Cấu trúc của luận án

Một phần của tài liệu Truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị miền nam giai đoạn 1954 1965 (Trang 27 - 275)

Luận án gồm 200 trang chính văn. Ngoài phần Mở đầu (22 trang), Kết luận (3 trang), Công trình tác giả đã công bố có liên quan đến luận án, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, là 3 chương chính:

- Chương 1 (43 trang): Vị trí của truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1965. Ở chương này, luận án trình bày khái quát về văn học yêu nước đô thị miền Nam 1954 – 1965, một bộ phận khá đặc

biệt của văn học Việt Nam 1954 – 1965, trong bối cảnh chính sách xâm lược văn hóa tư tưởng của Mỹ và phong trào đấu tranh của nhân dân. Từ đó, nêu bật ưu thế được ưa chuộng và sức sống của truyện ngắn trong bức tranh văn học yêu nước đô thị miền Nam giai đoạn này.

- Chương 2 (66 trang): Nội dung yêu nước và tinh thần nhân văn của truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1965. Qua khảo sát thành tựu của hơn 20 tác giả tiêu biểu, luận án đi sâu phân tích, so sánh, làm sáng tỏ “Nội dung yêu nước thấm thía” của truyện ngắn giai đoạn này được thể hiện ở “Tiếng nói yêu nước thương nòi”, “Tiếng nói chống chính thể phi nhân” và “Tiếng nói chống xâm lăng”, kết hợp với “Tinh thần nhân văn sâu sắc”

toát lên từ việc “Phơi bày thảm cảnh đời sống nhân dân”, “Phê phán tư tưởng và lối sống xa lạ”, “Vạch trần bản chất vô nhân đạo, tố cáo âm mưu xâm lược”. Sự kết hợp xuyên thấm giữa hai đặc điểm nội dung này đã tạo nên giá trị lâu bền của nhiều tác phẩm truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam 1954 - 1965.

- Chương 3 (66 trang): Hình thức tự sự linh hoạt, hiện đại của truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1965. Luận án phân tích, làm rõ những đặc điểm về hình thức nghệ thuật góp phần tạo nên sắc thái riêng của truyện ngắn giai đoạn này thể hiện qua “Hình tượng nghệ thuật đa nghĩa”; “Cốt truyện, kết cấu uyển chuyển”; “Không gian, thời gian nghệ thuật đa dạng”; “Miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách sinh động”; “Ngôn từ gợi tả, giàu chất sống hiện đại”.

Từ đó, luận án đi đến khẳng định những đóng góp đáng trân trọng của truyện ngắn và dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1965 vào tiến trình văn học sử dân tộc.

Chửụng 1

VÒ TRÍ CUÛA TRUYEÄN NGAÉN

TRONG DÒNG VĂN HỌC YÊU NƯỚC ĐÔ THỊ MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1965

1.1. VĂN HỌC YÊU NƯỚC ĐÔ THỊ MIỀN NAM 1954 – 1965, MỘT BỘ PHẬN KHÁ ĐẶC BIỆT CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM 1954 – 1965

1.1.1. Ba bộ phận văn học yêu nước Việt Nam: văn học mới miền Bắc, văn học giải phóng và văn học yêu nước đô thị miền Nam

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do - cho dân tộc ta. Nền văn học cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng được khai sinh. Không bao lâu sau (19-12-1946), cả dân tộc lại bước vào cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp. Hiệp định Genève (20 – 7 – 1954) đánh dấu sự thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến đầy gian khổ đó. Đất nước tạm chia làm hai miền. Chính thức thay chân Pháp, Mỹ nhảy vào thực hiện chính sách xâm lược đối với miền Nam. Nhiệm vụ lớn đặt ra cho Đảng lúc này là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sự phát triển của văn học cách mạng cũng được định hướng theo trách nhiệm lịch sử đó.

