2.2. Tinh thaàn nhaân vaên saâu saéc
2.2.3. Vạch trần bản chất vô nhân đạo, tố cáo âm mưu xâm lược
Bên cạnh những truyện ngắn phê phán tư tưởng và lối sống xa lạ, nhằm biện hộ cho sự lệ thuộc của miền Nam như một lẽ đương nhiên, nhiều nhà văn đã tập trung vạch trần bản chất vô nhân đạo của các thế lực thống trị, tố cáo âm mưu xâm lược lâu dài đối với miền Nam.
Mượn bối cảnh nước Nhật thời Thiên Hoàng với cuộc tiễn quân lên đường sang Việt Nam “đánh giặc”, Đường máu (Lê Vĩnh Hòa) kín đáo đề cập hành
động xâm lược, sự lừa dối nhân dân bản xứ của thực dân, đế quốc nhằm đẩy con em họ vào những cuộc chiến tranh phi nghĩa, bạo tàn. Tác phẩm đối lập hai cảnh tượng thật khác nhau. Một bên là “biển người trào lên như đại dương nổi sóng”
[153, tr. 181] với những hình ảnh, âm thanh hỗn độn, “những cánh tay yếu đuối vẫy lên một cách tuyệt vọng” [153, tr. 183], ai cũng muốn ôm hôn tận mặt, kêu đòi tận tai hãy trả người thân yêu của họ về lại gia đình. Bên kia là hàng rào cảnh sát với tiếng đánh đập, chửi rủa, tiếng roi vun vút xuống thân người làm náo động sân ga, kiên quyết không chấp nhận một yêu sách nào để xoa dịu nỗi đau khổ của nhân dân. Bất chấp tất cả, bánh xe lăn đi. “Máu tung tóe. Một cánh tay. Một bàn chân. Một mớ tóc vàng. Một tà áo đỏ, một chiếc bít tất tí hon. Bánh xe vẫn lăn đi trên đường sắt nhuộm đầy bao dòng máu” [153, tr. 184]. Còn nỗi đau nào hơn nỗi đau mất người thân. Họ lên đường mà không mong ngày trở về; tham gia vào một cuộc chiến tranh không phải để bảo vệ Tổ Quốc ở một đất nước xa xôi. Bản thân những người vừa khoác vào bộ quân phục cũng không muốn lên đường. Đó là lý do Tùng Cương, chồng của một thiếu phụ tội nghiệp, cha của hai đứa trẻ thật đáng yêu Cát Điền và Phương Xuyên, đã tự sát bằng súng, thà chết trên quê hương hơn là bỏ thây nơi chiến trường với tư cách một tên xâm lược.
Bằng hành động tích cực hơn, qua cái chết của Nhữ Nam Vương, Đào Tam Xuân (Trăng lu – Lê Vĩnh Hòa) đã phơi bày tội ác của những kẻ sát hại chồng nàng, một con người “hết lòng thờ nước”, “hết sức cứu dân”, “liều mình dẹp giặc”, “vì nước trừ quân gian nịnh”, “làm tôi trung tín”, “làm đứng công thần”,
“muốn thống nhứt giang san”, “khuôn phò xã tắc” [153, tr. 69]. Vai được đóng và người đóng vai đều khổ. Nỗi khổ của Đào Tam Xuân diễn ra trên sân khấu, còn nỗi khổ của Nga, đứa trẻ đóng vai, lại diễn ra trong cuộc đời thực. Ngay sớm hôm sau, nó phải chia tay lũ trẻ trong xóm để lên Sài Gòn ở đợ cho bà chủ. Ý nghĩa thực tế toát lên từ câu chuyện lịch sử, xem ra đã rất rõ ràng.
Miền Nam dưới các chế độ thống trị khác nhau nhan nhản những quan chức quen khủng bố và đàn áp. Trong cùng hàng ngũ, họ lại sẵn sàng đấu đá lẫn nhau để trục lợi. Xây dựng hình tượng các quan lại phong kiến Việt Nam, Trung Quốc, hoặc các quan chức thực dân Pháp thời đã qua, truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1965 muốn đem đến cho người đọc cái nhìn cụ thể về đội quân xâm lược Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Từ Tổng trấn họ Lý trong Bút máu (tập Chất ngọc – Vũ Hạnh) “độc dữ hơn hùm beo” [112, tr.
