Nhà quản trị cấp cao trong điều hành hoạt động công ty cổ phần kinh

Một phần của tài liệu Quản trị theo mục tiêu của nhà quản trị cấp cao trong công ty cổ phần kinh doanh đa ngành trên địa bàn Hà Nội (Trang 38 - 44)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ THEO MỤC TIÊU CỦA NHÀ QUẢN TRỊ CẤP CAO TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH ĐA NGÀNH

2.1. Công ty cổ phần kinh doanh đa ngành và điều hành công ty cổ phần

2.1.2. Nhà quản trị cấp cao trong điều hành hoạt động công ty cổ phần kinh

2.1.2.Nhà qun tr cp cao trong điu hành hot động công ty c phn kinh doanh đa ngành

2.1.2.1. Những vấn đề chung về nhà quản trị cấp cao trong công ty cổ phần - Phân loại nhà quản trị trong công ty cổ phần:

Trong một tổ chức có thể có nhiều cấp, song để dễ dàng trong việc nghiên cứu về quản trị thì nhà quản trị được chia ra thành ba cấp: Quản trị cấp cao, quản trị cấp trung gian, quản trị cấp cơ sở.

Quản trị cấp cao là nhà quản trị ở cấp bậc tối cao trong tổ chức, chịu trách nhiệm về thành quả cuối cùng của tổ chức. Họ có chức năng xây dựng các chiến lược hành động và phát triển của tổ chức. Họ thường là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc.

Quản trị cấp trung gian là những người chỉ huy trung gian, đứng dưới các nhà quản trị cấp cao và đứng trên các nhà quản trị cấp cơ sở, họ thường là trưởng phòng, quản đốc phân xưởng… Họ vừa quản trị các quản trị viên cấp cơ sở vừa quản lý các nhân viên khác, có chức năng thực hiện các kế hoạch và chính sách của tổ chức.

Quản trị cấp cơ sở là những nhà quản trị ở cấp bậc thấp nhất trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị trong cùng một tổ chức, họ thường là trưởng nhóm, tổ trưởng… có trách nhiệm hướng dẫn đốc thúc, điều khiển các thành viên trong nhóm, trong tổ hoàn thành nhiệm vụ.

Hệ thống cấp bậc của nhà quản trị thể hiện ở hình nón sau đây:

Cấp cao

Cấp trung gian Cấp cơ sở

Người thừa hành

Nguồn: Nguyễn Tấn Phước (1995), Quản trị học - Những vấn đề cơ bản, Nhà xuất bản thống kê, TP. Hồ Chí Minh Hình 2.1: Cấp bậc của nhà quản trị

Giữa chức năng và cấp bậc của nhà quản trị có mối quan hệ với nhau, nhà quản trị ở mọi cấp đều thực hiện tốt bốn chức năng như hoạch định, tổ chức, chỉ huy và kiểm tra. Nhà quản trị cấp cao cần nhiều thời gian, công sức cho công tác hoạch định và tổ chức hơn nhà quản trị cấp trung gian và cấp cơ sở. Ngược lại, nhà quản trị cấp cơ sở lại dành nhiều thời gian và công sức cho công tác điều khiển. Mối quan hệ này cũng chỉ ra khả năng quản trị của các nhà quản trị, có những nhà quản trị hoạt động rất tốt khi còn ở các cấp bậc thấp, chức vụ thấp, nhưng khi tiến lên các cấp bậc cao hơn thì hiệu quả điều khiển lại kém. Trái lại, có những nhà quản trị ở các cấp bậc thấp họ hoạt động không có gì nổi trội, nhưng càng tiến lên các cấp bậc cao thì khả năng quản trị càng xuất sắc.

Quản trị cấp cao

Quản trị cấp trung gian Quản trị cấp cơ sở

Nguồn: James H.Donnelly, James L.Gibson và John M.Ivancevich (2001), Quản trị học căn bản, NXB Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh Hình 2.2: Mối quan hệ giữa khả năng quản trị và khả năng chuyên môn

của các cấp quản trị

Khả năng quản trị càng lấn dần khả năng chuyên môn ở nhà quản trị khi tiến lên những cấp bậc cao hơn. Ở cấp cao khả năng quản trị là quan trọng và công việc của nhà quản trị thường giống nhau, mặc dù những tổ chức của họ hoàn toàn khác nhau [18].