Cùng với sự phát triển của nền văn học mới miền Bắc, ở miền Nam, trong vùng kiểm soát của chính quyền Sài Gòn, song song với văn học thực dân mới của Mỹ là sự hình thành và phát triển của dòng văn học yêu nước ở các đô thị. Ở địa bàn nông thôn, rừng núi, từ thắng lợi của ngọn lửa đồng khởi cuối năm 1959 đầu 1960 và sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng (20-12-1960) là sự hình

thành ngày càng rộng lớn các vùng giải phóng, tạo điều kiện cho văn học giải phóng miền Nam ra đời và phát triển. Như vậy, trong hai mươi mốt năm kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954 – 1975), không kể văn học thực dân mới của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, ở hai miền Nam – Bắc đã tồn tại ba bộ phận văn học yêu nước Việt Nam, đó là văn học mới miền Bắc, văn học giải phóng và văn học yêu nước đô thị miền Nam. Do điều kiện lịch sử không thuận lợi - đất nước chia cắt, sự khủng bố đàn áp của chính quyền miền Nam - sự tác động qua lại giữa các bộ phận văn học yêu nước tuy có nhưng chưa nhiều, nhất là trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1965.

Trong ba thập kỷ chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ nền độc lập tính từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, hơn lúc nào hết, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn - những giá trị truyền thống của văn học quá khứ - được kế thừa và phát huy mạnh mẽ trong văn học đương thời. Đối với ba bộ phận của văn học yêu nước Việt Nam 1954 – 1965, thành tựu trước hết và lớn nhất chính là đã góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thành tựu đó không tách rời những kết quả đã gặt hái được của văn học thời kỳ kháng chiến chống Pháp trước đó và tiếp tục phát triển trong hoàn cảnh mới từ khi đất nước tạm chia làm hai mieàn.

Sau 1954, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ở miền Bắc, một đội ngũ đông đảo nhà văn với nhiều thế hệ và không hiếm những tài năng được tiếp tục đào luyện trong thực tiễn mới của một nửa đất nước hòa bình. Văn học cách mạng 1954 - 1965 đạt những thành tựu đáng kể, góp phần làm giàu cho văn học dân tộc bằng nhiều vẻ đẹp được khắc họa từ hiện thực đất nước và con người Việt Nam. Sự phát triển các thể loại văn học khá toàn diện: thơ, truyện, ký, kịch, lý luận, phê bình văn học… Rất nhiều nhà văn khẳng định tên tuổi mình từ những sáng tác nổi

bật: Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng), Cao điểm cuối cùng (Hữu Mai), Trước giờ nổ súng (Lê Khâm), Cửa biển (Nguyên Hồng), Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi)…; Gió lộng (Tố Hữu), Aùnh sáng và phù sa (Chế Lan Viên), Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời (Huy Cận)… Riêng truyện ngắn, thành tựu trong kháng chiến chống Pháp tiếp tục được phát triển trong thời bình. Trước và sau 1960, truyện ngắn “được mùa” với một loạt tập truyện xuất hiện như: Trong làng, Đồng tháng năm, Vụ mùa chưa gặt (Nguyễn Kiên), Mùa lạc (Nguyễn Khải), Con chó xấu xí (Kim Lân), Cái hom giỏ, Hai chị em, Gánh vác (Vũ Thị Thường), Aùnh mắt (Bùi Hiển), Rẻo cao (Nguyên Ngọc), Bên bờ sông Lô (Nguyễn Đình Thi), Cỏ non, Xóm mới (Hồ Phương), Trăng sáng, Đôi bạn (Nguyễn Ngọc Tấn)…

