Mỗi tác giả có một bức tranh ngôn ngữ riêng về thế giới

Một phần của tài liệu Phong cách ngôn ngữ thơ ca việt nam giai đoạn 1930 1945 so sánh phương thức ẩn dụ trong thơ xuân diệu, huy cận, hàn mặc tử và chế lan viên (Trang 190 - 200)

III. Phong cách ngôn ngữ tác giả - nhìn từ góc độ ẩn dụ

1. Mỗi tác giả có một bức tranh ngôn ngữ riêng về thế giới

Trên cứ liệu 763 đoạn văn bản của các nhà thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy các từ ngữ sau đây thường lặp lại :

Từ “buồn”, có tần số xuất hiện 106; “bóng” 189 lần; “chiều” 68 lần; “hương”

67 lần; “làn” 17 lần; “lòng” 186 lần; “mây” 38 lần; “mơ” 35 lần; “nỗi” 43 lần;

“niềm” 10 lần; “nhớ” 43 lần; “sầu” 40 lần; “tình” 96 lần … Có thể thấy bốn tác giả thơ giai đoạn 1930 – 1945 thiên về miêu tả những hoạt động tâm lý, bộc lộ những cảm xúc trữ tình hướng về con người cá nhân, hướng về cái tôi có tính chất hướng nội. So với giai đoạn trước, sự lựa chọn các lớp từ trong sáng tác thơ giai đoạn này thay đổi rất nhiều. Các lớp từ như “lòng”, “buồn”, “nhớ”, “tưởng”… rõ ràng minh chứng con người thời đại bấy giờ thiết tha muốn trở về với cái tôi. Xu hướng sáng tác thơ ca lúc bấy giờ, rõ ràng có sự tương phản với thời đại trước. Chính sự tương phản này đã khẳng định thêm phong cách ngôn ngữ thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, được đầy đủ toàn diện hơn. Nếu như tác nhân trữ tình trong thơ trước đây thiên về cái chung của cộng đồng thì bây giờ xu hướng bộc lộ cá nhân lấn át tất cả.

Vốn từ nghệ thuật của giai đoạn văn học là kết quả của sự tương hợp các lớp từ, ngữ nghệ thuật của các tác giả cùng thời đại. Sự đóng góp đó làm cho toàn bộ vốn từ chung tăng lên, đáp ứng yêu cầu giao tiếp sáng tác trong xã hội, đặc biệt là ngôn ngữ thơ ca.

Các nhà thơ mới thường thể hiện tâm trạng, nói về cảm xúc bên trong của con người. Những vấn đề thuộc về phong cách ngôn ngữ thơ ca Việt Nam như đã trình bày trên không ngoài định hướng xác định và khẳng định phong cách ngôn ngữ riêng của từng tác giả. Về mặt lý luận cũng như thực tế sáng tác thơ ca, thì mối quan hệ giữa nhà thơ và xã hội có ảnh hưởng nhất định. Nhà thơ bao giờ, và luôn luôn lúc nào cũng có sự sáng tạo nghệ thuật, mà muốn sáng tạo nghệ thuật thì trước hết phải có khả năng tạo lập ngôn từ theo từng lớp từ theo cái nhìn ngôn ngữ có tính cá nhân.

Và sự ảnh hưởng của phong cách ngôn ngữ cá nhân ở vai trò định hướng cho phong cách ngôn ngữ xã hội. Nhà văn, nhà thơ không thể vượt lên trên hoàn cảnh, hoặc thoát ly mà phải hoà nhập, cùng xã hội có những tác động tương hỗ để xây dựng một nền thi ca phong phú, đa dạng. Nhà thơ nghe thấy và cảm nhận thế giới

cách này hay cách khác chủ yếu là ảnh hưởng từ tập quán, phong tục văn hóa xã hội.

Chính những yếu tố văn hóa xã hội đó định hướng cho phong cách ngôn ngữ nhà thơ.

Trên cơ sở vốn từ nghệ thuật chung của thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, bốn nhà thơ khảo sát bằng những lớp từ riêng, có tính sáng tạo cá nhân trong sáng tác, họ đã có công rất lớn, góp phần hoàn thiện toàn bộ hệ thống ngôn ngữ văn thơ cho phong trào thơ mới.

