Một thể loại văn xuôi nghệ thuật giàu sức sống của dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam 1954 – 1965

Một phần của tài liệu Truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị miền nam giai đoạn 1954 1965 (Trang 63 - 72)

CHệễNG 1 VÒ TRÍ CUÛA TRUYEÄN NGAÉN

1.2. Truyện ngắn trong bức tranh văn học yêu nước đô thị miền Nam 1954 – 1965

1.2.2. Một thể loại văn xuôi nghệ thuật giàu sức sống của dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam 1954 – 1965

Lịch sử văn học dân tộc trước đây từng cho thấy, mỗi khi đất nước đứng trước những thử thách lớn lao, gay gắt thì thơ, truyện ngắn, kí trở thành những thể loại sớm có những đóng góp vào thành tựu chung của nền văn học. Giai đoạn 1954 - 1965 cũng vậy. Là một thể loại văn xuôi giàu sức sống, từ lâu, truyện ngắn không thể thiếu trong đời sống văn học, không thể vắng mặt trong sự cảm thụ của người đọc và là vũ khí lợi hại trong cuộc đấu tranh chống xâm lược. Không thể hình dung lịch sử văn học sẽ ra sao, nếu giai đoạn 1930 – 1945 hay chín năm kháng chiến chống Pháp sau đó vắng bóng truyện ngắn.

Thế nhưng, làm thế nào để truyện ngắn nói riêng, các thể loại nói chung gắn bó với đời sống nhân dân, với phong trào đấu tranh đô thị vì hòa bình, độc lập, dân chủ và thống nhất đất nước? Các nhà văn yêu nước đã biết vận dụng, khai thác tối đa các thế mạnh của từng thể loại để phản ánh tâm tư, tình cảm, ý

chí, nguyện vọng, tinh thần đấu tranh của nhân dân đô thị miền Nam. Thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút, phóng sự, bút ký chính luận, lý luận, phê bình đều trải qua quá trình hình thành, phát triển gắn liền với những thành tựu riêng. Trong đó, nhiều thể loại đã đạt chất lượng nghệ thuật khá cao.

Trước hết, thơ ca của dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam (1954 – 1975) “đã tiếp nối một cách xứng đáng truyền thống thơ trữ tình chính trị của phong trào Đông du, Đông Kinh nghĩa thục, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Mặt trận Dân chủ, Mặt trận Việt Minh và chín năm kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), của truyền thống thơ tù…” [400, tr. 81] gắn với tên tuổi của những cây bút như Viễn Phương, Lê Vĩnh Hòa, Truy Phong, Mặc Khải, Kiên Giang, Phong Sơn, Hà Kiều, Giang Nam… trong giai đoạn đầu (1954 – 1965) và sự bổ sung đội ngũ trong giai đoạn sau (1965 – 1975) với hàng loạt tài năng trẻ như Trần Quang Long, Ngô Kha, Đông Trình, Phan Trước Viên, Tần Hoài Dạ Vũ, Thái Ngọc San, Cao Quảng Văn, Võ Quê, Trần Vàng Sao… Nhiều sáng tác đã được tập hợp, tuyển chọn in trong các tập: Tiếng hát những người đi tới, Quê hương ta anh hùng, Ngày quật khởi, Thơ máu… Khá nhiều nhà thơ trẻ đã có tập thơ riêng như Ngô Kha (Ngụ ngôn của người đãng trí), Đông Trình (Rừng dậy men mùa), Trần Quang Long (Thưa mẹ trái tim)… Từ thành tựu của thơ ca cho thấy, trong bất kỳ giai đoạn nào của tiến trình văn học sử dân tộc, thơ ca vẫn luôn là thể loại chủ lực, là mũi chủ công trong các cuộc đấu tranh của dân tộc.

Trước 1975, tiểu thuyết đánh dấu sự thành công với những sáng tác của Thẩm Thệ Hà (Đời tươi thắm, Bạc áo hào hoa); khoảng 20 tác phẩm của Bình Nguyên Lộc (Đò dọc, Gieo gió gặt bão, Nhện chờ mối ai, Bóng ai qua ngoài song cửa, Xô ngã bức tường rêu…); Võ Hồng (Hoa bươm bướm, Như cánh chim bay, Người về đầu non, Gió cuốn); Nguyễn Văn Xuân (Bão rừng); Nhật Tiến (Những người áo trắng, Những vì sao lạc, Thềm hoang); Vũ Hạnh (Cô gái Xà-niêng,

Những người còn lại, Lửa rừng)… Trước khi in thành quyển, tiểu thuyết nhiều kỳ đăng trên báo là thể loại giành được sự quan tâm của khá nhiều độc giả.

