CHệễNG 1 VÒ TRÍ CUÛA TRUYEÄN NGAÉN
1.1.2. Chính sách xâm lược văn hóa tư tưởng của Mỹ và tình hình văn học đô thị
1.1.2.1. Chính sách xâm lược văn hóa tư tưởng của Mỹ
Từ sau hiệp định Genève 1954, chủ nghĩa thực dân mới do Mỹ đứng đầu chính thức thay chân Pháp thực hiện chính sách xâm lược đối với miền Nam, âm
mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Gắn chặt với những chính sách về chính trị, quân sự, kinh tế, chính sách xâm lăng về văn hóa tư tưởng được Mỹ quan niệm là một chính sách rộng lớn, lâu dài, cần tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau và tùy từng quốc gia mà thay đổi cho phù hợp. Với miền Nam, chính sách đó không ngoài mục đích nô dịch nhân dân, tạo ra trong tâm lý văn nghệ sĩ một cảm giác tự do, thậm chí tự hào thoát khỏi mặc cảm tự ti trước đó của những kẻ vong nô dưới chế độ thực dân cũ; từ đó, bằng mọi cách lôi cuốn dư luận và quần chúng từ chỗ đồng tình đến chỗ lệ thuộc hoàn toàn vào chính sách của Mỹ. Trong cái nhìn của một nhà hoạt động văn hóa ở miền Nam trước đây, Lữ Phương xem đây là “phương tiện hiệu nghiệm để biện minh cho sự can thiệp vào miền Nam, đồng thời tạo nên cái lá chắn cho các chính quyền tay sai Mỹ tiến hành những biện pháp trả thù, phát xít, phản cách mạng” [361, tr. 64].
Cùng với chính quyền Ngô Đình Diệm được dựng lên, tiền viện trợ đổ vào ngày càng nhiều hơn cho những kế hoạch, mục tiêu khác nhau về chính trị, quân sự, kinh tế. Mỹ còn sử dụng cả một guồng máy đồ sộ vừa công khai tuyên truyền đường lối chiến tranh, vừa phổ biến văn hóa thực dân mới. Hoạt động chiến tranh tâm lý được tổ chức hết sức qui mô, hệ thống. Nhiều tổ chức, cơ quan trực tiếp tham gia vào hoạt động này như Phái bộ Hoa Kỳ ở Việt Nam (US Mission, Vietnam) do Đại sứ Mỹ chủ trì, gồm Nhóm Cố vấn Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ (MAAG) - từ 1964 mang tên Bộ Tư lệnh Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ ở Việt Nam (MACV); Sở Thông tin Hoa Kỳ (USIS); Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID); Phái bộ Viện trợ Hoa Kỳ (USOM)…; cả Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Đài Phát thanh Hoa Kỳ (VOA). Đến tháng 5 năm 1965, khi Mỹ ồ ạt đổ quân vào miền Nam, tất cả những bộ phận liên quan đến chiến tranh tâm lý hợp thành Cơ quan Liên vụ Thông tin Hoa Kỳ (JUSPAO). Ngoài ra, còn có nhiều nhóm cố vấn từ các trường Đại học của Mỹ được USAID hợp đồng sang miền
Nam phụ trách các vấn đề có liên quan đến giáo dục, đào tạo lực lượng trí thức cho chính quyền Sài Gòn như Nhóm Cố vấn Đại học tiểu bang Michigan (MSUG), Đại học Nam Illinois (SIU), Đại học Ohio (OU)… Các tổ chức văn hóa tư nhân, những hội từ thiện cũng được huy động như: Quỹ Tài trợ Châu Á (Asia Foundation), còn gọi là Cơ quan Văn hoá Á Châu, mang danh nghĩa tư nhân nhưng thực chất là tổ chức do CIA thành lập và tài trợ; Hội Thanh niên Chí nguyện Quốc tế (IVS) hoạt động dưới hình thức hợp đồng, sử dụng ngân sách của USAID. Để đảm bảo thành công, chính quyền Mỹ còn cử sang những chuyên gia hàng đầu về chiến tranh tâm lý như S. Williams, E. Lansdale, H. Stassen, M.
