Nét mới trong các kết hợp ngôn từ ẩn dụ trong thơ Xuân Diệu

Một phần của tài liệu Phong cách ngôn ngữ thơ ca việt nam giai đoạn 1930 1945 so sánh phương thức ẩn dụ trong thơ xuân diệu, huy cận, hàn mặc tử và chế lan viên (Trang 77 - 82)

II. Những điểm giống và khác về phong cách ngôn ngữ thơ giữa các tác giả

1.3. Nét mới trong các kết hợp ngôn từ ẩn dụ trong thơ Xuân Diệu

Những từ ngữ ưa dùng trong thơ Xuân Diệu : Bóng chiều, bóng hình xưa, bóng sáng, bóng tối, bến đợi, buồn mơn trớn, buồn hiu hiu, buồn le lói, buồn xa, cành hoang, cành hồng, cành lá biếc, cành thưa thớt, cành tơ phơ phất, cành vui xanh thắm, cảnh nghèo vạc mặt, chiều mộng, chiều say, chiều thưa, chiều êm, chén xanh êm, chia tan, chiếc đảo hồn tôi, chiếc thuyền lòng, gió kiều, gió lan xa, gió xiêu xiêu, gió lướt thướt, hoa hương, mùi hương, sắc hương, khói hương xưa, làn hương, lời ân ái, lời môi, lòng giá đúc, lòng thơm, lòng tôi đông vỡ, lòng trăng ý gió, lòng trinh, mây đèo, mây nhè nhẹ, mây đưa, mắt buồn xa, mắt sáng phai rồi, mắt tê đông, màu êm, màu hoa, màu yêu, mộng ngọc, mộng tưởng, môi rượu, môi son, môi tím, nắng đào, nắng rọi, nắng thiêu, nắng trở chiều, nắng vàng êm, nỗi phai tàn, nỗi thương yêu, nỗi yêu trùm, nước mắt gió rơi, quán tranh nghèo, sầu âm nhạc, sầu bi, sắc năm mây, sắc yêu kiều, sông trôi, sóng mắt, sóng triều, sương mây, sương trinh, suối rượu, tiếng huyền, tiếng mưa khóc, tiếng reo thi, thuyền vắng bờ, tình non, trăng ngần, trăng rằm, trăng thềm, trăng đầy…, trời thiếc. . .

Nếu khả năng tri nhận của con người là sự ý niệm hoá các tri thức ngôn ngữ về hiện thực thì sự miêu tả thế giới thành những hình ảnh thông qua liên tưởng ẩn dụ ngôn ngữ, đã tự nó kiến tạo nơi mỗi nhà thơ một lớp từ riêng. Bởi thế, người đọc khi tiếp xúc lớp từ ẩn dụ trong thơ Xuân Diệu, dễ nhận thấy ngay những yếu tố ngôn ngữ rất riêng, được cấu tạo theo một khuynh hướng rõ ràng : “bến đợi”, “cảnh nghèo vạc mặt”, “chiều thưa”, “chén xanh êm”, “gió kiều”, “gió xiêu xiêu”, “lời môi”, “lòng thơm”, “lòng tôi động vỡ”, “lòng trinh”, “mắt tê đông”, “nắng trở chiều”, “sắc năm mây”, “sương trinh”, “tiếng reo thi” . . . Những ngữ biểu trưng như “vạc mặt”,

“thưa”, “xanh êm”, “kiều”, “xiêu xiêu”, “trinh”, “tê đông” . . . lần lượt kết hợp với

“cảnh nghèo”, “chiều”, “chén”, “gió”, “sương”, “mắt” . . . tạo nên một hệ thống cấu trúc ý niệm miêu tả hiện thực theo cách nhìn riêng của nhà thơ Xuân Diệu. Mục tiêu của luận án là trên cơ sở các lớp từ ngữ ẩn dụ của từng tác giả thơ, chúng tôi nhận diện các hiện tượng ngữ nghĩa và cấu trúc từ vựng trong quá trình ý niệm hoá

những hình ảnh cụ thể trong cuộc sống trở thành những hình ảnh ngôn ngữ, định danh bằng khái niệm có tính tri nhận trong thơ ca.

