3.3. Không gian, thời gian nghệ thuật đa dạng
3.3.1. Không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật được xây dựng ở đây khá phong phú, đa dạng. Đó có thể là không gian thực hoặc ảo; gần gũi hoặc xa lạ; bé nhỏ hoặc rộng lớn; mở hoặc khép; động hoặc tĩnh; thiên nhiên hoặc sinh hoạt; trong nước hoặc ngoài nước. Việc xây dựng bối cảnh không gian như thế nào phụ thuộc vào cốt truyện, dụng ý nghệ thuật và thế mạnh của nhà văn.
3.3.1.1. Khoâng gian noâng thoân
Trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Trang Thế Hy, Vân Trang, Lê Vĩnh Hòa, không gian nông thôn đồng bằng Nam Bộ chiếm tỉ lệ lớn. Không gian ấy liên quan xa gần với địa bàn kháng chiến, đồng thời dễ dàng khơi gợi
“tỡnh tự dõn tộc”. Ở đú, đời sống thiờn nhiờn và con ngườiứ hũa quyện với nhau.
Tình yêu quê hương gắn chặt với tình yêu đất nước. Với Bình Nguyên Lộc, quê hương Đồng Nai, Bến Nghé chôn nhau cắt rốn, mảnh đất miền Đông Nam Bộ thấm sâu vào tình cảm, tâm hồn, luôn là nỗi ám ảnh day dứt khôn nguôi. Là người có quãng đời gắn bó khá lâu với cuộc sống đô thị, cho nên bên cạnh không gian nông thôn, trong mỗi tập truyện ngắn của mình, Bình Nguyên Lộc bao giờ cũng quan tâm đến những câu chuyện xảy ra trong không gian đô thị có nhiều gắn bó. Dù vậy, từ sâu thẳm tâm thức nhà văn và nhiều người Việt Nam, cuộc sống nông thôn đồng quê mới là nơi để người ta “ký thác” tâm hồn tình cảm, tìm thấy “chơn trời quen thuộc”. Nơi đó, con người dù sống cách xa vạn dặm vẫn luôn nhớ về nguồn cội của mình, gắn bó với quê hương như thể “cuống rún chưa lìa” đất mẹ. Nói cách khác, nông thôn là điểm tựa tinh thần không gì thay thế được. Nông thôn trở thành không gian tâm trạng, không gian nỗi niềm trong đời sống tình cảm, tâm hồn nhân vật. Nông thôn và đô thị là hai không gian văn hóa riêng, không dễ gì xuyên thấm nhau. Thậm chí, nhà văn còn nhìn hình ảnh đô thị qua những ám ảnh, ký ức từ cảnh vật, đời sống con người nông thôn. Trong hai tập truyện ngắn: Ký thác (Bến Nghé, 1960) và Mưa thu nhớ tằm (Phù Sa, 1965), không gian nông thôn chưa được tái hiện phong phú như các tập truyện sau đó (Thầm lặng – Thụy Hương, 1967; Cuống rún chưa lìa – Lá Bối, 1969…), nhưng ít nhiều người đọc có thể thấy được những đặc sắc trong điểm nhìn, cách miêu tả không gian của Bình Nguyên Lộc. Ở Rừng mắm, nông thôn thời mở cõi hiện lên thật hoang vu, gắn liền với thế hệ những con người tiên phuông khai phá đất
hoang miền Nam. Họ ngã xuống như rừng mắm, “để lót đường cho con cháu họ đi tới”. Trong cuộc mưu sinh hằng ngày, đã từ lâu họ không nghe đến tiếng chó sủa, tiếng gà gáy. Nhìn ra xa là bờ biển thoai thoải được phù sa đất bùn mềm lũn bồi thêm mỗi năm. Nó sẽ không bao giờ thành đất thịt, nếu không có rừng mắm mọc trên đó cho chắc đất. Một khi mắm ngã rạp, giống tràm sẽ nối ngôi. Hết tràm, đến cỏ ống mọc rậm rì và chim cao cẳng đủ loại đáp đầy trong cỏ… Theo Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc nhờ ông giúp tư liệu sống về vùng đất phía mũi Cà Mau và ông “nổi hứng, viết nhanh trong hai đêm truyện Rừng mắm” [314, tr. 30].