Chúng tôi xin được lặp lại khả năng kết hợp của từ “gió” ở ba nhà thơ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận để thấy được dung lượng từ ngữ tiếng Việt phát triển như thế nào trong giai đoạn thơ ca này. Đối với Huy Cận thì “gió buồn”, “gió thở dài”, “gió veo hồ”…; còn Xuân Diệu thì “gió hây”, “gió kiều”, “gió gác”, “gió se”, “gió thanh”, “gió xiêu xiêu”…; Hàn Mặc Tử thì “gió hạ”, “gió lảng”, “gió say”, “gió thoảng”, “gió trăng”, “gió xuân”,… Và chúng tôi nhận thấy, nếu tổng hợp chung khả năng kết hợp từ “gió” ở ba tác giả thành một bảng thì đây là cơ sở phân biệt phong cách ngôn ngữ thơ giữa các tác giả.

TỪ ẨN DỤ XUÂN DIỆU HÀN MẶC TỬ HUY CẬN

GIÓ

caâm gác haây kieàu lan xa lượn luứa đào qua ruûi se sửụng sóng thanh vỡ

xieâu xieâu

chieàu hạ hửụng lảng luứa saàu ủoõng sửụng say thoảng thu traêng vàng xuaân

bieác buoàn hửụng maây mửa thở dài traêng veo hoà xa xoâi

(Chế Lan Viên ít sử dụng từ “gió” trong sáng tác thơ của mình)

Chỉ qua bảng thống kê từ ẩn dụ “gió” của Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận thì chúng tôi cũng có cảm nhận là các nhà thơ giai đoạn 1930 – 1945 trong họ ẩn chứa nhiều tình cảm vui, buồn, giận, ghét, yêu thương đan xen pha trộn. Đến nay, việc tìm hiểu thơ ca Việt Nam theo con đường chuyển nghĩa của ngôn từ chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm như là một hệ thống, chúng tôi muốn đặt vấn đề khảo sát

một giai đoạn thơ ca như thế phải căn cứ trên những lớp từ riêng, mỗi tác giả có sự lựa chọn từ ngữ theo cách nhìn hiện thực riêng. Cơ sở xác định phong cách ngôn ngữ tác giả chính là bức tranh ngôn ngữ nghệ thuật mà tác giả lựa chọn trong quá trình sáng tác. Rõ ràng, sự đóng góp về mặt ngôn ngữ của nhà thơ mới đã trực tiếp làm bật dậy khả năng diễn đạt của ngôn ngữ thơ ca Việt Nam. Dù tiếp xúc với nền văn hoá Trung Hoa, hay tiếp xúc với nền văn hoá phương Tây, tiếng Việt bao giờ cũng tiếp thu trên cơ sở cảm quan riêng của người Việt vốn chịu tác động lâu đời từ nền văn hóa sông nước Việt Nam truyền thống. Tiếng Việt đủ sức dung hợp trên một diện rộng, đủ sức vận dụng tiếp thu những cách thức cấu trúc mới để tăng khả năng diễn đạt trên lĩnh vực nghệ thuật.

Một bằng chứng rất rõ là khi nhìn về bảng thống kê kết hợp của từ “gió”, chúng tôi nhận thấy ở ba tác giả đều dùng từ, không chỉ diễn tả nỗi buồn mà nó có cả niềm vui, có cả sự khát vọng say nồng của cuộc sống. Chính sự đổi mới về cách nhìn ngôn ngữ của các tác giả nêu trên đã tạo tiền đề cho việc đánh giá thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 theo một hướng mới giúp người đọc thấy được sự phát triển vượt bậc, có sự thể hiện phong phú đa dạng về tâm tư tình cảm con người, thể hiện đầy đủ những tính cách văn hoá của con người Việt Nam.

TỪ ẨN DỤ XUÂN DIỆU HÀN MẶC TỬ HUY CẬN

HệễNG

hoàn hửụng hoa hửụng muứi hửụng khói hương rừng hương saộc hửụng

hoa khói nguyeàn noàng saàu thô traàm traêng vò

hoa noàng rừng tình vò

vương gót

(Chế Lan Viên rất ít sử dụng từ “hương”, chúng tôi chỉ thấy tác giả sử dụng từ này một lần là “hương đưa”)

Xuân Diệu đã đem đến cho làng thơ Việt Nam những cách tân về mặt cấu tạo từ.