27], đến Tổng trấn Trầm Chính Hiệp trong Chất ngọc (cùng tác giả) “Tên nghe rất tốt mà người rất dữ… nhân dân đứng trước mặt quan ai cũng run sợ cúi đầu”
[112, tr. 123]. Từ một võ tướng nhà Tần khát máu như Võ An Quân (Võ An Quân – Viễn Phương) “chỉ một đêm… chém rụng bốn mươi lăm vạn đầu quân Triệu”
[377, tr. 100], đến các quan Tây như “thằng sếp râu rìa” (Lão Triệu – Viễn Phương) chỉ huy “những tên lính giặc hung hãn như bầy quỷ sứ” [377, tr. 11]. Từ quan hai Phẹt-năng (Hai ông già – Sơn Nam) luôn tâm niệm mưu chước “trước khi mua chuộc… cần phải hăm dọa khéo léo. Dùng lời ngon ngọt nhưng gợi nhiều ý nghĩa xa xôi… càng suy nghĩ thì càng sợ oai lực nhà nước Pháp” [377, tr. 477], đến viên trung úy Pháp chỉ huy quận lỵ (Nắng đẹp miền quê ngoại – Văn Phụng Mỹ) “nổi tiếng hảo ngọt”, “giải sầu với phấn son đô thị mãi cũng nhàm. Y muốn
“đổi dĩa”và tìm chút hương đồng nội” [262, tr. 15-16]… Có truyện mạnh dạn đề cập thẳng tỏc nhõn gõy ra bao nỗi đau khổ là “bom của Mỹ”ứ (Thằng đưa đỏm – Thẩm Thệ Hà) [422, tr. 253] đang ném xuống miền Nam.
Không dừng lại ở việc vạch trần bản chất vô nhân đạo của lực lượng xâm lược và những quan chức thừa hành, các nhà văn còn tố cáo âm mưu chia cắt đất nước ta nhằm xác lập ách xâm lược và thống trị lâu dài của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm, kín đáo khẳng định nỗi niềm khát khao thống nhất đất nước không gì ngăn cản được của nhân dân hai miền Nam - Bắc. Yên Ba và Phượng
Dương (Tình Yên Phượng – Viễn Phương) là hai châu lân cận nằm dọc dòng suối Mịch La. Từ rất lâu, tình yêu thương giữa hai châu như dòng suối kia vẫn triền miên tuôn chảy. Nhưng từ ngày họa xâm lăng lan tràn khắp chốn, đất Yên Ba vào tay chúa Trung Nguyên, hai châu gần gũi mà như cách xa nhau vạn dặm. Chỉ đến khi chúa Trung Nguyên nhận ra rằng: “Ôi ! Biên giới, trường thành chỉ có thể ngăn sông xẻ núi chớ làm sao chia cắt được lòng người” và “ra lịnh cho 5 ngàn kỵ mã phi ngựa về Châu Yên Ba tức tốc phá cản ngăn dòng Mịch La, san phẳng giải trường thành, để nối liền lòng dân hai cõi”, thì tiếng hoan ca mới trở lại với
“chúng dân Yên Phượng” [377, tr. 37]. Cùng mạch cảm xúc như thế, trong Tơ vương đến thác (Viễn Phương), dù Tống Khương Vương có nhẫn tâm sai gia nhân vùi xác Tức Thị và Hàng Phùng xuống hai bên bờ La Giang “cho nó chết xa nhau mãi mãi”, cũng không ngăn được điều “lạ lùng thay, chỉ nội đêm hôm ấy, tự trên mỗi nấm mồ bỗng mọc lên một cây “tử”… cành lá sum sê, đỏ như sắc máu, de ra trên dòng La Giang để rồi giao hẳn lại nhau, quấn quít lấy nhau, ấp ủ cùng nhau tưởng như không bao giờ còn có thể tách rời nhau được nữa” [377, tr. 29].