Khảo sát ngữ ẩn dụ “cảnh nghèo” trong thơ Xuân Diệu, chúng tôi nhận thấy sự sáng tạo của tác giả về vốn từ thơ ca rất rõ. Bởi vì “cảnh nghèo” trong ngôn ngữ giao tiếp, thường dễ kết hợp với “khó”, “khổ”, “quá đỗi”, “lầm than”, “thân phận”

… Nhưng khi kết hợp “cảnh nghèo vạc mặt” được đưa vào trong cấu trúc văn bản thơ là cách nói riêng của Xuân Diệu.

khó khoồ quá đỗi

Cảnh nghèo lầm than thân phận

vạc mặt Gió vừa chạy, vừa rên, vừa tắt thở, Đem trái tim làm uất cả không gian, Gợi bóng hình những thân thể cơ hàn,

Với môi tím, với cảnh nghèo vạc mặt.

(Tiếng gió) Thành công của Xuân Diệu là thơ ông vừa có tính cách tân trong cấu trúc ngôn từ, vừa gần gũi, phù hợp với phong cách ngôn ngữ dân tộc. Điều khó nhất trong sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt trong thơ, là vốn từ mới kia có thể hòa nhập một cách nhịp nhàng vào ngôn ngữ cộng đồng, và nó trở thành ngôn ngữ chung của cộng đồng.

Khi tiếp xúc với nền thơ ca phương Tây, Xuân Diệu cũng như các nhà thơ khác lúc bấy giờ, đã không sao tránh khỏi những bỡ ngỡ của buổi giao thời, nhưng thơ ông đã nhanh chóng hoà nhập vào làng thơ ca Việt Nam đúng theo xu hướng, cái nhìn của người Việt :

Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên Cây me ríu rít cặp chim chuyền,

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền.

(Thô duyeân)

Cái lối làm duyên của Xuân Diệu đã đưa toàn bộ sáng tác của ông đi vào tâm tình bạn đọc. Không một ai, khi đọc thơ Xuân Diệu mà không rung động con tim một

Sự liên tưởng ẩn

dụ từ ngôn ngữ đời thường

đến ngôn ngữ thơ ca

cách thật sự. Những tình cảm mà tác giả gửi gắm vào thơ, mới nhìn thoáng qua, nó được diễn đạt bằng một lớp từ rất mới, nhưng khi tiếp nhận, thì thơ ông luôn luôn là tiếng lòng của con người Việt Nam.

Nhận định về thơ Xuân Diệu, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy : Ông là nhà thơ tình: bên cạnh những khao khát cháy bỏng, nhà thơ vẫn còn như tiềm ẩn một nỗi buồn man mác của thế hệ thanh niên lúc bấy giờ. Nhưng nếu chúng ta so sánh trên cứ liệu 204 đoạn thơ, ở hai tập “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió” của tác giả thì đủ rõ. (Ở đây chúng tôi trích lược số các kết hợp tiêu biểu của ẩn dụ ngôn từ của Xuaõn Dieọu).

Noãi buoàn Bóng chiều Bóng tối Bến đợi

Buồn mơn trớn Buoàn hiu hiu Buồn le lói Buoàn xa Cành hoang Cành thưa thớt Cảnh nghèo vạc mặt Chieàu thửa

Chia tan

Chiếc đảo hồn tôi Chiếc thuyền lòng Gió lan xa

Gió xiêu xiêu Gió lướt thướt Khói hương xưa Làn hương Lòng giá đúc Lòng tôi động vỡ Lòng trăng ý gió Mây đèo

Maõy ủửa

Niềm vui, khao khát Bóng sáng

Cành hồng Cành lá biếc Cành tơ phơ phất Cành vui xanh thắm Chiều mộng

Chieàu say Chieàu eâm Cheùn xanh eâm Gió kiều Hoa hửụng Muứi hửụng Saộc hửụng Lời ân ái Lời môi Lòng thơm Lòng trinh Maõy nheù nheù Mắt sáng phai rồi Màu êm

