CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ THEO MỤC TIÊU CỦA NHÀ QUẢN TRỊ CẤP CAO TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH ĐA NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
3.2. Thực trạng quản trị theo mục tiêu của nhà quản trị cấp cao trong công
3.2.3. Phương pháp và quá trình triển khai MBO
Phần này trình bày kết quả khảo sát về cách thức triển khai và vận dụng MBO ở các công ty cổ phần kinh doanh đa ngành.
3.2.3.1. Đánh giá về phương pháp triển khai và quá trình triển khai MBO
Phương pháp triển khai MBO thường có ba cách: Triển khai từ trên xuống; triển khai từ dưới lên; triển khai kết hợp từ trên xuống và từ dưới lên.
Quá trình triển khai MBO thường bao gồm năm bước: Xác định mục tiêu cấp cao; xác định mục tiêu cấp dưới; xây dựng các kế hoạch và triển khai thực hiện;
giám sát, kiểm tra và điều chỉnh; đánh giá hoàn thành công việc và các chính sách khuyến khích.
Tác giả đã đề nghị các nhà quản trị cấp cao của công ty cổ phần kinh doanh đa ngành trên địa bàn Hà Nội đánh giá về mức độ hợp lý trong phương pháp và quy trình triển khai vận dụng MBO của công ty họ, kết quả như sau:
Bảng 3.6: Đánh giá về phương pháp triển khai và quá trình triển khai MBO
Chức vụ
Rất không hợp lý
Không hợp
lý Đạt yêu cầu Hợp lý Rất hợp lý
SL % SL % SL % SL % SL %
Chủ tịch HĐQT 0 0,00 0 0,00 0 0,00 3 8,57 0 0,00 Tổng giám đốc 0 0,00 1 2,86 6 17,14 13 37,14 2 5,71 Phó tổng giám đốc 0 0,00 0 0,00 0 0,00 9 25,71 1 2,86
Tổng 0 0,00 1 2,86 6 17,14 25 71,43 3 8,57
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các phiếu điều tra
Qua bảng trên, có đến 34/35 nhà quản trị cấp cao (chiếm 97,14%) đánh giá phương pháp triển khai và quá trình triển khai MBO tại công ty của mình là từ đạt yêu cầu trở lên. Chỉ có một nhà quản trị tự đánh giá là không hợp lý. Căn cứ vào kết quả này có thể cho rằng hầu hết nhà quản trị cấp cao công ty đang vận dụng MBO đều cho rằng công ty của mình có phương pháp triển khai và quá trình triển khai ứng dụng MBO tốt.
Tuy nhiên, những nhận định trên có thể là nhận định chủ quan. Các nhà quản trị chưa có một cơ sở lý thuyết và thực tiễn chuẩn để làm thước đo cho việc so sánh, do kiến thức về MBO còn hạn chế, hiểu biết MBO còn ở mức độ đơn giản. Vì vậy, để MBO phát huy hiệu quả cao, nhà quản trị cấp cao phải hiểu nhiều hơn nữa về MBO và vận dụng phải tuân theo các nguyên tắc và quy định của phương pháp này.
Đặc biệt, vận dụng MBO tuân theo phương pháp kết hợp từ trên xuống và từ dưới lên, và tuân theo năm bước trong quá trình triển khai. Kết quả khảo sát chi tiết sẽ minh chứng xem nhận định của các nhà quản trị có phù hợp hay không.
3.2.3.2. Cách thức truyền đạt phương pháp MBO cho các cấp quản trị và cán bộ nhân viên
Quản trị cấp cao trong các công ty có vận dụng MBO thường truyền đạt kiến thức về phương pháp MBO cho các cấp quản trị thấp hơn và cán bộ nhân viên thông
qua một số phương thức: (1) Mời những người có kiến thức, kinh nghiệm thực hành, kỹ năng thực tiễn về MBO đến dạy cho các cấp quản trị và cán bộ nhân viên.
(2) Cử đội ngũ lãnh đạo và cán bộ đi học về MBO ở một số trung tâm đào tạo về quản trị và kinh doanh. (3) Nhà quản trị cấp cao hiểu biết về phương pháp MBO và tự truyền đạt cho các cấp quản trị thấp hơn và cán bộ nhân viên trong công ty. Kết quả điều tra 35 nhà quản trị cấp cao tại 35 công ty như sau:
Bảng 3.7: Cách thức truyền đạt MBO cho các cấp quản trị và cán bộ nhân viên
Chức vụ
Mời chuyên gia đến dạy
Cử cán bộ đi học
Tự hướng dẫn qua công việc thực tiễn
Cách thức khác
SL % SL % SL % SL %
Chủ tịch HĐQT 0 0,00 0 0,00 3 8,57 0 0,00
Tổng giám đốc 4 11,43 7 20,00 10 28,57 1 2,86
Phó tổng giám đốc 0 0,00 4 11,43 6 17,14 0 0,00 Tổng 4 11,43 11 31,43 19 54,28 1 2,86
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các phiếu điều tra Qua kết quả điều tra, một tỷ lệ rất cao 19/35 nhà quản trị (chiếm 54,28%) tự hướng dẫn, truyền đạt MBO cho cấp dưới thông qua công việc thực tế, tức là trong quá trình điều hành tự truyền đạt kinh nghiệm của bản thân cho cấp dưới. Đây là một trong những hạn chế khi quản trị cấp cao vận dụng MBO. Việc tự truyền đạt dẫn đến thông tin truyền tải không chính thống, dễ có sai lệch về quan điểm trong việc hiểu về MBO. Ngoài ra, việc truyền đạt nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm của quản trị cấp cao sẽ mang tính chủ quan rất lớn do chính những nhà quản trị này cũng chưa chắc đã hiểu đúng và hiểu rõ về MBO.