Với Văn Phụng Mỹ trong Vừng trăng bên kia sông, rạch Bình Xuân không còn là trở ngại cho sự gặp nhau của hai trẻ khi bao nhiêu hờn giận giữa hai gia đình ông giáo học và ông Đốc không còn. Mối tình Phụng - Dung đã nên vợ nên chồng. “Vừng trăng bên kia sông” trở thành kỷ niệm, “để mỗi đêm rằm tháng tám cùng nhau nhớ lại mà vui với một cái Tết Trung Thu nghèo” [262, tr. 41]. Tình cảm giữa anh Năm Theo (người Nam) và anh Thìa (người Bắc) (Bên rặng tre già - Lê Vĩnh Hòa) có được từ sự thấu hiểu “Lòng họ chính là lòng anh”. Nhưng bao trùm tất cả chính là nhận thức: “ở đâu cũng bà con hết mà” [153, tr. 120]. Đó cũng là tình cảm và nhận thức chung của đồng bào hai miền Nam – Bắc. Âm mưu của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm trong thực tế đã thất bại, bởi nó đi ngược lại tình cảm và khát vọng thiêng liêng của nhân dân ta.
Nỗ lực thực hiện chính sách xâm lược đối với miền Nam, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã đổ nhiều tiền của và công sức cho “quốc sách” ấp chiến lược ở vùng nông thôn. Các truyện ngắn Gốc đại thọ, Chấm nhang đầu xóm (Vũ Nghi) cho thấy sự đồng cảm sâu sắc của nhà văn với tình cảnh người nông dân từng gắn bó lâu đời với ngôi nhà, mảnh đất thân yêu, nay họ không muốn rời xa. Thế nhưng, chính sách thất nhân tâm của nhà cầm quyền không hề quan tâm gì đến tâm lý đó của họ. Hình ảnh ông Hai Tạc (Chấm nhang đầu xóm – Vũ Nghi) thật đáng thương khi quyết tâm bám lấy mảnh đất cơ cực, gìn giữ ngôi nhà kỷ niệm dù chỉ là “một mái lá không kín gió mưa, đậu bạc trên chéo đất ăn gởi nằm nhờ”
[324, tr. 75]. Ông Cả Hạp (Gốc đại thọ – Vũ Nghi) cũng tìm mọi cách để hoãn binh. Nhưng rốt cuộc, ngôi nhà ông dày công xây dựng vẫn bị phá, “chỉ còn là một đống gạch ngói vụn, lẫn lộn than đen, âm ỷ bốc khói” [328, tr. 29]. Trở về trại tản cư, Cả Hạp đau liệt giường, liệt chiếu, năm hôm sau thì lẳng lặng lìa đời. Aùnh mắt của ông trước khi chết “trừng trừng nhìn lên đêm tối dày đặc bên ngoài, cố tìm trong không gian lặng lẽ, một điều gì để giải niềm u uất chưa nguôi” [328, tr.
29] có một sức tố cáo mạnh mẽ từ những uất hận không nói được thành lời.
Đó còn là quyết tâm bám đất giữ nhà của Pá-Phao (Pá-Phao – Trần Hồ), khi lão nghĩ rằng: “Con trâu, cái cuốc, mảnh đất trồng ngô, tấm rẫy lúa vàng ửng đã quen thuộc quá rồi. Lại còn những túp nhà sàn đã che chở người sống, nơi treo giá thờ kẻ chết bỏ mà đi sao đành, và đi thì làm sao mà sống ?” [161, tr. 25]. Nhưng làm sao yên thân ở lại ? Tây về làng cướp bóc, bắn giết, đốt sạch nhà cửa. Nhiều người nông dân hiền lành, chất phác đã ngã xuống. Pá-Keo van lạy, bị báng súng Tây nện vào cổ chết. Pi-Keo vùng chạy đến toan ôm xác chồng, bị “ông Tây mặt đen” chụp cổ lôi đi, mặc Pi vùng vẫy. Và người đàn bà xinh xắn nhất Vìn Pệec ấy đã chết trong tình trạng “nhát dao rạch toang làn da bụng trắng, ruột nghiêng ra đổ xuống đất; bốn năm lổ thủng trên ngực còn rỏ từng giọt máu lên hơi. Mắt Pi
trợn trừng, môi mím chặt, đau đớn và uất hận” [161, tr. 25]. Người đọc ai cũng hiểu, dựng lại tội ác của thực dân phát xít, những truyện ngắn trên đây không phải chỉ để nói chuyện đã qua.