Màu hoa Màu yêu Mộng ngọc Mộng tưởng

Maét buoàn xa Maột teõ ủoõng Moâi tím Naéng thieâu Nắng trở chiều Nắng vàng êm Nỗi phai tàn Nước mắt gió rơi Quán tranh nghèo Sầu âm nhạc Saàu bi

Soâng troâi Sóng triều Sửụng trinh Tieáng huyeàn Tiếng mưa khóc Thuyền vắng bờ Trời thiếc

Môi rượu Moâi son Nắng đào Nắng rọi

Noói thửụng yeõu Noói yeõu truứm Saéc naêm maây Saéc yeâu kieàu Sóng mắt Suối rượu Sửụng maõy Tieáng reo thi Tình non Traêng ngaàn Traêng raèm Traêng theàm Trăng đầy

Trên cứ liệu khảo sát 405 đoạn văn bản của nhà thơ Xuân Diệu, chúng tôi nhận thấy lớp từ theo quan hệ kết hợp được lựa chọn có khuynh hướng miêu tả bộc lộ cảm xúc dựa trên cách quy chiếu có tính tri nhận các lớp từ ẩn dụ theo cách định danh về không gian, về thời gian, và cả về những hình ảnh ẩn sâu trong ký ức nhà thơ : bướm, hồng, nguyệt lạnh . . .

Những hình ảnh trời veà khoâng gian maây

non thaúm Những cảm xúc chiều tâm lý về thời gian chiều êm

chieàu xanh

lá biếc

cánh hồng Cảm nhận trữ tình bướm

thuyeàn cung nguyệt lạnh

mô cảm xúc

tơ tưởng saàu tuûi

xa xoâi vội vàng tình si

ủa duyeõn Trường liên tưởng hiu quạnh ẩn dụ về tâm trạng nhạc thơm nhạc hường ân ái coõ ủụn động vỡ ý gió vuoát ve

tê người đầu say

hoa hửụng hẹn hò buoàn traêng say noàng mưa khóc

tình ái Chúng tôi nhận thấy thơ Xuân Diệu có nhiều từ ngữ miêu tả bộc lộ cảm xúc về không gian, thời gian, cảm nhận trữ tình, ẩn dụ về tâm trạng. Những từ ngữ nhiều nhất và nổi trội nhất vẫn có xu hướng tập trung miêu tả các cảm xúc bên trong tâm hồn con người.

Nguyễn Đăng Mạnh trong tiểu luận “Tư tưởng và phong cách một nhà thơ lớn”

(1987), theo ông, một đặc điểm độc đáo của thi pháp Xuân Diệu là lấy “Vẻ đẹp của con người làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của thế giới, của vũ trụ”. Và ông khen rằng nguyên tắc mỹ học này “là cả một cuộc đổi mới đáng kể trong thi ca Việt Nam hiện đại” [108;106].

Trên cứ liệu khảo sát như vừa nêu, bước đầu, chúng tôi có thể nhận định thơ Xuân Diệu là dòng thơ cảm xúc lãng mạn: các từ nói về tâm trạng chiếm một tỷ lệ khá lớn 306/405 – chiếm 75,6%. Các từ, ngữ ẩn dụ như : “trời”, “mây”, “non

thẳm”… nhìn bề ngoài có vẻ là hình ảnh về thiên nhiên, nhưng thực sự chất trữ tình đi vào tâm trạng đã thể hiện một cách tiềm ẩn qua cấu trúc của văn bản thơ ông.

Một lần nữa, trên cơ sở tìm hiểu phong cách ngôn ngữ thơ Xuân Diệu theo con đường thống kê và mã hóa ngôn ngữ, chúng tôi nhận thấy tuy ít nhiều trong thơ tác giả còn vương chút lòng buồn, ít nhiều thoảng bóng sầu cảm, nhưng nhìn chung trên toàn bộ sáng tác, thơ ông vẫn thể hiện một khuynh hướng đậm màu say đắm tình yêu, một tình yêu vội vàng, cuống quít thiết tha rạo rực, tràn đầy cuộc sống tin yêu.

Một phần của tài liệu Phong cách ngôn ngữ thơ ca việt nam giai đoạn 1930 1945 so sánh phương thức ẩn dụ trong thơ xuân diệu, huy cận, hàn mặc tử và chế lan viên (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(259 trang)