CHệễNG 1 VÒ TRÍ CUÛA TRUYEÄN NGAÉN
1.2. Truyện ngắn trong bức tranh văn học yêu nước đô thị miền Nam 1954 – 1965
1.2.1. Truyện ngắn, hình thức tự sự cỡ nhỏ có ưu thế được ưa chuộng
“ngắn” (từ một trang cho đến vài chục trang, có thể đọc liền một mạch). Từ short story (truyện ngắn) trong tiếng Anh cũng gồm hai từ có nghĩa hợp thành là short (ngắn) và story (truyện). Trong tiếng Pháp, từ nouvelle nghĩa ban đầu được dùng để chỉ một chuyện mới, một tin mới, một cái gì vừa mới bày ra, một thể văn mới ra đời có thể biến đổi khác đi, chưa trở thành qui củ. Thuật ngữ này lúc đầu
không dễ để dịch được một từ tương ứng. Theo Bình Nguyên Lộc, “năm 1942, một nhóm văn sĩ ở Sài Gòn và Hà Nội, trong đó có cả Xuân Diệu và Huy Cận họp nhau ở Sài Gòn, tại một ngôi nhà mà hiện nay là rạp chiếu bóng Nam Việt và đồng thanh chấp thuận đề nghị sau đây của nhà văn Bằng Vân Nguyễn Đình Thản:
Nouvelle dịch là tân truyện” [238, tr. 65]. Nhiều nhà văn Việt Nam trước và sau 1945 vẫn có sự nhầm lẫn khi xác định thể loại tác phẩm của mình. Cách hiểu phổ biến lâu nay trong giới sáng tác đối với truyện ngắn bao hàm yếu tố kỳ lạ, bất ngờ, đột biến, độc đáo, hấp dẫn trong cốt truyện. Nhà thơ Đức J. Goethe cũng xem truyện ngắn là “một câu chuyện lạ đang xảy ra có thể làm ta kinh ngạc”.
Lại Nguyên Ân trong Từ điển văn học bộ mới, có giải thích thêm về “nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ”; đồng thời, truyện ngắn còn có “những nét riêng – “có chuyện” và “ngắn”-… nhưng truyện ngắn với đặc điểm thể tài riêng biệt chỉ thực sự phát triển ở các nền văn học hiện đại, gắn với sự xuất hiện và phát triển của báo chí ” [124, tr. 1846].
Như vậy, sẽ có thêm một số vấn đề các nhà nghiên cứu từng đề cập, chẳng hạn mối liên hệ giữa truyện ngắn và truyện kể (tiếng Pháp: conte, récit, histoire;
tiếng Anh: story), giữa truyện ngắn và truyện vừa, truyện dài, giữa truyện ngắn và truyện ký. Chưa kể có đến cả trăm quan niệm khác nhau về truyện ngắn.
Là một hình thức tự sự cỡ nhỏ, truyện ngắn hiện đại có những ưu thế riêng, mang đặc tính của một kiểu tư duy mới, một cách nhìn, cách nắm bắt đời sống mang đặc trưng thể loại. Do tính quy định về dung lượng, truyện ngắn thường tập trung khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất, một mặt, một vấn đề nào đó trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người. Nói cách khác, truyện ngắn có khả năng tái hiện một khoảnh khắc của đời người, một lát cắt của cuộc sống. Miêu tả cái nhất thời nhưng truyện ngắn có thể nói đến cái muôn
thuở; gợi cho người đọc những suy nghĩ, trăn trở về những vấn đề của đời sống muôn vẻ; nêu lên những bài học về đạo đức, nhân sinh; bày tỏ thái độ, truyền đạt kinh nghiệm sống, hun đúc tinh thần, ý chí con người. Theo E. Poe, “mỗi truyện ngắn chỉ được phép gây một ấn tượng duy nhất trong trí óc độc giả” [439, tr. 35].
Nguyễn Công Hoan cho rằng: “Truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết với sự bố trí chặt chẽ và bằng thái độ với cách đặt câu, dùng tiếng có cân nhắc” (Dẫn theo Nguyễn Thái Hòa) [154, tr. 138]. Truyện ngắn thường có ít nhân vật, sự kiện phức tạp. Đó không phải là truyện dài tóm tắt.