Mansfield…
Đi liền với những hoạt động tuyên truyền đường lối chiến tranh, phổ biến văn hóa Mỹ của JUSPAO là nhiều trung tâm văn hóa, hội Việt – Mỹ được thành lập ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Cần Thơ, Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế. Các thư viện, phòng đọc sách, lớp hướng dẫn nghệâ thuật, lớp học tiếng Anh, các hoạt động trình diễn văn nghệ, chiếu phim, triển lãm tranh ảnh, thể thao, hội thảo về văn hóa, văn minh Mỹ… được tổ chức đã thu hút khá đông trí thức, thanh niên sinh viên, học sinh, công chức thành thị. Vũ Hạnh, trong bài thuyết trình
“Văn hóa hay mạo hóa” tại trụ sở Bút Việt - Sài Gòn, ngày 25-7-1971, đã có lý khi cho rằng: “ Người Mỹ không cần giấu giếm đã cho thấy rằng những cái trung tâm văn hóa của họ ở các nước ngoài cũng quan trọng không kém gì những căn cứ quân sự của họ” [400, tr. 311-312].
Những chính sách về văn hóa tư tưởng của Mỹ còn được chính quyền Sài Gòn thực thi, hỗ trợ một cách mạnh mẽ. Không lâu sau ngày tuyên bố Hiến pháp tạm thời và thành lập nước Việt Nam Cộng hoà (26-10-1955), Tổng thống Ngô Đình Diệm đã chủ trì Đại hội Văn hóa toàn quốc (07-01-1957) nhằm hoạch định đường lối và chương trình phát triển sự nghiệp văn hóa, văn nghệ. Bộ trưởng
Công dân vụ Ngô Trọng Hiếu mạnh mẽ kêu gọi: “ Thái độ cần phải có của văn nghệ sĩ là phải đánh giặc cộng sản bằng vũ khí nghệ thuật, không được vì lý do gì mà tiếp tay địch” (Dẫn theo Nguyễn Đức Đàn) [43, tr. 65]. Theo đó, nhiều tổ chức hội, đoàn văn hóa văn nghệ đua nhau thành lập: Hội Văn hóa bình dân (28- 4-1955), Hội Việt – Mỹ (từ 28-5-1955), Hội Thân hữu văn hóa (8-1955)… Để thúc đẩy hoạt động sáng tác, Ngô Tổng thống ký dụ số 40, ngày 10-6-1955, thiết lập Huy chương Chương mỹ bội tinh; nghị định số 213 GĐ/NĐ, ngày 5-2-1957, sửa đổi các điều khoản trong nghị định thi văn chương hằng năm.
Ấn phẩm văn nghệ ở các đô thị là lĩnh vực Mỹ và chính quyền Sài Gòn rất quan tâm. Sách văn học, nhất là tiểu thuyết Mỹ, được tài trợ dịch vội vàng xuất bản ra thị trường, bán với giá rẻ. Nhiều tạp chí xuất bản trong chế độ Ngô Đình Diệm như Sáng Tạo (từ tháng 10-1956), Hiện Đại (từ tháng 4-1960), Thế Kỷ Hai Mươi (1960)… đều nhận nguồn viện trợ tiền bạc từ Mỹ. Tuy vậy, không phải lúc nào những cây bút trụ cột như Mai Thảo, Nguyên Sa, Nguyễn Mạnh Côn cũng biết rõ cơ quan nào đã tài trợ. Đó là cách Sở Thông tin Hoa Kỳ (USIS) tiến hành trong vô số những hoạt động vừa công khai, vừa bí mật, nhằm nâng cao hiệu năng của chính sách văn hóa tư tưởng.