Trong vùng giải phóng, văn học cách mạng miền Nam 1960 - 1965 phát triển khá nhanh về số lượng và chất lượng. Thơ, truyện ngắn, ký, tiểu thuyết là những thể loại đã có sự phát triển tương đối nhịp nhàng, phù hợp với các giai đoạn của cuộc kháng chiến ở miền Nam. Mặc dù đến từ nhiều nguồn khác nhau, đội ngũ đông đảo nhà văn đã đoàn kết dưới lá cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam. Nhiều tác giả, tác phẩm trở nên quen thuộc với đồng bào và chiến sĩ vùng giải phóng như: Bức thư Cà Mau, Hòn Đất của Anh Đức, Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Cửu Long cuộn sóng của Trần Hiếu Minh, Quê hương của Giang Nam, Những đồng chí trung kiên của Thanh Hải, Bài ca chim chơ rao của Thu Bồn…. Vượt lên hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, truyện ngắn có được thành tựu khá phong phú: Giang Nam với tập truyện Vở kịch cô giáo, Phan Tứ với tập Về làng, truyện Gieo mầm của Nguyễn Thiều Nam, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Chiếc guốc xinh xinh của Thủy Thủ, một số truyện ngắn của Nguyễn Chí Trung… Ngoài ra, còn phải kể đến những tập truyện do chiến sĩ, cán bộ quân giải

phóng viết giữa hai đợt chiến đấu như Lớn lên với quê hương, Người con gái Rạch Giá, Chông ba lá, Giữ đường độc đạo...

Hình thành và phát triển từ phong trào đấu tranh của nhân dân ở các đô thị, văn học yêu nước đô thị miền Nam 1954 – 1965 là một bộ phận khá đặc biệt của văn học Việt Nam giai đoạn này. Nét nổi bật của dòng văn học này chính là sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của cách mạng trong hoàn cảnh chính sách xâm lăng về văn hóa tư tưởng của Mỹ, sự đàn áp, khủng bố cùng chính sách kiểm duyệt của chính quyền Sài Gòn diễn ra ngày càng gay gắt. Văn học yêu nước đô thị miền Nam với thành tựu thuộc nhiều thể loại khác nhau đã phản ánh những nét đặc trưng về tâm hồn, lối sống, phong cách người dân miền Nam. Đó chỉ có thể là sản phẩm hình thành từ mảnh đất đô thị trong cuộc đấu tranh công khai chống lại những xu hướng tiêu cực, sai lạc của văn học chính thống được chính quyền Sài Gòn khuyến khích, đầu tư và dùng làm công cụ để bảo vệ chế độ.

Sáng tác giữa một không khí đầy lính tráng, mật vụ, cùng rất đông những ngòi bút thân chính chống cộng, để đến được với bạn đọc, tác phẩm văn học yêu nước phải vượt qua muôn vàn khó khăn. Mặc dù vậy, với sức mạnh truyền cảm lớn lao của mình, dòng văn học này không chỉ tác động mạnh mẽ đến phong trào đấu tranh của nhân dân đô thị mà còn ảnh hưởng đến những ngòi bút ít nhiều vẫn còn khoảng cách với những nhà văn yêu nước, nhà văn “kháng chiến”, khiến họ trực tiếp hay gián tiếp bị cuốn vào dòng thác đấu tranh chung của dân tộc đánh đuổi kẻ thù xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

1.1.2. Chính sách xâm lược văn hóa tư tưởng của Mỹ và tình hình văn học ủoõ thũ

1.1.2.1. Chính sách xâm lược văn hóa tư tưởng của Mỹ

Từ sau hiệp định Genève 1954, chủ nghĩa thực dân mới do Mỹ đứng đầu chính thức thay chân Pháp thực hiện chính sách xâm lược đối với miền Nam, âm

mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Gắn chặt với những chính sách về chính trị, quân sự, kinh tế, chính sách xâm lăng về văn hóa tư tưởng được Mỹ quan niệm là một chính sách rộng lớn, lâu dài, cần tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau và tùy từng quốc gia mà thay đổi cho phù hợp. Với miền Nam, chính sách đó không ngoài mục đích nô dịch nhân dân, tạo ra trong tâm lý văn nghệ sĩ một cảm giác tự do, thậm chí tự hào thoát khỏi mặc cảm tự ti trước đó của những kẻ vong nô dưới chế độ thực dân cũ; từ đó, bằng mọi cách lôi cuốn dư luận và quần chúng từ chỗ đồng tình đến chỗ lệ thuộc hoàn toàn vào chính sách của Mỹ. Trong cái nhìn của một nhà hoạt động văn hóa ở miền Nam trước đây, Lữ Phương xem đây là “phương tiện hiệu nghiệm để biện minh cho sự can thiệp vào miền Nam, đồng thời tạo nên cái lá chắn cho các chính quyền tay sai Mỹ tiến hành những biện pháp trả thù, phát xít, phản cách mạng” [361, tr. 64].