Nhiều truyện ngắn khác, Bình Nguyên Lộc chú ý dựng không gian nông thôn Nam Bộ sinh động, ấm áp với phong phú hình ảnh, âm thanh, mùi vị đặc trưng. Chẳng hạn nhà văn thường nói đến hình ảnh sống động của ngọn lửa: lửa nhánh cây khô; lửa thanh củi găng, thứ củi chắc nịch, đậu than bền; lửa nấu cơm;
đặc biệt là lửa Tết trong các gia đình nhà quê. Bởi vì, “lửa bao giờ cũng vui, tiết ra nhiều sinh khí… là hình ảnh xa xôi của một thời tiền sử… là cuộc chinh phục đẹp nhứt của nhân loại” (Quyển gia phổ) [239, tr. 439-440]. Bềnh bồng nổi trôi trên chiếc ghe thương hồ, không gian nông thôn cũng không mất đi trong cuộc sống người dân sông nước. Những hình ảnh quen thuộc nơi làng quê vẫn còn đó: “Một con heo đứng trước mũi một chiếc thuyền… Một con gà nuôi trong ống tre, ló đầu ra… Không có chiếc thuyền nào mà không trồng rau, những thứ rau cần thiết như rau răm, rau om, hành, ớt, vài chủ ghe chơi cả cây cảnh, non bộ nữa…” (Lại mẹ tôi tái giá) [239, tr. 481]. Thậm chí, vào Sài Gòn sống trên mười năm, người thợ dệt gốc Điện Bàn - Quảng Nam như bác Y (Mưa thu nhớ tằm) vẫn canh cánh nỗi nhớ làng, nhớ tằm. Nhiều đêm thiu thiu ngủ, nghe văng vẳng tiếng rào rào, bác ngỡ tằm đang ăn lên, vụt ngồi dậy rờ quanh mới biết là không có gì. Nhà ở ngoại ô có sân cát, quanh nhà trồng tre, bác vẫn trồng thêm một cây dâu để cho nó giống làng quê của mình. Trong tập truyện ngắn khác của nhà văn xuất bản giai đoạn
sau: Cuống rún chưa lìa (Lá Bối, 1969), nhân vật – “ông già của Sáu Nhánh” - còn dứt khoát bộc bạch với con trai mình: “Tao không cần gì hết, miễn được về đất” (Phân nửa con người) [239, tr. 997]. Không gian nông thôn, không gian làng quê trong tâm hồn, tình cảm những người xa quê như thế không chỉ là hồi ức, kỷ niệm, mà còn là những gì không thể phai nhạt trong thẳm sâu thế giới tâm trạng, nỗi niềm. Tâm trạng, nỗi niềm hoài hương của những người đang sống giữa lòng đô thị như chính tác giả vậy.
Sơn Nam, Trang Thế Hy, Vân Trang là những nhà văn sinh ra và lớn lên ở đồng bằng Tây Nam Bộ. Không gian nông thôn trong truyện ngắn của họ vừa mang nét chung của nông thôn Việt Nam vừa in đậm dấu ấn đặc trưng của một vùng đất mới với chằng chịt sông rạch và những người nông dân chất phác, bộc trực, nhân ái, nghĩa khí. Đó là hình ảnh làng Đông Thái và Vĩnh Hòa giáp với rừng U Minh Thượng cách nay hàng trăm năm về trước, thuở cọp đói mò ra khỏi rừng để ăn thịt người, người ta biết dùng mồi heo rừng để câu cọp, “lúa vãi xuống, mọc nhanh vì lòng đất U Minh ẩm ướt”, nhưng chỉ “vài hôm mộng lúa bị cắn ngang vì chim chóc kéo tới quá nhiều” (Hai cõi U Minh – Sơn Nam) [313, tr.