Bút ký chính luận, lý luận, phê bình cũng có những đặc sắc tạo nên dấu ấn và giá trị riêng của các thể loại này trong dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam (1954 – 1975). Riêng bút ký chính luận, một loại văn thích hợp với báo chí, người viết thường dùng để bộc lộ thái độ, chính kiến của mình trước những vấn đề thời sự xã hội. Trong hoàn cảnh đấu tranh sinh tử của miền Nam, những bài viết sắc sảo của Lý Chánh Trung, Nguyễn Ngọc Lan, Trần Triệu Luật, Nguyễn Nguyên, Thế Nguyên, Trùng Hư, Hoàng Phủ Ngọc Phan… đã có những đóng góp đáng ghi nhận, không chỉ trên lĩnh vực văn học mà cả ở những lĩnh vực khác như văn hóa, lịch sử, xã hội. Một số bài của Lý Chánh Trung, Nguyễn Ngọc Lan đã đạt đến trình độ của nghệ thuật luận chiến.

Truyện ngắn là một mũi chủ lực khác ngay từ đầu được các nhà văn sử dụng trong trận địa đấu tranh yêu nước ở miền Nam. Với ưu thế như đã đề cập, cùng với thơ và những thể loại khác, truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam (1954 – 1975) nói chung, giai đoạn 1954 - 1965 nói riêng, đã có khá nhiều thành tựu đặc sắc. Điều này chứng tỏ rằng trong mọi hoàn cảnh, truyện ngắn luôn là một thể loại văn xuôi nghệ thuật giàu sức sống.

Sau 1954, trong không khí hết sức ngột ngạt và trong hoàn cảnh cuộc đấu tranh của nhân dân còn ở vào thế thủ về chiến thuật, nhiều truyện ngắn của những nhà văn yêu nước như Lý Văn Sâm (Bách Thảo Sương), Lê Vĩnh Hòa, Viễn Phương (Ánh Phương), Trang Thế Hy (Văn Phụng Mỹ), Sơn Nam, Vũ Hạnh, Bình Nguyên Lộc, Tiêu Kim Thủy, Ngọc Linh, Võ Hồng, Hoàng Văn... đã kịp thời phản ánh cuộc sống khổ nhục của người dân lao động vùng tạm bị chiếm, khéo léo vạch trần sự tàn bạo của cuộc chiến tranh xâm lược, phản ánh tâm tư, tình cảm, nguyện vọng thiêng liêng thống nhất đất nước của nhân dân ta. Các nhà

xuất bản Trùng Dương, Văn Hữu Á Châu, Ban Mai, Lá Dâu, Sóng Mới đã cho ra mắt bạn đọc nhiều tập truyện ngắn hay như Biển cỏ miền Tây (1956 - Sơn Nam), Chiếc áo thiên thanh (1957 - Lê Vĩnh Hòa, Viễn Phương, Tiêu Kim Thủy, Ngọc Linh), Hoài cố nhân (1959 - Võ Hồng)... Cũng như nền văn học mới miền Bắc, dư vang cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc vừa trải qua hiện lên trong nhiều tác phẩm, mặc dù việc chọn không gian, thời gian quá khứ thuộc vào ý đồ nghệ thuật của nhà văn nhằm đối phó với chính sách kiểm duyệt của chính quyền.

Hình ảnh người cán bộ kháng chiến xuất hiện trong một số tác phẩm. Phổ biến hơn cả là hình ảnh nông dân và dân nghèo thành thị với cuộc sống không yên ổn và đói khổ quanh năm.