Nhân vật thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hay một trạng thái tâm thế của con người thời đại. Truyện ngắn không nhắm đến việc khắc họa những tính cách đầy đặn, nhiều mặt trong mối tương quan với hoàn cảnh mà quan tâm đến việc phải thể hiện nhân vật sao cho thật “đắc địa”. Chính cái phút loé sáng của nhân vật, của cái “chốc lát” (từ của Nguyễn Thành Long),
“khoảnh khắc” (Nguyễn Kiên) đời sống, của sự kiện trung tâm, của tình huống bất ngờ làm nên chủ đề của truyện. Truyện phát triển đến đâu là do chủ đề quy định, và nhà văn cần làm chủ nó, tránh đi chệch hướng. Trong truyện ngắn, cốt truyện (dù có hay không) vẫn “chỉ ôm trùm một mảng thời gian không gian hạn chế” (I. Nagibin). Kết cấu thường xây dựng theo kiểu tương phản hay liên tưởng.
Bút pháp trần thuật thiên về chấm phá. Chi tiết phải cô đúc, đóng vai trò quan trọng tạo ra ấn tượng ở người đọc. Lời kể và cách kể được tác giả hết sức chú ý khai thác, xử lý nhằm làm cho tác phẩm đạt đến chiều sâu và biểu hiện được những vấn đề xã hội có tầm khái quát rộng lớn. Nhiều truyện ngắn được kể từ ngôi thứ nhất. Mục đích của thủ pháp này là nhằm đạt tới sự thật một cách đầy đặn nhất. Độc giả từng biết đến những nhà văn viết truyện ngắn nổi tiếng thế giới nhử J. London (Myừ), A. P. Tshekhov (Nga), F. Kafka (Tieọp Khaộc), Loó Taỏn
(Trung Quốc)… Ở Việt Nam, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam… được ghi nhận là những tài năng truyện ngắn.
Từ lâu, đồng bào đô thị miền Nam đã xem báo chí là món ăn tinh thần không thể thiếu. Chỉ tính riêng Sài Gòn, trung tâm đô thị lớn nhất miền Nam, theo Sơn Nam, năm 1965, nhật báo có khoảng 15 tờ, chưa kể báo tuần, báo nửa tháng (bán nguyệt san), một tháng (nguyệt san). Các trang trong của một tờ báo thường là nơi dành để đăng các sáng tác văn học như thơ, truyện ngắn, tùy bút, tiểu thuyết nhiều kỳ… Bình Nguyên Lộc nổi tiếng viết nhiều và nhanh. Có năm như 1957, ông viết đến 11 feuilletons (mục văn chương, tiểu thuyết nhiều kỳ) đăng thường xuyên trên nhật báo. Vì thế, giữa văn học và báo chí đã có một mối quan hệ gần gũi, gắn bó, có ảnh hưởng tác động qua lại rất lớn.
Nhà nghiên cứu Huỳnh Văn Tòng trong quyển Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945 có xác định rằng: “văn học Việt Nam hiện đại thoát thai từ báo chí khác với trường hợp ở các nước phương Tây là văn học đẻ ra báo chí”. Ông còn lưu ý:
“Khi nghiên cứu văn học hiện đại, chúng ta hẳn chú ý rằng đa số các tác phẩm văn học đều đăng trước nhất trên mặt báo, sau đó mới in thành sách… Các nhà văn nổi tiếng lúc bấy giờ thường dùng báo chí để đăng tải các tác phẩm do họ sáng tác” [414, tr. 416].