Song song đó, giới cầm quyền không ngừng tìm cách tăng cường tiếng nói qua phương tiện báo chí. Nguyệt san Chỉ Đạo của quân đội ra đời từ tháng 10- 1956 do các sĩ quan thay nhau làm chủ nhiệm (trung tá Trần Văn Trung, trung tá Nguyeón Vaờn Chaõu), chuỷ buựt (trung uựy Ngoõ Quaõn, Kyứ Vaờn Nguyeõn, Nguyeón Mạnh Côn, Đào Đình Hoan, Nguyễn Đình Bảo). Tạp chí Văn Hữu có mặt năm 1960, do Vụ trưởng Vụ Văn hoá - Bộ Thông tin làm chủ nhiệm, nhằm mục đích phát huy văn hoá dân tộc, phổ biến chủ trương, đường lối của chính phủ. Cùng hàng trăm tờ báo chí khác phát hành trên toàn miền Nam (nhật báo Dân, tuần báo Sống, Quan Điểm, Người Việt, Văn Nghệ tập san, Tiểu Thuyết tuần báo, Văn
Nghệ mới…). Chính quyền còn cho chấn chỉnh các tổ chức kiểm duyệt, xuất bản (ra dụ số 13, ngày 20-2-1958, quy định chặt chẽ “Các vi phạm báo chí sẽ bị phạt tiền và tù”); phát động các cuộc thi văn học nghệ thuật có giải thưởng (như giải
“Văn chương toàn quốc” từ 1958; thi sáng tác âm nhạc, triển lãm hội họa, sáng tác văn nghệ cổ vũ bầu cử Tổng thống và Phó Tổng thống ngày 09-4-1961…);
thành lập các hội, đoàn, nhóm, phái, tổ chức văn hóa văn nghệ trực thuộc cơ quan nhà nước (như Mặt trận Bảo vệ Tự do Văn hóa, Hội Việt Nam Văn hóa Á Châu, Hội Tự do Văn hóa Việt Nam, Hội Văn hóa Duy linh…). Mặt khác, chính quyền Ngô Đình Diệm lại ra sức cấm đoán các hoạt động văn hóa, văn nghệ, báo chí tiến bộ như đình bản báo Tiếng Dội (từ 28-9-1954), tạm đình bản nhật báo Tự Do và Nhân Loại tập san (từ 07-3-1955), thu hồi giấy phép xuất bản tuần báo Văn Nghệ Tự Do (04-5-1956), thu hồi giấy phép hoạt động của Hội Văn nghệ miền Trung (30-12-1960)….. Các chiến dịch đàn áp, khủng bố những văn nghệ sĩ có biểu hiện chống đối hay tình nghi có hành vi lật đổ chế độ diễn ra thường xuyên.
Học giả người Mỹ George C. Herring trong Cuộc chiến dài ngày của nước Mỹ và Việt Nam (1950-1975) cho biết:“ Sở nghiên cứu chính trị dưới sự chỉ đạo của Nhu đã khủng bố dã man những người bị tình nghi có hành vi lật đổ (…) Chế độ Diệm đã thừa nhận đến năm 1956 đã bỏ tù 20.000 người và chiến dịch này sau đó càng được đẩy mạnh” [120, tr. 115]. Nhà nghiên cứu Trương Võ Anh Giang đưa ra con số cụ thể hơn: “Chỉ kể từ tháng 7-1955 đến tháng 2-1956, chúng giết hại, giam cầm khoảng 93.360 người” [164, tr. 162].
Thắng lợi của những cuộc đồng khởi từng phần cuối 1959 đầu năm 1960 và sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã giáng một đòn mạnh mẽ vào chiến lược “chiến tranh đơn phương” của Mỹ, cho thấy lòng căm thù sôi sục của quần chúng và sự yếu kém, bất lực của chính quyền Ngô Đình Diệm ở nông thôn. Mỹ tiếp tục đưa cố vấn và vũ khí vào mong vực dậy tinh
thần bộ máy chính quyền, đồng thời thực hiện chiến lược mới - chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Một trong những mục tiêu hàng đầu của Mỹ và chính quyền Sài Gòn là thực hiện bằng được “quốc sách ấp chiến lược” nhằm bình định nông thôn miền Nam, cô lập những cán bộ cách mạng “nằm vùng”. Nhà văn Sơn Nam nhớ lại: “… đó là địch bày mưu “tát nước để bắt cá” theo kế hoạch của đế quốc xâm lược. Những số liệu do địch công bố thì có, cả phía Nam từ sông Bến Hải, địch đúc kết trễ nãi là đã lập được khoảng 2.600 ấp chiến lược, riêng ở Nam Bộ có 1.500 ấp, trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 1.000 ấp” [314, tr. 40].
Những thanh niên tham gia tranh đấu trong phong trào sinh viên - học sinh yêu nước như Tần Hoài Dạ Vũ, Nguyễn Đông Nhật còn chỉ rõ sự thâm độc của âm mưu này khi “không phải chỉ có mục đích phá chỗ ẩn nấp, triệt lương địch, chống nổi loạn (chống du kích Cộng sản) tát cạn nước bắt cá, mà còn nhằm hủy diệt tình tự yêu nước nơi tâm hồn của đại bộ phận dân chúng miền Nam VN” [487, tr. 291].