- Quyền và nhiệm vụ của nhà quản trị cấp cao trong công ty cổ phần

Nhà quản trị cấp cao trong công ty cổ phần thường bao gồm Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc.

Chủ tịch Hội đồng quản trị do đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị bầu theo quy định tại điều lệ công ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ: Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị; tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị; giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; chủ tọa họp đại hội đồng cổ đông.

Tổng Giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ: Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị; tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và

Khả năng Quản trị

Khả năng chuyên môn

phương án đầu tư của công ty; kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; quyết định lương và phụ cấp nếu có đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Tổng Giám đốc; tuyển dụng lao động; kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh. Tổng Giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của Hội đồng quản trị.

Nếu điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Tổng Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.

Trong công ty cổ phần thường có một hoặc một số Phó Tổng Giám đốc. Phó Tổng Giám đốc do chủ tịch HĐQT công ty bổ nhiệm trên cơ sở đề cử của Tổng Giám đốc. Quyền và nhiệm vụ của Phó Tổng Giám đốc do Tổng Giám đốc quyết định. Trong công ty Tổng Giám đốc giữ vai trò rất quan trọng [16], [18].

2.1.2.2. Các phương pháp quản trị điều hành công ty cổ phần kinh doanh đa ngành của nhà quản trị cấp cao

Công ty cổ phần kinh doanh đa ngành thường là những doanh nghiệp có quy mô vừa và quy mô lớn, tổ chức sản xuất kinh doanh ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau và trên nhiều địa bàn khác nhau. Để quản trị tốt những công ty cồng kềnh và phức tạp này, nhà quản trị cấp cao cần thiết phải vận dụng các phương pháp quản trị khoa học phù hợp với loại hình công ty này trong công tác quản trị, điều hành.

Phương pháp quản trị là công cụ triển khai công việc không thể thiếu trong quá trình quản trị, nó nảy sinh từ thực tiễn quản trị, nhưng lại có quan hệ mật thiết với sự hình thành lý luận quản trị. Trong thực tiễn quản trị, con người đem lại các phương pháp quản trị phong phú đa dạng, cụ thể hóa thành kĩ thuật quản trị có thể thao tác được. Phương pháp quản trị là tổng thể các cách thức tác động của chủ thể tới đối tượng quản trị trên cơ sở lựa chọn những công cụ và phương tiện phù hợp, nhằm mang lại những hiệu quả cao nhất trong điều kiện môi trường nhất định.

Phương pháp quản trị có vai trò quan trọng trong hệ thống quản trị. Quá trình quản

trị tuân theo những nguyên tắc quản trị, nhưng các nguyên tắc đó chỉ được vận dụng và thể hiện thông qua các phương pháp quản trị nhất định.

Nắm vững và vận dụng phương pháp quản trị là nội dung cơ bản của quá trình quản trị. Trong những điều kiện nhất định, phương pháp quản trị có tác động quan trọng đến sự thành công hay thất bại trong việc thực hiện mục tiêu của tổ chức. Phương pháp quản trị là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ qua lại giữa chủ thể và đối tượng quản trị, tức là mối quan hệ giữa những con người cụ thể và sinh động với tất cả sự phong phú, phức tạp của đời sống. Vì vậy, các phương pháp quản trị mang tính chất đa dạng và phong phú. Phương pháp quản trị luôn thay đổi trong từng tình huống cụ thể, tùy thuộc vào đặc điểm của chủ thể và đối tượng quản trị.

Tác động của phương pháp quản trị luôn là tác động có mục đích, nhằm phối hợp hoạt động, bảo đảm sự thống nhất của hệ thống. Trong quá trình quản trị phải luôn linh hoạt, điều chỉnh các phương pháp nhằm đạt mục đích tốt nhất. Chủ thể quản trị có thể lựa chọn phương pháp quản trị nhưng không có nghĩa là chủ quan.

Mỗi phương pháp khi sử dụng mang lại một cơ chế tác động khách quan của nó. Như vậy, có thể nói sử dụng phương pháp quản trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật.

Tính khoa học đòi hỏi phải nắm vững đối tượng quản trị với những đặc điểm vốn có của nó để tác động trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan phù hợp với đối tượng đó. Tính nghệ thuật biểu hiện ở chỗ biết lựa chọn và kết hợp phương pháp trong thực tiễn quản trị. Quản trị có hiệu quả nhất khi biết lựa chọn đúng đắn và kết hợp linh hoạt các phương pháp quản trị. Có nhiều cách phân loại phương pháp quản trị, theo cách thức vận dụng tư duy quản trị doanh nghiệp thì có quản trị theo tình huống; quản trị theo sự hợp lý, hiệu quả; quản trị theo mục tiêu; quản trị theo quá trình.