Cùng với chính quyền Ngô Đình Diệm được dựng lên, tiền viện trợ đổ vào ngày càng nhiều hơn cho những kế hoạch, mục tiêu khác nhau về chính trị, quân sự, kinh tế. Mỹ còn sử dụng cả một guồng máy đồ sộ vừa công khai tuyên truyền đường lối chiến tranh, vừa phổ biến văn hóa thực dân mới. Hoạt động chiến tranh tâm lý được tổ chức hết sức qui mô, hệ thống. Nhiều tổ chức, cơ quan trực tiếp tham gia vào hoạt động này như Phái bộ Hoa Kỳ ở Việt Nam (US Mission, Vietnam) do Đại sứ Mỹ chủ trì, gồm Nhóm Cố vấn Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ (MAAG) - từ 1964 mang tên Bộ Tư lệnh Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ ở Việt Nam (MACV); Sở Thông tin Hoa Kỳ (USIS); Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID); Phái bộ Viện trợ Hoa Kỳ (USOM)…; cả Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Đài Phát thanh Hoa Kỳ (VOA). Đến tháng 5 năm 1965, khi Mỹ ồ ạt đổ quân vào miền Nam, tất cả những bộ phận liên quan đến chiến tranh tâm lý hợp thành Cơ quan Liên vụ Thông tin Hoa Kỳ (JUSPAO). Ngoài ra, còn có nhiều nhóm cố vấn từ các trường Đại học của Mỹ được USAID hợp đồng sang miền

Nam phụ trách các vấn đề có liên quan đến giáo dục, đào tạo lực lượng trí thức cho chính quyền Sài Gòn như Nhóm Cố vấn Đại học tiểu bang Michigan (MSUG), Đại học Nam Illinois (SIU), Đại học Ohio (OU)… Các tổ chức văn hóa tư nhân, những hội từ thiện cũng được huy động như: Quỹ Tài trợ Châu Á (Asia Foundation), còn gọi là Cơ quan Văn hoá Á Châu, mang danh nghĩa tư nhân nhưng thực chất là tổ chức do CIA thành lập và tài trợ; Hội Thanh niên Chí nguyện Quốc tế (IVS) hoạt động dưới hình thức hợp đồng, sử dụng ngân sách của USAID. Để đảm bảo thành công, chính quyền Mỹ còn cử sang những chuyên gia hàng đầu về chiến tranh tâm lý như S. Williams, E. Lansdale, H. Stassen, M.

Mansfield…

Đi liền với những hoạt động tuyên truyền đường lối chiến tranh, phổ biến văn hóa Mỹ của JUSPAO là nhiều trung tâm văn hóa, hội Việt – Mỹ được thành lập ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Cần Thơ, Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế. Các thư viện, phòng đọc sách, lớp hướng dẫn nghệâ thuật, lớp học tiếng Anh, các hoạt động trình diễn văn nghệ, chiếu phim, triển lãm tranh ảnh, thể thao, hội thảo về văn hóa, văn minh Mỹ… được tổ chức đã thu hút khá đông trí thức, thanh niên sinh viên, học sinh, công chức thành thị. Vũ Hạnh, trong bài thuyết trình

“Văn hóa hay mạo hóa” tại trụ sở Bút Việt - Sài Gòn, ngày 25-7-1971, đã có lý khi cho rằng: “ Người Mỹ không cần giấu giếm đã cho thấy rằng những cái trung tâm văn hóa của họ ở các nước ngoài cũng quan trọng không kém gì những căn cứ quân sự của họ” [400, tr. 311-312].