74]. Hay một làng xa xôi hẻo lánh nằm giữa Đồng Tháp bao la như Mỹ Hạnh Đông (Nắng đẹp miền quê ngoại - Văn Phụng Mỹ) hiện lên với “biển cỏ mênh mông, xẻ dọc, chia ngang bởi những con kinh, mùa nắng nước phèn trong như lọc nhìn thì đẹp, nhưng hớp vào chua quéo miệng… những rặng tràm thưa và những cội vông đồng soi bóng đỏ ối trên gương nước… đến những bữa cơm gạo lúa sạ, hôi mùi cỏ nuốt không trôi, ăn với cá kho mặn quíu lưỡi và canh chua không có nêm rau thơm ” [262, tr. 9]. Những làng quê vùng sông nước như làng Trường Thạnh (Quỷ bắt heo – Vân Trang), “dân ít cất nhà sát đầu vàm sông rạch vì nơi đó trũng, giông gió dễ phá hoại nhà cửa. Họ dành chỗ đó cho đình chùa và làm nơi hội họp.
Ban ngày nơi ấy cũng ít người tới lui và ban đêm thì là một kho tàng vô tận của
những chuyện hoang đường liên tục kiểu nghìn lẻ một đêm” [463, tr. 103]. Trong Mùa len trâu (Sơn Nam), người đọc còn biết đến không gian nông thôn miền Tây nơi nước tràn bờ sông Hậu chảy qua chìm trong cảnh bao la trời nước. Hình ảnh
“từ Ba Thê cả bầy trâu len qua miệt Bảy Núi” năm ba trăm con, đen đầu đặc nước, đến nỗi “ông thầy chùa, bà vãi ẩn mình trong cốc trên núi, chán cảnh trần tục vậy mà họ còn bước ra ngóng mắt theo bầy trâu len dữ dội” [315, tr. 656].
Cảnh tượng như thế thật khó tìm ở cuộc sống nông thôn đương đại.
Trên nền không gian nông thôn ấy, thời kỳ giặc ngoại xâm thống trị đất nước, nỗi đau của người nông dân xuất hiện cùng hình ảnh những bót đồn trên lộ và tàu tuần dưới sông. Truyện Thằng Bót (Lê Vĩnh Hòa) miêu tả “bót ngã tư Chùa đứng sừng sững giữa làng như cái đầu của một con quỉ sứ ! Tóc tang, chết chóc trùm lên khắp chốn” [153, tr. 40]. Cũng như các vùng phụ cận, làng quê Phước Thới (Dỡ chà – Vân Trang) thật tiêu điều trong thời kỳ dân chúng tản cư vì giặc giã. Trong không gian “tư bề im lặng, mặt sông Hậu Giang lờ mờ, mênh mông… có một chiếc tàu tuần loại ghe máy cỡ nhỏ, tắt đèn, buông máy đang thả theo nước ròng, trôi xuống… Một loé sáng quét trên đống chà lẹ như cái nháy mắt, rồi một loạt tiểu liên nổ nghe dòn dã trong đêm thanh” [463, tr. 112]. Không khí khủng bố, đau thương như thế phủ trùm không gian tĩnh lặng của làng quê trong nhiều truyện ngắn của các tác giả yêu nước.