Ở đây, Xuân Diệu không phải sử dụng phép đảo ngữ trong thơ, mà chính ông có một dụng ý rõ ràng về việc đóng góp nâng cao số lượng từ có đủ khả năng bộc lộ những tình cảm, tâm tư của con người. Nhìn vào bảng thống kê trên, ta thấy trật tự các “kết hợp từ” của Xuân Diệu hoàn toàn khác với các “kết hợp từ” ở Hàn Mặc Tử, Huy Cận.

HÀN MẶC TỬ – HUY CẬN XUÂN DIỆU Hửụng hoa

Hương khói

Hoa hửụng Khói hương

Với Xuân Diệu, các kết hợp từ : hoa hương, khói hương, ngoài việc cách tân về cấu trúc từ ngữ , chúng còn có chức năng góp phần thể hiện phong cách ngôn ngữ tác giả. Bởi vì trong lúc sáng tác, mỗi nhà thơ có một thế giới ngôn ngữ riêng, mỗi nhà thơ có một nét riêng, những cái riêng ấy là cơ sở để xác định phong cách ngôn ngữ.

Trở lại vấn đề cấu tạo từ theo quan hệ kết hợp trong thơ Xuân Diệu, ta thấy ông khá thành công trong lĩnh vực này. Trong bài “Đây mùa thu tới”, điều thành công nhất ở Xuân Diệu về mặt cấu trúc ngôn từ là : tuy ông có chịu ảnh hưởng phong cách ngôn ngữ thơ ca Pháp, nhưng khi sáng tác, tác giả khẳng định hoàn toàn là một nhà thơ của phong cách ngôn ngữ Việt. Để đạt được trình độ sáng tác nghệ thuật như Xuân Diệu là một điều không đơn giản chút nào.

Hơn một loài hoa đã rụng cành Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh.

Những luồng run rẩy rung rinh lá. . . Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

(Đây mùa thu tới)

Thông thường, khi giao tiếp, các bên hội thoại thường sử dụng: hoặc là “nhiều hơn”, “ít hơn”,… nhưng khi Xuân Diệu đảo từ “hơn” và đặt nó vào vị trí đầu của câu thơ thì sức bật của cảm xúc có sức ngân vang, sâu lắng. Cái hay của Xuân Diệu là cách nói rất Tây mà cái tình lại rất ta. Sự tiếp xúc vay mượn cấu trúc của ngôn ngữ phương Tây đưa vào thơ làm nó trở thành cách nói của Việt Nam là một thành công lớn của nhà thơ tình tiêu biểu này.

Bảng 2.1:

Từ ẩn dụ Xuân Diệu Huy Cận Hàn Mặc Tử Chế Lan Viên

LÒNG

bớt nặng coõ ủụn cứng cỏi em giá đúc maây si ta thôm toâi

tôi động vỡ traêng trinh

buoàn kiêu hãnh mới mẻ quạnh hiu rộng saàu trai

anh coâ lieâu em

giếng lạnh người thương ni coâ

ta ta khát viễn khách xuaân

anh còn yêu ta toâi thô

NAÉNG

hạ mọc mới đào nhạt rọi thieâu trở chiều vàng êm

hoe phới thô vàng xeá chia

chang chang chảy

hàng cau hồng đào hường mới ngừng nhuộm reo tửụi

chieàu chieàu tửụi chói sớm

NOÃI

nhớ nhà phai tàn thửụng yeõu yeõu truứm

dàn bày hàn lòng

nhớ thương xoân xao

nieàm

nieàm rieõng buoàn thửụng căm hờn

Khi lên bản đồ ngôn ngữ tạo nghĩa ẩn dụ trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, chúng tôi đã thống kê thì nhận thấy số lượng các từ diễn tả nỗi buồn, niềm vui, khát vọng như đan xen vào nhau, và có thể khẳng định ngôn ngữ thơ ca giai đoạn này đã miêu tả một cách đầy đủ mọi sắc thái tình cảm tâm lý bên trong của con người.

Cách tri nhận, cách miêu tả những hoạt động tâm lý bên trong con người cá nhân ở mỗi nhà thơ, có một sự lựa chọn từ, ngữ riêng. Và ở mỗi tác giả thơ có một thế giới ngôn ngữ nội tâm riêng của mình. Nói về nỗi lòng, nhà thơ Xuân Diệu cảm nhận ở

nhiều tình huống, nhiều trạng thái khác nhau của cảm xúc : lòng cô đơn, lòng giá đúc, lòng mây, lòng thơm, lòng tôi động vỡ, lòng trinh . . . Qua thống kê từ “lòng”

trong hai tập “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió”, chúng tôi nhận thấy tác giả sử dụng với 13 cách kết ở nhiều ngữ cảnh thơ khác nhau :

Mùa xuân chín ửng trên đôi má Xui khiến lòng ai thấy nặng nề. . . (Nụ cười xuân)

. . .

