2.2. Tinh thaàn nhaân vaên saâu saéc
2.2.2. Phê phán tư tưởng và lối sống xa lạ
Cùng với chính sách xâm lăng về văn hóa tư tưởng của Mỹ, xã hội miền Nam từ thời Ngô Đình Diệm đã du nhập và tạo điều kiện cho sự phát triển những tư tưởng, lối sống xa lạ thể hiện sâu đậm văn hóa thực dân mới của Mỹ. Phản ứng lại tư tưởng và lối sống đó, Trần Triệu Luật, một thanh niên yêu nước hoạt động trong phong trào sinh viên tranh đấu Sài Gòn, trong bài viết “Tâm sự người thanh niên để minh định thái độ trước thời cuộc”, đã xác lập và cổ vũ thái độ tích cực cần có ở mỗi thanh niên miền Nam bấy giờ là:
1. Một thái độ đúng đắn và đích thực trước thời cuộc nhất là luôn luôn phải là một thái độ mang nặng ý thức trách nhiệm và tinh thần dấn thân trước thời cuộc.
2. Để có một thái độ chính xác trước thời cuộc, người tìm hiểu cần phải dám nhìn sự thực… [242, tr. 12]
Đó cũng là sự lựa chọn của nhiều văn nghệ sĩ đô thị miền Nam đương thời.
Không dùng lý lẽ lập luận mà bằng hình tượng nghệ thuật, truyện ngắn Những quả đấm trên một chuyến tàu (Phan Du) đã vạch ra tác hại của tư tưởng, hành động tiêu cực, thụ động, đồng thời gửi gắm ý nghĩ, hành động dấn thân tích cực, đúng đắn cần có ở mọi người, nhất là thanh niên, trước sự hiện diện của kẻ thù xâm lược. Tác phẩm miêu tả hình ảnh người thầy giáo rất ghét những cử chỉ rụt
rè, khúm núm, luôn nhắc nhở học trò mình: “Muốn làm người hay làm nô lệ mãi”
[26, tr. 76]. Trên đoàn tàu tốc hành từ Hà Nội vào Sài Gòn, do can ngăn hai người đàn ông mặt đỏ gay vì rượu uy hiếp cô gái bán đồ ăn trên tàu, không dưng ông rước vạ vào thân bằng một quả đấm của gã mang kính trắng. Nhưng ông đã nhịn mà không đánh lại. “Từ đâu trên toa hạng ba, một người Pháp nghênh ngang bước xuống. Y đi giữa toa tàu chật cả người và hành lý như đi giữa đường phố rộng…
Nhiều người đàn bà thất sắc” [26, tr. 23]. Trước tình cảnh đó, thật xấu hổ khi “Sắc mặt của gã cũng như của người bạn gã tái hẳn đi, tái mét, và gã run lên. Cả đám hành khách trong tàu cũng vậy. Tất cả đều im bặt” [26, tr. 24]. Điều gì sẽ xảy ra ? Người thầy giáo ấy đứng lên, với vẻ căm hờn tột độ “nhìn chòng chọc vào tên Pháp hống hách”, và “trong một chớp thoáng thôi, người ta cũng chẳng hiểu cái con người nhỏ nhoi như con nhái chàng ấy đã làm thế nào, để với một quả đấm, hạ nổi một tên thực dân to béo như một con bò mộng” [26, tr. 24]. Sức mạnh của quả đấm chính là sức mạnh từ lòng căm thù, tình yêu thương con người, thái độ sống không biết khuất phục, không chịu được nỗi nhục nô lệ trước kẻ thù xâm lược.
Quả đấm từ sức mạnh đó đã đặt đúng đối tượng mà người thầy giáo thấy cần phải làm. Và tất nhiên, ông sẵn sàng chấp nhận những gì xảy ra tiếp theo cho mình.
Từ câu chuyện trên đây, người đọc hiểu rõ nhiều vấn đề nóng hổi tính thời sự đã được nhà văn đặt ra. Đó là vấn đề lẽ sống, tình thương, tư tưởng, hành động tranh đấu, nhân cách con người… trước tình hình miền Nam thời Mỹ và chính quyền Sài Gòn đang thống trị.
Sống trong cảnh đất nước chiến tranh, vì lý do khách quan, có người đã không chọn cho mình con đường đi đúng đắn, không có được hành động phù hợp với lẽ phải, trở thành mối đe dọa cho xóm làng, quê hương, đất nước mình.