Cùng lúc đó ở đô thị, văn hóa văn nghệ nô dịch được tăng cường để phục vụ cho chiến lược trên. Nguyễn Mạnh Côn khi trả lời “Cuộc phỏng vấn Văn nghệ của Bách Khoa”, số 123, ra ngày 15-2-1962, đã tiết lộ một cách tự nhiên rằng: “Năm ngoái tôi được một cơ quan nghiên cứu chính trị xã hội trợ cấp cho mỗi tháng mười ngàn để viết văn chống cộng, nhưng cơ quan này không phải là một tờ báo, nên thật ra cho không”. Hoạt động văn hóa văn nghệ của chính quyền xem việc phục vụ cho “quốc sách” trên là nhiệm vụ trọng tâm, phương hướng chủ yếu trong sáng tác của văn nghệ sĩ. Tạp chí Văn Hữu ra hẳn đặc san số 22 để phân tích, trình bày quan niệm về nền tảng làng xã cũ của Việt Nam trên nhiều mặt khác nhau, từ đó “cổ động cho một cái “Quốc sách” thâm độc và đẫm máu” [45, tr. 93]
này. Hơn hai mươi năm tiến hành chiến tranh, Mỹ và chính quyền Sài Gòn luôn sử dụng văn hóa văn nghệ chỉ huy như một công cụ hiệu quả tuyên truyền cho chính sách xâm lược kiểu mới của Mỹ đối với miền Nam.
Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ kéo dài từ 1961 đến 1965. Khi anh em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu bị lật đổ (01-11-1963), chính quyền Sài Gòn rơi vào tình trạng khủng hoảng dữ dội, làn sóng đấu tranh của nhân dân đô thị trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng càng thêm mạnh mẽ, cùng với những chiến thắng lớn liên tiếp của quân giải phóng miền Nam (Bình Giã cuối 1964; Ba Gia, Đồng Xoài giữa năm 1965…) đã cho thấy sự phá sản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.
Thủ đoạn “thay ngựa giữa dòng” khiến toàn bộ chính sách về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa tư tưởng mà Mỹ và chính quyền Sài Gòn theo đuổi đã bị đảo lộn. Không thể tiếp tục dùng phương thức chỉ huy nghiêm ngặt và lộ liễu như thời ông Diệm, đồng thời để biện bạch cho đường lối “văn nghệ tự do không bị chính trị chi phối”, hình thức văn hóa văn nghệ tự phát trước đây chưa có nhiều cơ hội thể hiện thì lúc này đang dần đóng vai trò chủ yếu. Nhưng rồi, hàng loạt quy chế, chủ trương của chính quyền mới đã kịp thời ra đời, tiếp tục chỉ huy chính sách văn hóa văn nghệ ấy cho phù hợp với ý đồ biến miền Nam thành tiền đồn chống cộng, nơi thử nghiệm nền dân chủ kiểu Mỹ ở Đông Nam Á và châu Á. Đó là nghị định về “Quy chế tự do xuất bản báo chí và tổ chức nền báo chí” (tháng 4-1964); nghị định về “Ấn định việc kiểm duyệt các báo chí xuất bản trong nước cũng như báo chí nước ngoài” (tháng 7-1964)… Tình hình báo chí ở các đô thị miền Nam trở nên hỗn độn, phức tạp. Nhiều nhật báo, tuần báo mới xuất hiện:
Sài Gòn Tân Văn, Trắng Đen, Đất Tổ (của Tổng vụ Thanh niên Phật tử), Tiền Tuyến (Cục Tâm lý chiến quân đội), Ý Thức, Lập Trường… Số khác vừa được cấp phép xuất bản, sau đó không lâu lại bị đình bản (như tạp chí Văn nghệ Đông Nam Á…). Các hội, đoàn tiếp tục được thành lập: Hội Tập đoàn văn nghệ sĩ (tháng 11- 1964), Hội Văn học sử Việt Nam (tháng 4-1966)… Đây cũng là cơ hội xuất hiện trên văn đàn hàng loạt lý thuyết phương Tây được tiếp nhận cả mặt tích cực lẫn
tiêu cực, hay đơn thuần chỉ vì “nhiều người cầm bút ở Sài Gòn tự cảm thấy không hợp thời trang nếu như bài viết của họ thiếu những danh từ quen thuộc của chủ nghĩa hiện sinh, thiếu những tên như Kiếc-kơ-go (Kierkegaard), Hai-đéc-ghe (Heidegger), Xác-tơ-rơ (Sartre), Ka-muy (Camus)…” [394, tr. 399-400]. Sự xuất hiện khá ồn ào những lý thuyết trên đây phản ánh phần nào tình trạng khủng hoảng chính sách thực dân mới của Mỹ, trong đó có chính sách văn hóa tư tưởng.