Mỗi nhà văn đều chọn cho mình mảng đề tài, chủ đề, cách viết riêng phù hợp. Vì thế, sắc thái yêu nước trong từng tác phẩm hết sức đa dạng. Sơn Nam khéo khai thác vốn sống từ vùng đất quê hương U Minh, vùng tứ giác Long Xuyên và các tỉnh miền Tây Nam Bộ, nơi ông gắn bó suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp, để có nhiều truyện ngắn đăng liên tục trên những tuần báo khác nhau, từ Nhân Loại bộ mới đến Tiểu thuyết thứ Bảy, Văn… “làm cho người Sài Gòn, người miền Nam hiểu thêm về vùng đất mình đang sống, góp phần tạo sự gắn bó máu thịt giữa đất và người, nuôi dưỡng tinh thần yêu nước và hướng về cách mạng của không ít thanh niên trong lòng đô thị miền Nam trước giải phóng” (Lời giới thiệu) [314, tr. 8]. Vũ Hạnh có khác. Nhớ lại quãng thời gian cuối năm 1956, sau khi ra khỏi nhà lao quận Thăng Bình (Quảng Nam) chạy gấp vào Sài Gòn chọn báo chí làm phương tiện tiếp tục tranh đấu, ông viết: “Năm 1958, tôi viết truyện ngắn Bút máu như một tuyên ngôn trước hết là với chính mình đồng thời để phản ứng lại đội ngũ bồi bút đông đảo bấy giờ “[119, tr. 2]. Sau truyện ngắn ấy, để tìm kiếm sự ủng hộ của đông đảo độc giả, đồng thời không xa rời mục tiêu đấu tranh, nhà văn đã nghĩ đến “những câu chuyện nói về đồng quê cũng như núi rừng

sẽ được độc giả thành thị ưa thích vì những sắc màu xa lạ” [119, tr. 2]. Đó là lý do ra đời của những truyện ngắn như Miếng thịt vịt, Cái Tết giữa rừng… Các tác giả khác như Nguyễn Văn Xuân, Võ Hồng thể hiện sự gắn bó nặng lòng với quê hương miền Trung qua những câu chuyện lịch sử hay hồi ức…

Bên cạnh quan niệm luôn tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng, đặt nặng trách nhiệm đối với xã hội, các nhà văn yêu nước còn thường xuyên nhận thức về mối quan hệ gắn bó của tác phẩm đối với những vấn đề thời sự. Vì thế, sức hấp dẫn của truyện ngắn không chỉ ở những câu chuyện của đời sống, nó còn có khả năng mạnh mẽ gợi lên những liên tưởng, tưởng tượng, khái quát từ thực tế miêu tả, phản ánh. Cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo và cuộc sống khổ đau của nhân dân được nhìn nhận trên nhiều phương diện là những đề tài phổ biến của truyện ngắn giai đoạn này. Võ Hồng, trên tạp chí Bách Khoa trong một cuộc phỏng vấn, ở góc độ người đọc, đã bộc bạch: “Tôi hiện thích đọc những truyện thật hơn là truyện giả tạo. Chúng có giá trị giáo dục. Suy từ tâm lý đó, tôi thích viết những truyện thật” [166, tr. 101]. Bình Nguyên Lộc cũng có sự đồng cảm như vậy khi cho rằng “tất cả những chi tiết trong hầu hết tác phẩm của tôi đều có thật ở khắp nơi mà tôi tìm đến” [441, tr. 36]. Đó là cơ sở để hàng loạt truyện ngắn có sức tác động mạnh đến tình cảm, tâm hồn, đồng thời phù hợp với thực tiễn phong trào đấu tranh yêu nước đã được độc giả nồng nhiệt đón nhận như Khi rừng thay lá (Lý Văn Sâm); Chuông rung trên tháp đổ (Bách Thảo Sương - bút danh khác của Lý Văn Sâm); Mái trường sương nắng rêu phong (Thanh Trúc); Chiếc áo thiên thanh (Lê Vĩnh Hòa); Bức tranh không bán (Văn Phụng Mỹ - tức Trang Thế Hy);

Sắc lụa Trữ La (Viễn Phương), Con chim già sói (Sơn Nam); Ảo ảnh bờ tre (Bình Nguyên Lộc); Ba Viên (Tiêu Kim Thủy); Tôi không bóc phẩn nữa! (Thiên Giang), Bà mẹ Mỹ Tho (Kiêm Minh), Cô gái Cầu Đúc (Lê Văn); Người em ngày trước (Hòa Lạc), Hi sinh (Hoàng Văn); Đôi bạn tình sa lưới (Trần Kim Văn)... Trong số

tác giả của những truyện ngắn gây được tiếng vang này, nhiều người đã phải trả giá bằng những năm tháng tù đày cũng vì họ không muốn tách mình ra khỏi cuộc đấu tranh của nhân dân đô thị.