Nhưng trải qua thực tế, dần dần họ nhận ra sai lầm. Vấn đề “trở về” của những con người lầm lạc được các nhà văn đặt ra. Bôn (Trở về đất mẹ – Lạc Thủy), đứa
trẻ Tây lai được Viện Bác ái nuôi dưỡng, suýt chút nữa phạm một tội ác tày đình:
định cưỡng hiếp đứa em cùng mẹ với mình – Liên. “Con người hung hăng độc ác tàn phá quê hương cũng có lúc hối hận khi biết rõ ngọn nguồn” [449, tr. 14]. Và sự hối hận đã thực sự diễn ra trong tình cảm và tâm hồn con người này khi nhận thức được rằng: “suýt nữa con đã phạm một tội tầy trời. Lạy mẹ… Đất nước, rau cỏ, lúa gạo của nước mẹ đã nuôi sống con, thế mà con bất hiếu đã tàn phá quê hương mẹ, làm khổ các đồng bào của mẹ. Con có tội với mẹ, có tội với quê hương, xin mẹ tha thứ cho con” [449, tr. 22].
Tuy nhiên, cũng có người như thầy giáo Chích (Hai ông già – Sơn Nam), khi giặc Pháp tràn vào xóm khoảng đầu năm 1946, nghe lời phân tích bùi tai của hương cả An, nghĩ đến quyền lợi cá nhân, ông ta đến trình diện quan hai Phẹt- năng để được cấp giấy thông hành tạm, dạy học ngay tại chợ T.B - “Một kiểu theo Tây hơi sạch sẽ” [315, tr. 473]. Ra vẻ một người hiền hậu, nhưng Phẹt-năng là tên gián điệp chuyên nghiệp được đào tạo từ bên Pháp, sang nghiên cứu phong tục, dò xét phản ứng của dân chúng khi Pháp tảo thanh Thanh niên Tiền phong.
“Hắn đã lôi cuốn được hầu hết mấy ông cựu hương chức hội tề, luôn cả thầy giáo Chích” [315, tr. 477]. Tỏ thái độ rất hài lòng khi biết được thông tin đầu tiên do thầy giáo Chích cung cấp về hai ông già “khó mua chuộc” trong xóm, “Hai ông già đó lợi hại lắm, có con cháu theo Thanh niên Tiền phong đó quan lớn”, Phẹt- năng “gật đầu rồi đưa tay vỗ nhẹ lên đầu giáo Chích như người cha khen đứa con có hiếu” [315, tr. 481]. Không biết tâm trạng “thấy đau xót lạ lùng” sau đó có làm thầy giáo Chích tỉnh ngộ hồi tâm ? Thực tế hai cuộc kháng chiến vừa qua cho thấy, nhiều người Việt Nam lầm lạc đã rời bỏ hàng ngũ đối phương để đứng về phía nhân dân yêu nước. Ngược lại, cũng có những kẻ Việt gian cam tâm làm tay sai cho giặc, phản bội giống nòi.
Một trong những ưu tiên trong chính sách xâm lược và thống trị toàn diện của Mỹ là sớm biến miền Nam thành một thị trường tiêu thụ và lệ thuộc vào kinh tế. Hàng hóa ngoại nhập từ Mỹ và các quốc gia tư bản ồ ạt tuồn vào theo nhiều con đường khác nhau, chính thức và phi chính thức, nhập cảng và buôn lậu. Đồng tiền phát huy sức mạnh chúa tể của nó. “Có tiền mua tiên cũng được”. Lối sống thực dụng, thậm chí sa đọa được xem là “thời thượng”, nhất là ở giới trẻ. Tạ Tỵ, một cây bút viết truyện và vẽ tranh lập thể, sĩ quan ngành tâm lý chiến quân đội Sài Gòn, trong truyện ngắn Hạnh đã không cần giấu giếm thực trạng về những người vợ, người yêu của những người lính hay sĩ quan cộng hoà. Tuấn luôn mang bên mình vật kỷ niệm là chiếc hộp sơn mài xinh xinh đựng những phong bì khác màu, một chiếc vòng ngọc thạch và một tấm ảnh nhỏ của người yêu (Hạnh).