Nhu cầu độc giả đối với báo chí ngày càng cao, trong đó có sự quan tâm đến những sáng tác được đăng tải. Từ quan niệm sáng tác đến việc lựa chọn hình thức tự sự cỡ nhỏ của các nhà văn yêu nước đã cho thấy, truyện ngắn như một thể loại thiện chiến, giàu ưu thế đấu tranh và có sức hấp dẫn không thể thay thế trong hoàn cảnh riêng của các đô thị miền Nam lúc bấy giờ. Đó cũng là lý do giải thích sự ưa chuộng của độc giả đối với thể loại này. Nhà văn Nguyễn Văn Xuân cho biết: “Cứ mỗi tờ báo, tạp chí, thế nào cũng có một đôi truyện ngắn (có tạp chí đến năm, bảy truyện)“ [503, tr. 13]. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu lớn lao của độc giả,
có tác giả chạy theo thị trường “sản xuất không hẳn vì nghệ thuật mà chỉ cần có truyện để độc giả “giải trí”; giá trị của nó không hơn giá trị một tin vặt, hoặc các bài báo tán rộng, tán hẹp mọi vấn đề” [503, tr. 13]. Nhận định đã cho thấy hấp lực của truyện ngắn đối với độc giả đô thị là hết sức mạnh mẽ. Tuy vậy, “xưa nay, không ai phê bình truyện ngắn trên các ấn bản loại này (trừ trường hợp đặc biệt), vì lẽ nó lung tung như một buổi chợ đông” [503, tr. 13]. Muốn biết truyện ngắn thật sự như thế nào “phải chờ nó xuất bản thành sách. Đã xuất bản tức là tác giả đã sửa chữa, đã bằng lòng về công trình sáng tác của mình, xem nó như “tuyển tập”, dư luận có thể căn cứ vào đấy thẩm định giá trị của mình”. Không chỉ thế, truyện ngắn xuất bản còn “tự tìm đến độc giả thật của nó, đã góp phần chính thức để đánh dấu sự phát triển của bộ môn này trong nền văn học và nghệ thuật” [503, tr. 13].
Sự ưa chuộng của nhiều đối tượng người đọc khác nhau đối với truyện ngắn không chỉ ở tính kịp thời, gọn nhẹ trong việc đáp ứng nhu cầu, mà còn do các nhà văn yêu nước đã tìm thấy ở truyện ngắn sự linh hoạt trong phương thức đấu tranh.
Gắn liền với đời sống báo chí, trong khuôn khổ báo chí, truyện ngắn càng phải ngắn, súc tích. Nắm bắt cuộc đời, sự kiện, một chốc lát, khoảnh khắc nào đó của nhân vật trong một hình thức tự sự ngắn gọn như vậy, truyện ngắn dễ dàng chiếm được tình cảm người đọc. Hơn nữa, trong bối cảnh miền Nam đương thời, với mục đích gây nên một ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và con người qua cái nhìn tự sự, hình tượng nghệ thuật trong truyện ngắn thường hướng đến tính đa nghĩa; cách hành văn thường mang nhiều ẩn ý, ám chỉ, đa thanh, đa giọng điệu, tạo ra cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết. Những đặc trưng trên đây của truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị là điều kiện thuận lợi để làm nên vỏ bọc vô bằng cứ cho tác giả trước nguy cơ quy chụp, bố ráp của chính quyền.
Việc truyện ngắn đăng báo trước khi in thành sách có thể ít nhiều ảnh hưởng đến sự sáng tạo của nhà văn, do phải đảm bảo sự có mặt thường xuyên liên tục, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu của chủ báo. Nhưng bù lại, nhà văn thỏa mãn được lòng mong đợi, sự ưa chuộng của độc giả đối với thể loại. Một số nhà văn yêu nước còn tự ra báo hay cùng nhau lập nhà xuất bản để chuyển tải được nhiều hơn những sáng tác của mình và đồng nghiệp, trong đó có không ít những truyện ngắn hay được độc giả biết đến. Với những nhà văn giác ngộ cách mạng tham gia tranh đấu bằng ngòi bút, đặt tiền đồ chung trên sự nghiệp riêng, nhiều khi phải vào tù ra khám, không phải ai cũng có điều kiện để cho ra đời những tập truyện ngắn. Mặc dù xuất hiện dưới hình thức nào đi nữa, truyện ngắn hiện đại luôn là một thể loại dân chủ, gắn liền với đời sống và tình cảm mến chuộng của các tầng lớp nhân dân.