Nhằm làm suy giảm sức mạnh đoàn kết trong hàng ngũ những người yêu nước, một trong những ưu tiên trong chính sách xâm lược của thực dân cũ, mới làm cho chia rẽ, ly gián, ngờ vực lẫn nhau trong nội bộ các phong trào kháng chiến. Chiếc cáng điều (Nguyễn Văn Xuân) viết về cái chết của cụ Tán vì sự đa nghi của cụ Hường, trong bối cảnh phong trào Cần Vương kháng Pháp ở Quảng Nam cuối thế kỷ XIX. Dụng ý của câu chuyện chọn đề tài lịch sử khá rõ. Truyện không chỉ tái hiện quá khứ mà còn gợi ra một vấn đề quan trọng của xã hội miền Nam đương thời, khi nhân dân yêu nước phải đấu tranh trong một hoàn cảnh cực kỳ gay go, phức tạp: ranh giới giữa thực – giả, đúng – sai, chính – tà, kiên định – đầu hàng không phải lúc nào cũng có điều kiện nhận xét, đánh giá một cách đầy đủ, rõ ràng. Chính trong những hoàn cảnh đó, niềm tin vào lý tưởng yêu nước, vào thắng lợi cuối cùng, tin vào đồng chí, đồng bào, vào bản lĩnh của con người trước thực tế nghiệt ngã là vô cùng quan trọng. Đúng như lời chàng nho sinh nói với thân phụ mình trong lần theo hầu cụ Tán về gặp cụ Hường (tức Nguyễn Hiệu), một lãnh tụ nghĩa quân: “Lòng cụ như son thì ở đâu nó cũng đỏ. Vả chăng, trong cuộc chung nhau kháng địch, mà kẻ tin, người nghi là dễ tan lực lượng, dễ bị ly gián. Cụ quyết định về chuyến này để trình mọi việc với cụ Hường, hoặc đặt hết lòng tin nơi cụ mà giao phó công việc, hoặc nghi thì giết đi là xong” [509, tr. 342].
Ly gián trong hàng ngũ những người yêu nước, giữa người yêu nước với quần chúng nhân dân và giữa nhân dân với nhau là những âm mưu hết sức thâm độc cuỷa keỷ thuứ.
Cũng với cách mượn xưa để nói nay, Ngày mưa đầu mùa (Sơn Nam) đề cập đến những người trước 1945 như ông Tư Lịch làng Đông Yên, từng “làm quốc sự,
vào tù ra khám mấy lượt về tội chống thực dân Phqùp” [315, tr. 670]. Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược, dân làng Đông Yên mạnh ai nấy lo thân mình. Ông Tư buồn, vì khuyên bà con gom lại canh gác, họ phản đối. Ông chỉ còn biết than thở:
“Nước chưa mất mà họ đã chạy quá xa… Nếu dân mình mà ai cũng ích kỷ thì nước mất luôn. Lá đành đùm lá rách mới là thương nhau” [315, tr. 669]. Đau đớn hơn, dân chúng khu vực đồn điền Tây hiểu lầm người yêu nước; trong hàng ngũ nhân dân hiểu lầm lẫn nhau, nên trúng kế ly gián của kẻ thù.
So với giai đoạn đầu (1954 – 1965), nhiều truyện ngắn trong giai đoạn sau (1965 – 1975) còn mạnh dạn tố cáo trực tiếp việc bắt bớ bừa bãi và đánh đập hết sức dã man người dân lương thiện của chính quyền Sài Gòn. Nếu bỗng dưng một ai đó “được mời đi nghỉ mát”, “thì cũng chẳng lấy gì làm lạ, sự đời là vậy mà”
(Mùa xuân chim én bay về – Nguyễn Nguyên) [359, tr. 98]. Nhiều người bị tra tấn đến “thân tàn ma dại” vì lý do “Đã vô đây không có tội cũng thành có tội” (Địa ngục trần gian – Tiêu Dao Bảo Cự) [359, tr. 202-203], và họ khai bừa để mong tránh khỏi cái chết. Cần nói thêm rằng, “cô lập, chia rẽ nội bộ các phong trào”
[487, tr. 511] là một trong sáu (06) nội dung quan trọng của Kế hoạch Sao Chổi (1974) ra đời thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhằm đàn áp mạnh tay hơn nữa các phong trào tranh đấu của nhân dân trong những năm cuối cùng của chế độ Sài gòn.
Những mặt trái đen tối của xã hội miền Nam là vậy. Vạch trần bản chất vô nhân đạo, tố cáo âm mưu xâm lược của thế lực thống trị dù mạnh mẽ đến đâu cũng không thể thay thế được hành động chung sức chung lòng đứng lên góp phần thay đổi xã hội, bảo vệ sự sống còn của nhân dân.