Người lính cộng hoà này ngã xuống, chiếc hộp kỷ niệm đè nặng trên vai bạn cùng đơn vị. Trong lần tìm đến nhà Hạnh, anh bạn này rất đỗi ngạc nhiên trước câu trả lời của “một mụ có tuổi nhà quê”:
- Đây có phải là nhà bà Hạnh không?
- Phải. À mà thầy Tư giới thiệu thầy lại đây phải không? Thôi, thầy vòng lại lối sau đi, kẻo “nó” thấy. Cửa đã mở sẵn. Thầy kia đến cuõng laâu roài, chaéc saép xong !
… Tôi cúi mặt đi ra. Gió đêm cuối năm chẳng làm lòng tôi xúc động [421, tr. 66].
Chắc hẳn đây không phải là trường hợp cá biệt, riêng lẻ. Chủ nghĩa vật chất thống trị đã làm khuynh đảo đời sống tình cảm, tâm hồn một bộ phận đáng kể người dân thành thị. Lối sống vị kỷ, mất niềm tin giữa con người với nhau là nguồn gốc của mối quan hệ “người với người là sói”. Trên bốn mươi năm sống gắn bó với đô thành Sài Gòn, nhà văn vùng đất Tân Uyên – Biên Hòa, Bình Nguyên Lộc, là một trong số ít cây bút có được một số lượng truyện ngắn đã in và chưa in
thật đồ sộ. Thanh Việt Thanh cho rằng: “Bình Nguyên Lộc nhà văn có hơn 1.001 truyện ngắn” [424, tr. 288]. Nhiều truyện ngắn như Ba con cáo, Hạ bệ (tập Ký thác), Không có thứ thiệt, Cái nết đánh chết cái đẹp, Ngõ hẻm vợ bé, Nuôi ghẻ (tập Mưa thu nhớ tằm) là sự tập hợp khá tiêu biểu những kiểu sống giả trá, lừa dối khác nhau của con người đô thị. Thật không sai khi người ta nghĩ đến Sài Gòn là nơi tập trung của hàng triệu thứ giả. Để trở thành cô Bảy, “người đờn bà đẹp nhứt khu phố… có dáng điệu sang trọng cực kỳ, lại sành ăn mặc, sành hoá trang” [239, tr. 526], vợ của một ông Pháp lai nhập tịch Việt, chị Bảy cắt cỏ, gánh nước mướn sún răng ngày nào phải thay đổi tất cả. Và khi đã không thể sống chung với nhau được nữa, vì chán hay vì có người khác thay thế, người ta không ngại “bị lột trần và tự lột trần” tất cả những thứ của giả bấy lâu hai người che đậy. Sau khoảng mười năm ăn ở với nhau, cô Bảy - bà Gô giờ đây - mạnh dạn kể với chàng “sinh viên giả” sống cùng khu phố về mình và người chồng: “Phải, hàm răng tôi là hàm răng giả, lông nheo cũng giả, tóc cũng giả, bộ ngực cũng giả, cái eo cũng giả và chắc cậu nghĩ rằng tim tôi cũng giả tuốt. Thằng chó đẻ ấy cũng vậy. Cậu nói đúng. Rất đông người như vậy” [239, tr. 535]. Từ sự trải đời, cô rút ra một nhận xét chung về cuộc sống xã hội hiện thời: “Nhưng biên giới của thiệt và giả thật khó phân biệt lắm cậu ơi. Tình yêu tốt đẹp lắm, nhưng lại ăn không được… Con gái thời này sống với nhau toàn bằng của giả, nhưng chỉ giả đến mức nào đó thôi. Qua khỏi mức đó, những cái giả nhè nhẹ, giả hơi hơi là thiệt hết” [239, tr. 542]. Vậy là người ta phải chấp nhận sống chung với cái “giả hơi hơi” như không còn cách nào khác, “cũng phải tự mãn với cái giả nhè nhẹ, nếu ta may mắn tránh được những cái giả tày trời” [239, tr. 543].
Tình nghĩa vợ chồng còn vậy, quan hệ tình nhân với nhau thật khó lường. Dù đã có người yêu là Mai, tính hiếu sắc của Sanh (Cái nết đánh chết cái đẹp) gặp nết lẳng của Dung khiến hai người nhanh chóng vượt qua lằn mức bạn thân của
nhau. Chỉ đến khi bắt gặp Dung đi chơi với một người đàn ông sang trọng và Sanh bị Dung đối xử chẳng khác gì “một tên người nhà bị mắng” [239, tr. 611], chàng mới nhận ra rằng câu tục ngữ nói không sai: Cái nết đánh chết cái đẹp.