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu ! -Yêu, là chết ở trong lòng một ít.

(Yeâu) Cốt nhất là em chớ lạnh như đông Chớ thản nhiên bên một kẻ cháy lòng

Chớ yên ổn như mặt hồ nước ngủ.

(Phải nói) Để lây lửa chuyển những lòng giá đúc

Phải ấm lên vì bắt chước, tôi nồng ; Để bừng tia trong những mắt tê đông, Và gợi nhịp khiến hồn lười phải thức ; (Chỉ ở lòng ta)

Tình yêu muôn thuở vẫn là hương Biết mấy lòng thơm mở giữa đường Đã mất tình yêu trong gió rủi

Không người thấu rõ đến nguồn thương !

(Gửi hương cho gió) Trăng của xa xôi, trăng của hảo huyền

Ngươi vĩnh viễn như lòng trăng ý gió.

(Ca tuùng)

Cũng chỉ một từ “lòng”, khi khảo sát thêm ở Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy từ này được các tác giả sử dụng ở 22 cách kết hợp khác nhau. Điều đó chứng tỏ hiện thực tâm lý bên trong của con người được các nhà thơ giai đoạn này nắm bắt ở nhiều khía cạnh khác nhau của cảm xúc. Với cách khảo sát ngôn ngữ thơ theo chiều hướng như vừa phân tích, biện giải, chúng tôi dễ tiếp cận được phong cách ngôn ngữ từng tác giả thơ, và cũng trên cơ sở thống kê các lớp từ theo chiều kết hợp của chúng, chúng tôi nhận dạng được phong cách ngôn ngữ chung của một giai đoạn thi ca.

Bảng 2.2 : Từ “Lòng” và các từ kết hợp tạo nghĩa ẩn dụ

Tác giả Từ ẩn dụ Buồn Vui Yêu thương

Khao khát

Xuân Diệu LÒNG

bớt nặng coõ ủụn giá đúc si

maây thôm traêng động vỡ

cứng cỏi trinh

Hàn Mặc Tử LÒNG

coâ lieâu giếng lạnh ni coâ viễn khách

Anh người thửụng xuaân

(ta) khát

Huy Cận LÒNG

buoàn quạnh hiu saàu

kiêu hãnh mới mẻ rộng trai

Taàn soá (42.3%) 11/26 (46,2%) 12/26 (11,5%) 3/26

Bảng 2.3 : Từ “Gió” và các từ kết hợp tạo nghĩa ẩn dụ

Tác giả Từ ẩn dụ Buồn Vui Yêu thương – Khao khát

Xuân Diệu GIÓ

caâm gác lan xa phụ phàng ruûi

se sửụng vỡ

xieâu xieâu

caêng kieàu lại đào qua sóng thanh

haây lượn luứa

Hàn Mặc Tử GIÓ

chieàu hạ lảng saàu sửụng thu vàng

hửụng luứa ủoõng say thoảng traêng xuaân

Huy Cận GIÓ

buoàn maây mửa thở dài xa xoâi

bieác hửụng traêng veo hoà

Taàn soá (48,8%) 21/43 (41.9%) 18/43 (9.3%) 4/43

Bảng 2.4: Từ “Nắng” và các từ kết hợp tạo nghĩa ẩn dụ

Tác giả Từ ẩn dụ Buồn Vui Yêu thương

Khao khát

Xuaõn Dieọu NAẫNG

hạ nhạt thieâu trở chiều

mọc đào rọi vàng êm

Hàn Mặc Tử NẮNG

chang chang chảy

ngừng nhuộm

hàng cau hồng đào hường mới reo tửụi

Huy Cận NẮNG

hoe vàng xeá

thơ phới

Taàn soá (45,8%) 11/24 (45,8%) 11/24 (8,4%) 2/24

Bảng 2.5: Từ “Tình” và các từ kết hợp tạo nghĩa ẩn dụ

Tác giả Từ ẩn dụ Buồn Vui Yêu thương

Khao khát Xuaõn Dieọu TèNH

không bạn

non yeâu

Hàn Mặc Tử TÌNH

si thu vaéng veû

anh ái duyeân em

ta (sáng láng)