Với nội dung yêu nước thấm thía và tinh thần nhân văn sâu sắc, truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1965 đã kế thừa và phát huy mạnh mẽ truyền thống yêu nước và nhân văn của văn học dân tộc. Ở
đây, nội dung yêu nước và tinh thần nhân văn không tách rời mà hoà quyện với nhau. Bởi vì, hòa vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc, bản thân cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân đô thị miền Nam vốn đã mang một tinh thần nhân văn sâu sắc. Từ đó, cùng với những giá trị yêu nước và nhân văn làm nên đặc điểm có tính truyền thống của văn học dân tộc, nội dung yêu nước và tinh thần nhân văn trong dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam nói chung, truyện ngắn nói riêng, đã có một sự kết hợp xuyên thấm rất tự nhiên. Đặc điểm đó gắn liền với bối cảnh lịch sử đất nước những năm tháng dài chìm trong chiến tranh và chia cắt. Trong hoàn cảnh gia đình phân ly, đất nước chia đôi, chiến tranh xâm lược và chính sách khủng bố đàn áp diễn ra ngày một khốc liệt, khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất của nhân dân ngày thêm cháy bỏng, thì mỗi dòng, mỗi chữ ra đời không đơn thuần là chữ nghĩa, là tác phẩm văn học, mà chính là trái tim đang rỏ máu, là tâm hồn đang thổn thức trước sức mạnh của những thế lực vô nhân. Nhà văn vừa là chứng nhân của lịch sử, vừa là người phát ngôn tinh thần của thời đại.
Chính vì thế, nhìn nhận thành tựu, không thể chỉ hiểu đó là công sức của nhà văn, mà còn là sản phẩm của lịch sử, của tâm huyết nhân dân, tâm hồn dân tộc.
Sự kết hợp xuyên thấm nội dung yêu nước và tinh thần nhân văn trong truyện ngắn cho thấy: trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tiếng nói yêu nước vẫn luôn hướng về con người, về nhân dân với giá trị nhân văn cao đẹp. Bằng sức mạnh ngôn từ, mỗi nhà văn yêu nước luôn ý thức sử dụng ngòi bút như một thứ vũ khí đấu tranh chống xâm lược và cường quyền. Việc tái hiện một cách khá chân thực và sinh động hình ảnh cuộc sống và con người miền Nam trong giai đoạn lịch sử đặc biệt đã giúp người đọc càng thấy rõ hơn ý nghĩa cao đẹp của văn học gắn với đời sống xã hội, với sự tồn vong của đất nước và tương lai dân tộc.
Chửụng 3
HÌNH THỨC TỰ SỰ LINH HOẠT, HIỆN ĐẠI CUÛA TRUYEÄN NGAÉN
TRONG DÒNG VĂN HỌC YÊU NƯỚC ĐÔ THỊ MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1965
3.1. HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT ĐA NGHĨA
Văn học miêu tả, phản ánh đời sống khách quan thông qua hình tượng nghệ thuật (image). Sử dụng ngôn từ làm chất liệu, hình tượng văn học tác động vào thế giới tinh thần của con người, kích thích liên tưởng, tưởng tượng, tái hiện trong tâm trí con người những cảm nhận bằng thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác…
Trong hoàn cảnh tiếng nói yêu nước phải được ngụy trang kín đáo để vượt qua những rình rập, dò xét của các thế lực thống trị, những tìm tòi, thể nghiệm trong xây dựng hình tượng nghệ thuật đã cho thấy những nét đặc thù trong phương thức miêu tả, phản ánh hiện thực của nhiều nhà văn yêu nước miền Nam.
Nói cách khác, chính thực tế đấu tranh yêu nước thôi thúc nhà văn cần phải có những đổi mới trong cách viết nhằm đạt hiệu quả cao nhất có thể được, đồng thời đảm bảo sự an toàn của bản thân và tổ chức. Hơn mười năm tham gia phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh, những cây viết trẻ như Tần Hoài Dạ Vũ và Nguyễn Đông Nhật cho biết: “có một phương châm được phía cách mạng rỉ tai khi làm báo phong trào (và cả khi hoạt động cách mạng bí mật thực sự) là “lòng đỏ vỏ xanh”. Nghĩ kỹ, mới thấy phương châm ấy thật hay, đã giúp nuôi dưỡng được phong trào” [487, tr. 168].