Không chỉ phụ nữ trẻ đẹp thay đổi tình nhân, người có vợ có chồng cũng thích thay đổi. Đàn bà bắt ghen là chuyện thường. Nhưng đàn ông đánh ghen không phải là hiếm. Khi chứng kiến “một đám bắt ghen, không do bà lớn mà do ông lớn chỉ huy”, Khánh (Ngõ hẻm vợ bé) đã nhận ra rằng: “Đờn ông mà ghen thì nó ghê hơn đờn bà nhiều quá sá” [239, tr. 625].
Bao nhiêu giá trị đạo đức truyền thống bị xáo tung, lật nhào từ sự băng hoại của môi trường xã hội. Cậu thiếu niên mười bảy tuổi, Hùng (Hạ bệ), dối cha đi học thêm buổi tối để rủ rê bạn bè đến vũ trường khiêu vũ. Ở vũ trường, Hùng sững sờ bắt gặp cha mình - ông Ích Thành - cũng đến đấy. Thế là từ con người
“ngồi trên một cái bệ cao nghệu, oai phong lẫm liệt, làm gì cũng thật tài, từ việc lớn cho chí việc thắt cà vạt” [239, tr. 666], bỗng chốc ông tự “hạ bệ” mình trong mắt cậu con trai độc nhất. Sự thực không ngờ ấy chỉ là một phần của cuộc đời đa dạng, phong phú. Đó cũng là tâm trạng của Hạnh (Nuôi ghẻ), cô y tá tập sự hăm hở với hoài bão tốt đẹp muốn giúp đỡ bình dân để họ hiểu biết vệ sinh hơn. Việc làm trước hết của Hạnh là tự nguyện chăm sóc cho con bé ăn mày có một mụt ghẻ hòm ở chân. Mụt ghẻ gần lành, Hạnh nhận mình lầm lẫn từ phản ứng quyết
“ăn thua đủ” của người mẹ độc ác ngược đãi con, bởi vì “Hai mẹ con nó đã sống nhờ mụt ghẻ ấy, nên chúng nuôi ghẻ cẩn thận để kiếm ăn” [239, tr. 556]. May mắn, sự lầm lẫn ấy không đến nỗi rước họa vào thân nếu đem so sánh với mối quan hệ người với người chẳng khác gì loài cáo: vị kỷ, hám tiền, sẵn sàng bán đứng lẫn nhau. Đó là mối quan hệ “vơi cạn hết chất người” giữa “con cáo già sợ công an” - Sáu Sửu (Ba con cáo) - và người đàn bà là “con hồ ly cáo cái” không
chịu xưng tên. Họ đã “bước từ phản bội này qua phản bội khác cho đến một khi kia thì mình chỉ còn phản bội được chính mình” [239, tr. 688].
Đồng tiền lăn tròn trên lương tâm con người. Số người có lương tâm nhìn những gì tốt đẹp của quá khứ sót lại trong tâm trạng nuối tiếc, xót xa. Nhiều ngành nghề và hàng hóa truyền thống nhanh chóng bị mai một từ tâm lý vọng ngoại và thói quen tiêu thụ. Những di sản văn hóa cha ông để lại không ngờ bị phá hoại bởi lòng tham tiền của con người. Vì tiền, người ta có thể làm mọi thứ kể cả nhúng tay vào tội ác. Xã hội băng hoại. Trong lòng xã hội ấy, Sắc lụa Trữ La của Ánh Phương (bút danh khác của Viễn Phương) hiện lên một câu chuyện tình đẹp đẽ mang màu sắc dã sử giữa đôi trai tài gái sắc: Điền Quân và Y Lang. Đẹp hơn nữa khi mối tình đã đính ước ấy được ấp ủ trong những đường tơ óng ánh của sắc lụa Trữ La, chắc hẹn một ngày mai sum họp. Manh áo lụa Y Lang dệt tặng đã cùng Điền Quân đi suốt bao nhiêu năm tháng theo đòi công danh, kể cả khi