3.3.1.2. Không gian rừng núi
Gần gũi với không gian nông thôn là không gian rừng núi. Dưới ngòi bút Vũ Hạnh, không gian rừng núi Tây Nguyên nơi ông từng gắn bó khi tham gia Đoàn Văn nghệ Thanh niên xung phong Liên khu V thời kháng chiến chống Pháp, được khai thác khá nhiều trong mảng truyện ngắn đường rừng. Thậm chí, ở tập Vượt thác (1963), tỉ lệ lên đến 100%, tức 6/6 truyện, gồm Vượt thác, Lòng suối, Tết giữa rừng, Cây đàn trong núi, Mùa xuân trên đỉnh non cao, Cái xấu đi rồi. Trong
truyện ngắn Cây đàn trong núi, cảnh gió thét mưa gào chốn núi rừng tĩnh mịch được nhà văn miêu tả thật dữ dội, khủng khiếp và “hỗn độn như thời vũ trụ đang còn trong buổi sơ khai” [114, tr. 50]. Ở Vàng tháp Hời (hay Vàng trong cổ tháp – tập Mùa xuân trên đỉnh non cao), cảnh đồi núi quê hương miền thượng quận Thăng Bình (Quảng Nam) thuộc khu vực kinh đô Indrapura của Chiêm Thành xưa hiện lên với những đền tháp cổ kính đã làm bật nổi màu sắc huyền thoại, tạo nên một câu chuyện hấp dẫn trong cảm nhận của người đọc đô thị. Các tập Biển cỏ miền Tây, Hai cõi U Minh, nhất là Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam, “ngay đối với người Việt Nam chúng ta mà ở những miền khác nhiều lúc cũng phải lấy làm lạ” [442, tr. 102], vì không gian cảnh vật, con người đậm đà sắc thái Nam Bộ. Ở nơi đất rừng U Minh và miền Tây Nam Bộ giàu sản vật ấy, trong buổi đầu khai phá, luôn hiện lên hình ảnh những người nông dân hào phóng, bộc trực, nhân ái, nghĩa khí (Bắt sấu rừng U Minh hạ, Cao khỉ U Minh, Chuyện rừng tràm, Cô Út về rừng, Hát bội giữa rừng, Cấm bắt rùa, Hai cõi U Minh…). Không thể phủ nhận sức hút từ những trang viết Sơn Nam khi ông chú ý khắc họa một cách chân thực và sống động hình ảnh thiên nhiên núi rừng hoang dã cùng với sức chống chọi bền bỉ của người dân Nam Bộ để tồn tại và vươn lên. Chuyện rừng tràm nói đến
“Cảnh rừng tràm dày bịt “cây chen vạn gốc”; “Rừng tràm không có mùa hạ hay mùa thu rõ rệt. Mãn năm, luôn luôn lá xanh tươi và lấm tấm vài chiếc lá vàng sắp rụng” [315, tr. 226-229]. Trong Tháng Chạp chim về, Sơn Nam cho biết: “Vùng Rạch Giá, Hà Tiên nổi danh là nơi tập họp nhiều sân chim, của trời đất dành riêng cho… Từng vùng rộng chừng mười ngàn thước vuông, tụ tập hàng vạn con chim lớn” [315, tr. 823]. Nhưng qua thời gian, chúng đã bị con người săn bắt dần cùng với đất hoang, rừng rậm lần lần được khai phá. Kể về sự giàu có của đặc sản rừng, nhà văn đưa người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Chẳng hạn chuyện “U Minh Thượng thiếu gì trăn. Đến mùa, trăn đực và trăn cái hội lại,