Quản trị công ty theo sự thuận tiện là dựa trên cơ sở về quan hệ cá nhân và sự tin tưởng một cách cảm tính của người chủ công ty đối với một vài cá nhân. Để nhận biết về phương pháp quản trị theo sự thuận tiện, có thể căn cứ vào một số đặc trưng như: Mục tiêu công ty do người quản trị cao nhất của công ty đưa ra; cơ cấu

tổ chức phát triển theo sự thuận tiện và phù hợp với người quản trị cao nhất của công ty; các cấp quản trị thường được bổ nhiệm dựa vào lòng tin, và phong cách quản trị tập quyền. Đây là phương pháp đang được vận dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.

Các doanh nhân thường quản trị doanh nghiệp theo sự thuận tiện, dựa trên cơ sở về quan hệ cá nhân và sự tin tưởng một cách cảm tính của người chủ doanh nghiệp đối với một vài cá nhân. Khi doanh nghiệp còn nhỏ, Giám đốc có thể kiểm soát mọi việc thì không có nhiều vấn đề nảy sinh. Nhưng khi doanh nghiệp phát triển đến một mức độ nào đó, sự hiểu biết và hoài bão của giám đốc sẽ không truyền được đến đội ngũ nhân viên, nhất là những nhân viên cốt cán. Thêm vào đó là sự chán nản, thiếu động lực khi nhân viên không được chủ động sáng tạo, thiếu điều kiện phát huy khả năng, khiến những người giỏi bỏ đi. Đến đây, phương pháp quản trị theo sự thuận tiện trở nên khủng hoảng.

Quản trị theo sự hợp lý, hiệu quả là vận dụng các nguyên tắc và phương pháp quản trị của khoa học quản trị sao cho phù hợp với thực tế của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp sẽ có cơ cấu tổ chức và phân công nhiệm vụ cụ thể, có những chính sách, quy định, mô tả công việc, quy trình kiểm soát. Tất cả nhằm tạo nên sự thống nhất, chuyên môn hóa, tiêu chuẩn hóa, hợp lý hóa và hiệu quả cao trong các hoạt động.

Quản trị theo quá trình là điều khiển hoạt động của công ty có mối quan hệ và tương tác lẫn nhau, nhằm biến đổi các yếu tố đầu vào thành đầu ra, hướng tới thỏa mãn nhu cầu, mong đợi của khách hàng. Quản trị theo quá trình đòi hỏi đặt ra các yêu cầu, tiêu chuẩn hóa toàn bộ quá trình tổng thể, cũng như mọi quá trình bộ phận của công ty và thực hiện chúng theo các bước trong một quy trình đã thiết kế trước. Bản chất quản trị theo quá trình là quản trị công việc theo một chu trình đã được phân tích và quy định kỹ lưỡng.

MBO là quản trị việc xác định và thực hiện mục tiêu, căn cứ vào mục tiêu để tiến hành quản trị. Đây là phương pháp đặt trọng tâm vào mục tiêu, kết quả công việc. Mỗi thành viên, mỗi bộ phận đề ra mục tiêu phấn đấu cho cá nhân, bộ phận

mình và cam kết thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Bản chất MBO là khoán việc. Vận dụng phương pháp MBO, nhà quản trị cấp cao có thể bao quát, quản trị điều hành được toàn bộ doanh nghiệp, đảm bảo các lĩnh vực kinh doanh hướng tới những mục tiêu đã được xác định và đảm bảo công ty hướng tới các mục tiêu gắn hạn và dài hạn đã được xác định từ trước. Từ sự phù hợp trên, nhà quản trị cấp cao cần thiết vận dụng phương pháp MBO hoặc lấy phương pháp MBO làm chủ đạo kết hợp với một hoặc một số phương pháp quản trị khoa học phù hợp khác vào quản trị điều hành các công ty cổ phần kinh doanh đa ngành.

Một phần của tài liệu Quản trị theo mục tiêu của nhà quản trị cấp cao trong công ty cổ phần kinh doanh đa ngành trên địa bàn Hà Nội (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)