Tiếp tục lún sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược, Mỹ ào ạt đổ quân vào miền Nam thực hiện chiến lược mới - chiến lược “chiến tranh cục bộ”. Từ giữa năm 1965 trở đi, những hoạt động cộâng đồng như phong trào công tác xã hội, từ thiện, văn hóa, giáo dục cộng đồng; phong trào về nguồn; phong trào sinh viên hướng về nông thôn; phong trào du ca; phong trào thanh niên phụng sự xã hội…
được các tổ chức trong bộ máy chiến tranh của Mỹ như USAID, USIS, IVS, Quỹ Tài trợ châu Á… hết sức quan tâm. Những phong trào trên, một mặt đã thúc đẩy quần chúng nỗ lực góp sức tự cải thiện đời sống, xoa dịu phần nào vết thương chiến tranh; nhưng mặt khác, chủ yếu vẫn là một trong những cách thức Mỹ tiến hành nhằm thực hiện chương trình “chinh phục trái tim và khối óc”, tập hợp thanh niên trí thức, quần chúng đô thị vào những hoạt động “bình định”, góp phần “chống nổi dậy” ngay trong hàng ngũ nhân dân.
Chính sách xâm lược về văn hóa tư tưởng của Mỹ ở miền Nam ngày càng thêm phức tạp.
1.1.2.2. Tình hình văn học đô thị
Ngay từ đầu, đi cùng với chính sách trên đây, chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ đã xem văn nghệ như một công cụ lợi hại nhằm nô dịch nhân dân miền Nam, một thứ vũ khí hiệu quả chống lại cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Dưới sự thống trị của thế lực tư bản, đồng đô la Mỹ không chỉ thể hiện sức mạnh và vai trò chi phối trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, mà cả trong
lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. Đồng tiền trở thành mục đích phổ biến của mọi hoạt động văn nghệ phục vụ cho chủ nghĩa thực dân mới từ sáng tác cho đến xuất bản, phát hành. Riêng hoạt động văn học vùng đô thị miền Nam trước 1975 nói chung, giai đoạn 1954 – 1965 nói riêng, đã từng xuất hiện nhiều dòng văn học vì mục đích nêu trên: từ chống cộng đến lãng mạn tiêu cực, trụy lạc hóa con người hoặc chạy theo thị hiếu thẩm mỹ tầm thường của xã hội tiêu thụ.
Nhìn lại lịch sử, sau 1954, bằng nhiều cách thức khác nhau, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã tập hợp được một đội ngũ nhà văn chống cộng khá đông đảo.
Trong số đó, có những cây bút từ Bắc di cư vào Nam như Nguyễn Mạnh Côn, Chu Tử, Mai Thảo, Doãn Quốc Sỹ, Vũ Khắc Khoan, Nghiêm Xuân Hồng, Mặc Đỗ… kết hợp cùng với lực lượng tại chỗ gồm Hồ Hữu Tường, Võ Phiến… Theo thời gian, đội ngũ này bổ sung thêm nhiều cây bút trẻ được đào tạo chính quy tại Mỹ hoặc Sài Gòn như Nguyên Vũ, Thế Uyên, Thảo Trường, Phan Nhật Nam, Lê Xuyên, Dương Nghiễm Mậu, Văn Quang… Tất cả hợp thành “lớp văn nghệ sĩ chính quyền”, “nhà văn thân chính” như cách gọi của báo chí và nhân dân tiến bộ vùng đô thị. Tuy mức độ có khác nhau, mỗi nhà văn góp phần làm nên diện mạo của văn học chính thống phục vụ chế độ đều chịu sự tác động của bộ máy tuyên truyền đồ sộ mà Mỹ và chính quyền miền Nam đã dày công gầy dựng. Đó là hàng loạt lý thuyết tư sản luôn nhắm vào mục tiêu chống chủ nghĩa cộng sản;
những loại triết học duy tâm siêu hình khoác lớp áo hiện đại chủ nghĩa; vô số sách báo bóp méo sự thật và xuyên tạc lịch sử do những nhà lý luận chính trị, triết gia, học giả tư sản trong và ngoài nước viết ra…
Trong hàng ngũ nhà văn ấy, đáng kể nhất là những người từng có mặt trong các cơ quan kháng chiến, sau khi phản bội, đầu hàng vẫn lấy chiêu bài “cán bộ kháng chiến” để xuyên tạc dư luận như Chu Tử, Nguyễn Mạnh Côn, Võ Phiến, Tô Văn, Đỗ Tấn… Chế độ Sài Gòn biết rõ họ nên tìm cách mua chuộc để