Nhiều tuần báo, tạp chí, tạp san, tuần san, nguyệt san, bán nguyệt san yêu nước, tiến bộ ở các đô thị, nhất là đô thị trung tâm Sài Gòn, đã công khai đăng tải các sáng tác của các nhà văn trên như Nhân Loại, Công Lý, Hừng Sáng, Duy Tân, Điện Báo, Gió Mới… Nổi bật hơn cả là hoạt động của tuần báo Nhân Loại bộ mới có mặt từ tháng 8-1955 với khuynh hướng “Tươi đẹp – Trẻ trung – Lành mạnh”, xuất bản mỗi sáng thứ Bảy, đã qui tụ được rất nhiều nhà văn yêu nước lúc bấy giờ. Viễn Phương, Văn Phụng Mỹ, Lê Vĩnh Hòa, Sơn Nam, Tiêu Kim Thủy trong nhiều năm liền là những cây bút chủ lực của tờ báo này. Ngoài ra, cần phải kể thêm những tờ báo khác như Bách Khoa, Mai, Văn, Tiểu thuyết Thứ Bảy… và từ 1965 trở về sau là Tin Văn, Việt, Trình Bày, Nhận Thức, Đối Diện…

Cuối thập niên 1950 đầu 1960, nhiều nhà văn đã khẳng định tên tuổi của mình như Lê Vĩnh Hòa, Viễn Phương, Văn Phụng Mỹ, Sơn Nam, Vũ Hạnh, Phan Du, Nguyễn Văn Xuân, Tiêu Kim Thủy, Võ Hồng, Vân Trang… bên cạnh những nhà văn đã thành danh như Lý Văn Sâm, Thẩm Thệ Hà, Dương Tử Giang… Như vậy, về phương diện đội ngũ đã có một sự kế tục và phát triển rất tự nhiên. Chất lượng nghệ thuật truyện ngắn thể hiện qua tác động trực tiếp đối với xã hội và phong trào đấu tranh đô thị lúc bấy giờ. Khá nhiều tác phẩm (truyện, tập truyện) đã vượt qua thử thách của thời gian để xuất hiện trở lại trong một hình thức mới.

Sơn Nam kể về tập Hương rừng Cà Mau, xuất bản lần đầu 1962, được tập hợp từ một số truyện ngắn đã đăng báo trước đó như sau: “Đề tài đồng quê, buổi ấy gọi nôm na là “truyện đường rừng” đã có đôi ba nhà văn viết rồi… Tôi đã viết và khá thành công về những chuyện sau này gom lại thành “Hương rừng Cà Mau””. Nhà văn cho biết thêm nhận xét của Bình Nguyên Lộc về tập truyện: “Anh khen ngợi

vì câu chuyện rất hiện thực và phù hợp với nhu cầu lớn của phía đồng bằng Nam Bộ nổi danh về lúa gạo: khai thác vùng đất phù sa” [314, tr. 32]. Cũng như Sơn Nam, Vũ Hạnh có cái nhìn tương tự khi chọn đề tài, chủ đề: “Hẳn những câu chuyện nói về đồng quê cũng như núi rừng sẽ được độc giả thành thị ưa thích vì những sắc màu xa lạ” [119, tr. 2]. Và hai tập truyện ngắn Vượt thác (1963), Mùa xuân trên đỉnh non cao (1964) đã chứng minh suy nghĩ của ông. Nông thôn, núi rừng còn là địa bàn kháng chiến, nên gợi nhiều tưởng tượng, nghĩ suy cho người đọc. Tâm sự của Vũ Hạnh cho thấy, dù trong hoàn cảnh xã hội không thuận lợi, các nhà văn luôn có những tìm tòi, đổi mới trong sáng tạo nghệ thuật để phục vụ người đọc.

Truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam sau thời gian ngắn tạm lắng, cuối năm 1960 đã khơiû sắc và phát triển mạnh mẽ, nhất là từ cuối năm 1963 trở đi, bất chấp sự khủng bố, đàn áp của chính quyền đương thời. Từ sau 1960, góp mặt vào đội ngũ những cây bút quen thuộc, người đọc còn thấy sự xuất hiện của một số tên tuổi mới như Hường Hoa, Lạc Thủy, Cấn Huy Tăng, Trần Hồ, Thạch Hà… Với số lượng hơn hẳn trước đó, các nhà xuất bản Cảo Thơm, Giao Điểm, Phù Sa, Thời Mới, Lá Bối, Hữu Nghị, Nam Chi Tùng Thư, Bến Nghé... đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện của nhiều tập truyện ngắn: Ký thác (1960), Mưa thu nhớ tằm (1965) của Bình Nguyên Lộc; Vượt thác(1963), Mùa xuân trên đỉnh non cao (1964), Chất ngọc (1964) của Vũ Hạnh; Hương rừng Cà Mau (1962), Hai cõi U Minh (1965) của Sơn Nam; Lá vẫn xanh (1962), Vết hằn năm tháng (1965) của Võ Hồng, Một lá thư tình (1963) của Vân Trang... Độc giả đô thị còn biết đến những truyện ngắn hay chứa đựng nội dung yêu nước và tinh thần nhõn văn sõu sắc như Ai nghe lũng đất quặn đau (Thẩm Thệ Hà)ứ; Hương máu, Dịch cát, Khóc đầu tri kỉ (Nguyễn Văn Xuân); Những quả đấm trên một chuyến tàu, Bàn tay kẻ đói (Phan Du); Con én vàng (Tô Nguyệt Đình); Thiếu nữ

trong rừng đêm (Cấn Huy Tăng); Đất dớn (Hường Hoa); Quê chồng (Vân Trang);

Gốc đại thọ (Vũ Nghi); Pá Phao (Trần Hồ); Lòng vàng (Thạch Hà); Con thằn lằn (Vũ Hạnh); Hai cha con, hai lằn mức (Mạc Trần Phong); 200 đồng bạc nợ (Thanh Kỳ)ứ; Gà và ba tụi, Mẹ và em (Vừ Hồng)... Đồng hành với thực tế đấu tranh, những năm sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ, các nhà văn đã đưa vào tác phẩm những vấn đề thời sự nóng hổi với cách viết có nhiều đổi mới. Đề tài chế độ lao tù trong truyện Vũ Hạnh (Con thằn lằn), thực trạng đi xuống của giáo dục trong truyện Võ Hồng (Những bí mật của anh Đỗ Cúc, Vết hằn năm tháng) là những thí dụ. Lối viết giàu hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng ít dần. Vai trò nhân vật

“tôi” khá phổ biến nhằm đạt tới sự chân thực trong miêu tả, phản ánh.

Sức sống, sự phát triển của truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam 1954 - 1965 đã cho thấy sự nhất quán về tư tưởng và sự trui rèn không ngừng bản lĩnh, nghị lực của nhà văn trước những biến chuyển phức tạp của thực tiễn đấu tranh. Đề tài, chủ đề truyện khá đa dạng luôn nhắm tới yêu cầu của đời sống. Bút lực một số nhà văn như Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Vũ Hạnh, Võ Hồng… thật đáng khâm phục. Đội ngũ cầm bút ngày càng lớn mạnh, đông về số lượng, đa dạng về nghề nghiệp, thành phần xã hội, nhiều nhất là nhà báo và nhà giáo. Giai đoạn sau, 1965 – 1975, nhiều cây bút trẻ là trí thức, sinh viên học sinh (Nguyễn Nguyên, Huỳnh Ngọc Sơn, Võ Trường Chinh, Trần Phước Nguyện, Ngụy Ngữ, Thế Vũ…) đã góp mặt bằng nhiều truyện ngắn có sắc thái riêng, tác động mạnh đến cuộc đấu tranh chuyển dần sang tính chất trực diện, đối mặt.

Như vậy, cùng với những thể loại văn học khác, truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam 1954 – 1965 đã góp phần phản ánh một cách chân thực, sinh động đời sống tình cảm, tâm hồn các tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và ách thống trị của một chế độ xã hội phi nhân.

Từ nhiệt tình yêu nước, lòng căm thù áp bức bất công, khát vọng hòa bình, độc

Một phần của tài liệu Truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị miền nam giai đoạn 1954 1965 (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(275 trang)