người có chiều nổi trội. Chúng tôi có thể trích dẫn một số các từ, ngữ tiêu biểu trong tổng số 2383/2777 (số liệu này chúng tôi sử dụng theo thống kê ở phần Phụ lục, in riêng thành một tập) : “ái ân”, “bóng xanh”, “dòng mộng”, “gió hương”, “gió trăng”, “hương nồng”, “gió thanh”, “dây tình”, “lòng mây”, “mộng ngọc”, “mây biếc”, “đường trăng”, “sắc năm mây”, “sắc yêu kiều”, “tiếng reo thi”, “sương mây”, “trời mơ”, “võng rượu”, “nắng hường”, “nắng mới”, “mây
hường”, “bến sông trăng”, “bông trăng nở”, “làn nắng”, “lòng ta khát”, “sao bay”,
“sóng triều”, “sương bay”, “sương lam”… chiếm 85% để nói lên đặc điểm phong cách ngôn ngữ thơ giai đoạn này. Các từ, ngữ ấy được cấu trúc theo hai chiều ngữ đoạn và liên tưởng hết sức đặc biệt. Có thể nói, về mặt phát triển tiếng Việt, thì đây là giai đoạn, mà các tác giả thơ có nhiều đóng góp rất lớn về số lượng từ diễn đạt : Ngôn ngữ có đủ sức miêu tả mọi tâm tư tình cảm con người ở nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Con người chân thật, đúng ý nghĩa của nó ở thời đại nào cũng bao hàm nhiều tình cảm cả vui, buồn, giận, ghét,yêu, thương . . .
Điều đáng ghi nhận về mặt ngôn ngữ của bốn tác giả thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 là khả năng diễn đạt rất phong phú của ngôn từ. Bởi vì, nếu chúng ta phân tích kỹ về số lượng các lớp từ ưa dùng, các cấu trúc, các ngữ điệu… của các nhà thơ mới thì tất cả những mảng tâm lý khác nhau của con người của thời đại được đưa vào những trang thơ với nhiều hình ảnh, hình tượng hay thật là trung thực: Thật thế, nếu chúng ta nhận định thơ mới chỉ là nỗi buồn thì mới chỉ là một vế; còn vế kia là tất cả những ước mơ, khát khao, nỗi niềm cháy bỏng… thì lâu nay dường như bị lãng quên. Chỉ có phân tích thơ theo con đường chuyển nghĩa của ngôn từ, mã hóa ngữ nghĩa theo cấu trúc ẩn dụ thì mới nhận diện một cách toàn diện về ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của thơ ca giai đoạn này.
Và cũng có chỉ trên cơ sở nắm bắt hiện thực bằng ngôn ngữ, các tác giả thơ mới có thể bộc lộ cảm xúc của mình về thế giới theo một cách rất riêng, độc lập. Mỗi tác giả có những dòng thơ riêng. Từ ngữ diễn đạt cảm xúc nghệ thuật đã được các nhà thơ làm cho nó tồn tại như những hình ảnh trong sự liên tưởng cá nhân : mỗi tác giả có một lớp từ, ngữ không ai có thể lầm lẫn được.
Thật vậy, không chỉ riêng Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, có sự chuyển đổi cảm xúc sáng tác theo cách tri nhận ẩn dụ mới, mà các nhà thơ cùng giai đoạn này, như Nguyễn Bính cũng đã có cách cấu trúc các kết hợp, cách tổ chức ngữ âm đã nâng cao khả năng diễn đạt của ngôn ngữ. Sự phối hợp các giá trị nghệ thuật cổ truyền với thi pháp hiện đại, tác giả đã thành công rất lớn trong sáng tác thi ca. Nhà thơ vận dụng mọi khả năng, về cấu trúc ngôn ngữ, ngữ âm để diễn đạt tình cảm, tâm trạng . . . của con người theo một cách nhìn mới về những hiện thực vốn dĩ đã ăn sâu vào tiềm thức văn hoá bản địa của người Việt :
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ yên quê mùa Nhử hoõm em ủi leó chuứa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh ! (Chaân queâ) Hay nhử :
Lần đầu chị bước sang ngang
Tuổi son sông nước đò giang chưa tường Ở nhà em nhớ mẹ thương
Ba gian trống, một mảnh vườn xác xơ.
(Lỡ bước sang ngang)
Đến đây, chúng tôi tạm thời kết luận phong cách ngôn ngữ các tác giả thơ Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 là phong cách bộc lộ cảm xúc theo chiều hướng vào tình cảm, tâm lý, cảm xúc bên trong con người. Con người trước thiên nhiên bao la, cảm thấy mình bé nhỏ, lẻ loi: có lúc cô đơn buồn tủi, và nỗi buồn đó có khi chỉ hướng về những suy nghĩ cảm xúc trên tình yêu, cảm xúc trữ tình. Điều khá đặc biệt là, qua nhận diện khái quát bốn tác giả thơ, chúng tôi vẫn cảm nhận được sự đa dạng trong phong cách ngôn ngữ : vừa miêu tả cảm xúc bên trong, vừa thể hiện được thế giới khách quan trữ tình. Đây cũng là kết quả của sự tiếp xúc giữa hai nền văn hoá Đông – Tây trên bình diện tri nhận.
Sự chia cắt hiện thực qua cách nhìn tri nhận của từng tác giả thơ giai đoạn 1930 – 1945 đã nói lên được những nét riêng thuộc về khả năng sáng tạo cá nhân của từng người trên cái nền chung của phong trào thơ mới. Sự lựa chọn các lớp từ ngữ ẩn dụ thuộc về trường liên tưởng nằm trong thao tác lựa chọn được thể hiện theo từng phong cách tác giả. Vì thế, chương hai là nơi chúng tôi trình bày cách tri nhận thế giới khách quan và diễn đạt nó bằng thế giới ngôn ngữ của mỗi nhà thơ, theo từng bước nghiên cứu, để rút ra những nhận định cụ thể, kèm theo những dẫn chứng bằng các số liệu thống kê khách quan, khoa học. Trước đây, một số người cho rằng văn học nghệ thuật thuộc phạm trù mơ hồ, không chính xác, thì nay, luận án có thể mô hình hoá bằng những lớp từ ngữ dựa trên các tiêu chí thống nhất của từng nền văn hoá.
Chửụng hai
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
CỦA CÁC TÁC GIẢ THƠ QUA ẨN DỤ TU TỪ