“nạn lửa binh tràn đến”. Nhưng rồi gấm Thủy Ba sang, lan tràn từ thành thị đến nông thôn. Lòng người nghiêng về hàng ngoại. Gia đình dâu thảo Y Lang lâm cảnh cơ hàn. Mẹ chồng bệnh và mất trong mỏi mòn chờ đợi đứa con trai. Lo xong việc ma chay, gia tài khánh kiệt, Y Lang lang thang rồi biệt tích. Đến khi quỳ trước mộ phần mẹ khóc than thảm thiết, Điền Quân mới hiểu rằng: “Gấm Thủy Ba ! Gấm Thủy Ba ! Cũng vì thứ gấm này mà mẹ ta phải chết trong đói lạnh, vợ ta phiêu bạt bốn phương trời và quê hương ta phải thống khổ điêu linh… Rồi cởi mảnh bào gấm ngoại bang đang khoác trên mình, chàng vứt mạnh xuống giữa dòng sông lạnh…” [377, tr. 87]. Viễn Phương đã phản ánh đúng hiện thực lệ thuộc nghiêm trọng của xã hội miền Nam khi độc giả biết thêm rằng: “Các ngành hàng nội hóa đều bị phá sản, điêu tàn. Chiếc nồi nhôm đã giết chết nghề thủ công nồi đất cổ truyền. Các loại hàng ngoại đã giết chết nghề dệt lụa ươm tơ tinh xảo lâu đời”
(Lời đề tựa Sắc lụa Trữ La) [377, tr. 75].
Dưới ngòi bút Văn Phụng Mỹ trong Áo lụa giồng, người đọc hiểu vì sao trên bước đường tản cư đầy nguy hiểm của người dân Bến Tre, bên cạnh những em bé được gánh theo, có gia đình còn đem theo cả “những dụng cụ dệt vải để chung với nồi ơ trã trách, chất trong cần xé… bỏ lại không đành” [262, tr. 68]. “Không đem đồ dệt theo nhứt định tụi nó ở lại” [262, tr. 68], một bà mẹ đã kể như vậy về ý muốn của lũ trẻ. Nhờ chiếc áo lụa giồng Liêm nhận ra Bông, người bạn gái dễ thương gặp gỡ trên bước đường chạy giặc Pháp hồi thơ bé, nay đã là cô thợ may.
Tết đến, cô gái ấy vẫn thích mặc áo lụa giồng, bởi “Thiên hạ chỉ mặc áo cho cơ thể. Chúng ta có khi lại mặc áo cho tình cảm nữa” [262, tr. 73]. Lời định nói ra ấy cùng nụ cười của Bông tuy “không được thuần túy vui tươi vì nó chứa chan một hoài niệm xa xôi… lảng vảng bóng hình một người thân yêu đã chết và nó nở giữa một thực tế hơi buồn” [262, tr. 74], vẫn đủ sức đi vào giấc mơ xuân của Liêm với
“thấp thoáng mơ hồ bóng dáng của một chiếc áo lụa giồng” [262, tr. 74]; đồng thời gieo vào lòng người đọc niềm tin vào tương lai của hàng nội hóa.
Con tằm, mảnh lụa còn mang hình ảnh, mảnh hồn quê hương. Đó là tâm trạng của bác Y (Mưa thu nhớ tằm – Bình Nguyên Lộc) rời Điện Bàn – Quảng Nam vào Sài Gòn từ những năm đói kém tiền chiến. Bác nói về cây dâu già trên mười năm tuổi, to bằng cây ổi, được bác trồng với lý do: “Để cho nó giống làng tôi. Trong Nam này, ít khi tôi được thấy cây dâu lắm, nhứt là ở Sài Gòn… Cây dâu khiến tôi nhớ tằm” [239, tr. 518]. Rời quê ra đi lập nghiệp, bác tự xem mình là kẻ bạc tình, khi không còn gắn cuộc đời với cây dâu, con tằm làm ra mảnh lụa quê hương: “bạc tình chính là tôi, chớ không phải tằm đâu. Tôi đã bỏ tằm vô trong này… người bạn tôi có lỗi gì đâu” [239, tr. 520].
Như vậy, lụa nội hóa đã kết chặt tình cảm con người với nhau, con người với quê hương thân yêu. Không phải sản xuất hàng loạt bằng máy móc lạnh lùng vô cảm, mỗi mảnh lụa là tấc lòng của người thợ dệt. Có chăm chút cho từng canh