ai mới cắn phu theâ ý lạ

Huy Cận TÌNH sầu cờ

ngàn dặm

Taàn soá (25%) 5/20 (45%) 9/20 (30%) 6/20

Bảng 2.6: Từ “Trăng” và các từ kết hợp tạo nghĩa ẩn dụ

Tác giả Từ ẩn dụ Buồn Vui Yêu thương khao khát

Xuaõn Dieọu TRAấNG

khuya tàn thaâu vàng

ngaàn ngà raèm theàm thửụng

nhớ đầy

Hàn Mặc Tử TRĂNG

cổ độ ngà quyứ rôi rợn ruùng thaâu thu vàng

gió

lồng bóng (thieát tha) maây mô đầu hạ nước thanh

ghen lưỡi liềm ngậm đầy sông ngập trăng ngàn sáng xuaân

Huy Cận TRĂNG gió sao

Taàn soá 14/36 (38,9%) 12/36 (33,4%) 10/36 (27,7%) Tổng cộng 62/149 (41,6%) 62/149 (41,6%) 25/149 (16,8%) Căn cứ vào các bảng thống kê từ bảng 2.1, trang 189 đến bảng 2.6, trang 194, chúng tôi nhận thấy rõ phong cách ngôn ngữ của các tác giả Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử có tỉ lệ phần trăm miêu tả về niềm vui, nỗi yêu thương khao khát bao giờ cũng lớn hơn tỉ lệ phần trăm các từ ngữ ẩn dụ miêu tả nỗi buồn. Điều này, là cơ sở khẳng định cho cách nhìn mới về phong cách.

Từ bảng thống kê trên, “trăng” trong thơ Xuân Diệu thuộc về ngữ vực thiên nhiên miêu tả không gian và thời gian theo dòng cảm xúc một cách trữ tình có cả nỗi buồn :

“trăng tàn”, “trăng thâu” . . . lẫn niềm vui “trăng ngần”, “trăng rằm”,

“trăng thương” . . .; nhưng với Hàn Mặc Tử thì ngữ vực thiên nhiên về “trăng” mang một màu sắc ẩn dụ khái niệm mạnh mẽ hơn : “trăng cổ độ”, “trăng rơi”, “trăng rụng”, “trăng lồng”, “trăng nước”, “trăng ngậm đầy sông” . . . và còn “sông trăng” nữa . . . Điều đó chứng tỏ, cùng một đối tượng sáng tác, nhưng mỗi tác giả có một sở trường miêu tả theo từng ngữ vực in đậm phong cách cá nhân.

Và khảo sát các trường từ vựng theo chủ điểm như thế là nhằm xác định cơ sở hình thành phong cách ngôn ngữ từng tác giả thơ, xa hơn nữa là để xác định phong cách ngôn ngữ thơ giai đoạn 1930 – 1945 có những đổi mới và cách tân rõ nét so với các giai đoạn thơ ca trước đó. Sự tương tác giữa phong cách ngôn ngữ tác giả và phong cách ngôn ngữ giai đoạn là cả một quá trình tác động tương hỗ nhằm hoàn thiện ngôn ngữ thơ ca dân tộc.

Điều mà chúng tôi rất quan tâm là, trên cơ sở thống kê phân loại các trường liên tưởng ẩn dụ của từng tác giả và cũng đồng thời phân loại các từ ẩn dụ có tính chất chung cho cả giai đoạn, để từ đó có thể rút ra những nhận xét dựa trên nghiên cứu ngôn ngữ học, theo con đường tiếp cận tác phẩm với phương pháp phân tích của ngôn ngữ học tri nhận.

Qua cách thực hiện như vừa nêu, chúng tôi nhận thấy thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, nói về tình cảm tâm lý con người một cách sinh động, phản ánh nhiều mặt hiện thực, nhiều vấn đề tâm lý xã hội lúc bấy giờ.

Một phần của tài liệu Phong cách ngôn ngữ thơ ca việt nam giai đoạn 1930 1945 so sánh phương thức ẩn dụ trong thơ xuân diệu, huy cận, hàn mặc tử và chế lan viên (Trang 190 - 200)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(259 trang)