mê man hưởng phút trăng mật. Mình gặp quả tang, bắt trọn gói dễ dàng. Da trăn lột bán rất mắc, họ xuất cảng để làm bóp đầm, dây nịt” (Một chuyện khó tin) [313, tr. 137]. Hay rừng miền Đông với cảnh “Rắn rít, chồn đèn, chuột, chim cúm núm và dân làng… ai muốn làm gì thì làm, tự do”, chưa kể “Rùa vàng, rùa quạ, rùa hôi, rùa nắp, rùa sen đủ loại” (Cấm bắt rùa) [313, tr. 12-13]. Chuyện “hát bội là cách giải trí độc nhất của người đi khai phá đất mới”, và cái kiểu rạp hát cất trên sông giữa vùng cọp beo thật ly kỳ, hy hữu: “Ai muốn coi cứ việc bơi xuồng vô vòng rào nọ.. Cọp phải bơ vơ ngồi trên rạch, sấu thì đành ngóng mỏ, ngoài vòng. Trong này, mình ngồi trên xuồng mà coi sáng đêm ăn thua. Tuồng Tàu dài lắm” (Hát bội giữa rừng) [315, tr. 502-503-504]. Đặc tả khung cảnh núi rừng hoang dã trong mối quan hệ với cuộc sống con người, dụng ý nhà văn đôi khi nhằm đối lập với nền văn minh vật chất. Ở đó, những người nông dân sống “nền “văn minh thảo mộc”, nhà cửa, giường chiếu, bàn ghế, ghe thuyền đều bằng nguyên liệu cây cỏ, chế biến ra” và “chưa chịu ảnh hưởng của văn minh Tây phương” (Một chuyện khó tin – Sơn Nam) [313, tr. 125]…
Cùng với những tác phẩm của Lan Khai, Thế Lữ, Đái Đức Tuấn trước 1945, hay của Tô Hoài, Nguyên Ngọc sau 1945, truyện ngắn xây dựng không gian rừng núi của Vũ Hạnh, Sơn Nam là một điểm xuyết đáng quý cho mảng đề tài đường rừng trong văn học hiện đại nước nhà.
3.3.1.3. Khoõng gian ủoõ thũ
Ngoài không gian nông thôn hay rừng núi, nhiều tác giả đã chú ý miêu tả không gian đô thị làm nền cho những câu chuyện của mình. Đây là môi trường hoạt động của những nhà văn yêu nước như Lý Văn Sâm, Thẩm Thệ Hà, Bình Nguyên Lộc, Lê Vĩnh Hòa, Sơn Nam, Vũ Hạnh, Viễn Phương, Tiêu Kim Thủy, Trang Thế Hy, Lê Văn, Thiên Giang, Vân Trang, Nhất Tiếu… Sức hút của không gian đô thị tuy mạnh nhưng chưa đủ sức xóa nhòa ký ức, làm phai nhạt tình cảm
con người. Đó là chưa kể những bất ổn nảy sinh do môi trường đô thị đem lại. So với giai đoạn sau (1965 – 1975), khi đội quân Mỹ đặt chân lên miền Nam, bộ mặt đô thị hiện lên trong truyện ngắn giai đoạn này vẫn chưa bộc lộ đầy đủ sắc thái
“dữ dằn” của nó, vẫn chưa phải là không gian chủ yếu trong sáng tác yêu nước.
Miêu tả không gian sống nơi đô thị, các nhà văn thường đối lập cảnh rực rỡ, lung linh sắc màu của chốn phồn hoa đô hội với hình ảnh đói khổ, cô đơn, tẻ nhạt trong cuộc sống tầng lớp dân nghèo thành thị (Lúc chiều xuống – Lê Vĩnh Hòa).