Những chính sách về văn hóa tư tưởng của Mỹ còn được chính quyền Sài Gòn thực thi, hỗ trợ một cách mạnh mẽ. Không lâu sau ngày tuyên bố Hiến pháp tạm thời và thành lập nước Việt Nam Cộng hoà (26-10-1955), Tổng thống Ngô Đình Diệm đã chủ trì Đại hội Văn hóa toàn quốc (07-01-1957) nhằm hoạch định đường lối và chương trình phát triển sự nghiệp văn hóa, văn nghệ. Bộ trưởng

Công dân vụ Ngô Trọng Hiếu mạnh mẽ kêu gọi: “ Thái độ cần phải có của văn nghệ sĩ là phải đánh giặc cộng sản bằng vũ khí nghệ thuật, không được vì lý do gì mà tiếp tay địch” (Dẫn theo Nguyễn Đức Đàn) [43, tr. 65]. Theo đó, nhiều tổ chức hội, đoàn văn hóa văn nghệ đua nhau thành lập: Hội Văn hóa bình dân (28- 4-1955), Hội Việt – Mỹ (từ 28-5-1955), Hội Thân hữu văn hóa (8-1955)… Để thúc đẩy hoạt động sáng tác, Ngô Tổng thống ký dụ số 40, ngày 10-6-1955, thiết lập Huy chương Chương mỹ bội tinh; nghị định số 213 GĐ/NĐ, ngày 5-2-1957, sửa đổi các điều khoản trong nghị định thi văn chương hằng năm.

Ấn phẩm văn nghệ ở các đô thị là lĩnh vực Mỹ và chính quyền Sài Gòn rất quan tâm. Sách văn học, nhất là tiểu thuyết Mỹ, được tài trợ dịch vội vàng xuất bản ra thị trường, bán với giá rẻ. Nhiều tạp chí xuất bản trong chế độ Ngô Đình Diệm như Sáng Tạo (từ tháng 10-1956), Hiện Đại (từ tháng 4-1960), Thế Kỷ Hai Mươi (1960)… đều nhận nguồn viện trợ tiền bạc từ Mỹ. Tuy vậy, không phải lúc nào những cây bút trụ cột như Mai Thảo, Nguyên Sa, Nguyễn Mạnh Côn cũng biết rõ cơ quan nào đã tài trợ. Đó là cách Sở Thông tin Hoa Kỳ (USIS) tiến hành trong vô số những hoạt động vừa công khai, vừa bí mật, nhằm nâng cao hiệu năng của chính sách văn hóa tư tưởng.

Song song đó, giới cầm quyền không ngừng tìm cách tăng cường tiếng nói qua phương tiện báo chí. Nguyệt san Chỉ Đạo của quân đội ra đời từ tháng 10- 1956 do các sĩ quan thay nhau làm chủ nhiệm (trung tá Trần Văn Trung, trung tá Nguyeón Vaờn Chaõu), chuỷ buựt (trung uựy Ngoõ Quaõn, Kyứ Vaờn Nguyeõn, Nguyeón Mạnh Côn, Đào Đình Hoan, Nguyễn Đình Bảo). Tạp chí Văn Hữu có mặt năm 1960, do Vụ trưởng Vụ Văn hoá - Bộ Thông tin làm chủ nhiệm, nhằm mục đích phát huy văn hoá dân tộc, phổ biến chủ trương, đường lối của chính phủ. Cùng hàng trăm tờ báo chí khác phát hành trên toàn miền Nam (nhật báo Dân, tuần báo Sống, Quan Điểm, Người Việt, Văn Nghệ tập san, Tiểu Thuyết tuần báo, Văn

Một phần của tài liệu Truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị miền nam giai đoạn 1954 1965 (Trang 27 - 275)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(275 trang)