Ở đó, không ít kẻ giàu có nhưng ích kỷ, keo kiệt trước nỗi thống khổ của đồng loại (Áo vải tim vàng – Lê Vĩnh Hòa); thậm chí “vơi cạn hết chất người”, phản bội nhau, người với người là sói (Ba con cáo – Bình Nguyên Lộc). Lối sống thực dụng lên ngôi. Rất khó tìm đâu là thứ thiệt, vì mọi thứ đều có thể là đồ giả: nhan sắc giả, danh vị giả, giả nhân giả nghĩa, kể cả tình yêu “cũng giả tuốt” (Không có thứ thiệt – Bình Nguyên Lộc). Chiến tranh xâm lược gây ra biết bao thảm cảnh, đưa đẩy những con người nghèo khổ, kể cả trẻ nhỏ đến chốn thị thành để mong kiếm sống (Nồi chè đen và con chó đói – Lê Văn, Những kẻ đói lòng – Đinh Bằng Phi). Ban đêm, khi “trăm ngàn ánh đèn nêông thi nhau nhả ánh sáng, tức là giờ sống dậy của các cuộc hành lạc”; cạnh những kẻ đi tìm khoái lạc, có không ít
“tâm hồn trong trắng tận tụy hy sinh cho gia đình, cho một tình thương cao cả”
đang kiếm sống bằng cách tạo niềm vui cho người khác (Mã Lê – Tiêu Kim Thủy). Đô thị là nơi con người tận mắt chứng kiến và chiêm nghiệm nỗi đau thất vọng của mình (Cái nết đánh chết cái đẹp, Cho tay nầy lấy tay kia – Bình Nguyên Lộc, Ngày xưa – Võ Hồng). Qua mảng truyện ngắn phản ánh hiện thực trong lòng đô thị, Bình Nguyên Lộc, Lưu Nghi, Tiêu Kim Thủy… đã đem đến cho người đọc nhiều nhận thức mới mẻ về môi trường sống nơi đây. Đâu phải chỉ có thời quá khứ mới nói đến kiếp đời của những ca nhi, kỹ nữ chốn kinh kỳ. Ở môi trường này, nơi tửu lầu, người đọc có thể bắt gặp hình ảnh “một bông hoa đã về lúc phấn
lợt, hương phai, không còn được ai nài nỉ cho nghe tiếng tơ huyền ảo nữa, nên đến phải ăn mày một cuộc nghe đàn” (Pì Pế Hán – Bình Nguyên Lộc) [239, tr. 709].
Trên đường phố, không ai nghĩ cảnh sau đây chỉ dành để nói “những con chó đi hứng mát ngoài đường”: “Chúng tùng tam tụ ngũ nơi đó để tìm bạn, để yêu đương, để kể lể cho nhau nghe những câu chuyện chó của loài người mà chúng mục kích, để cãi nhau, tranh nhau một nhơn tình và rất thường khi xâu xé nhau”. Và khi
“ánh đèn bật lên thì trên màn bạc tình cờ ấy, hiện ra nhiều trò chó má và khúc phim ngắn kia thật là kém mỹ tục thuần phong” (Đôi bạn mắc hoa vông – Bình Nguyên Lộc) [239, tr. 807]. Bên cạnh đó là hình ảnh diễn ra thường xuyên trong các xóm nghèo: “Thỉnh thoảng, có vài trận cãi nhau vì con bài đánh thấp, hoặc vì cái “phớ” xé bậy để “tay dưới tới khui” chẳng hạn. Nhưng, cãi nhau xong, bà nào tức giận quá bỏ về thì lại có bà khác điền vào chỗ trống… Họ đánh từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều” (Những kẻ bán nước – Lưu Nghi). Cuộc sống đô thị với rất nhiều cám dỗ, cạm bẫy là vậy, nhưng nhiều người cũng đã tìm thấy nơi đây tình yêu, niềm tin và những tình cảm tốt đẹp khác (Người bạn vàng – Nhất Tiếu, Ba Vieân – Tieâu Kim Thuûy).
So với không gian nông thôn, rừng núi, không gian đô thị hiện lên trong truyện ngắn dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam 1954 – 1965 chưa phong phú, đa dạng như ở giai đoạn sau. Điều này có thể được lý giải từ thực tế các nhà văn luôn đi tìm cái mới, cái lạ hơn so với cuộc sống đô thị để thu hút người đọc, và cũng vì chưa thể nói nhiều, nói sâu về bộ mặt đô thị, nơi họ đang sống và viết, để bảo đảm ngòi bút được hoạt động lâu dài.
3.3.1.4. Khoâng gian chieán tranh
Không gian chiến tranh khá quen thuộc trong truyện ngắn Viễn Phương (Lão Triệu, Võ An Quân, Tiếng trúc Tiêu Lang, Oan tình), Văn Phụng Mỹ (Nắng đẹp miền quê ngoại, Áo lụa giồng, Mối tình bên rạch Giồng Chanh), Sơn Nam (Con