Có 11/35 nhà quản trị (chiếm 31,43%) là cử cán bộ đi học, quản trị cấp cao cử một số nhà quản trị và cán bộ nhân viên đến các trung tâm đào tạo có đào tạo về MBO để học tập. Những trung tâm này ở Việt Nam thường đào tạo các kỹ năng và nghệ thuật trong quản trị, còn đào tạo về MBO thì rất ít. MBO chỉ được giới thiệu trong một số chương trình đào tạo về nghệ thuật và kỹ năng trong quản trị ở một số
chương trình đào tạo, người học chỉ được giới thiệu về MBO trong khoảng một hoặc hai buổi học. Những kiến thức thu nhận được rất sơ lược, chủ yếu là những kiến thức cơ bản về MBO. Những chuyên gia dạy về MBO trong các cơ sở đào tạo cũng không có nhiều kinh nghiệm về quản trị và điều hành phương pháp này trong thực tiễn. Mặt khác, qua kết quả điều tra cho thấy những công ty cử cán bộ đi học đều tập trung ở những doanh nghiệp có quy mô lớn về lao động cũng như doanh thu. Những công ty này giành nhiều kinh phí phục vụ cho đào tạo, nâng cao trình độ các cấp quản trị, còn những công ty nhỏ đa phần sử dụng phương thức quản trị cấp cao tự truyền đạt xuống cấp dưới và cán bộ nhân viên.
Chiếm một tỷ lệ nhỏ, 4/35 nhà quản trị (11,43%) mời chuyên gia giảng dạy cho các cấp quản trị và cán bộ nhân viên và tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp vừa và lớn, ở những doanh nghiệp nhỏ không sử dụng hình thức này. Qua kết quả điều tra, những người được mời đến dạy là những chuyên gia kinh tế và quản trị có kiến thức và hiểu biết về phương pháp MBO, những diễn giả về kỹ năng mềm biết về phương pháp MBO, và một số quản trị cấp cao ở các công ty đã và đang vận dụng phương pháp MBO.
Mỗi một phương thức truyền đạt đều có ưu và nhược điểm, phương thức mời chuyên gia đến dạy có ưu điểm là các cấp quản trị và có thể toàn bộ cán bộ nhân viên trong công ty đều biết đến MBO trong một khoảng thời gian ngắn. Nhưng đội ngũ lãnh đạo và cán bộ nhân viên trong công ty có thể không có kiến thức sâu về MBO, do khoảng thời gian học ngắn và chuyên gia đến dạy nhiều người chỉ có kiến thức lý luận, chưa có kinh nghiệm thực tiễn vận dụng MBO trong quản trị điều hành. Do đó, khả năng giảng dạy cũng như những kiến thức người học thu nhận được còn hạn chế. Phương thức cử cán bộ đi học, người học có thể có kiến thức chuyên sâu hơn về MBO, nhưng thực tế hiện nay ở Việt Nam các cơ sở đào tạo về phương pháp này còn rất hạn chế về mọi mặt từ cơ sở đào tạo còn ít, nội dung đào tạo sơ lược, người đào tạo thiếu kinh nghiệp thực tế.
Phương thức quản trị cấp cao tự hướng dẫn và đào tạo cho các cấp quản trị thấp hơn và cán bộ nhân viên trong công ty có ưu điểm là sát thực, thực tế với công
việc của công ty, tiết kiệm thời gian và tài chính. Nhưng bản thân quản trị cấp cao hiện nay kiến thức và sự hiểu biết về MBO chưa nhiều, quản trị cấp cao chưa hiểu sâu thì đội ngũ quản trị cấp dưới và cán bộ nhân viên không thể hiểu sâu được. Như vậy, việc vận dụng MBO trong các công ty cổ phần kinh doanh đa ngành còn nhiều hạn chế, muốn phương pháp này phát huy hiệu quả cao trong quản trị điều hành, quản trị cấp cao phải trú trọng đến công tác nâng cao kiến thức và kinh nghiệm phương pháp MBO cho chính quản trị cấp cao, đội ngũ quản trị cấp dưới và toàn bộ cán bộ nhân viên trong công ty.
Một so sánh về cách thức truyền đạt về phương pháp MBO giữa doanh nghiệp có kết quả vận dụng tốt và doanh nghiệp có kết quả vận dụng chưa tốt cũng được tiến hành. Hình 3.4 thể hiện kết quả so sánh này:
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
Mời chuyên gia Cử CB đi học Tự hướng dẫn Khác
Chưa tốt Tốt
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các phiếu điều tra Hình 3.3: So sánh phương pháp truyền đạt về MBO cho các cấp quản trị
theo kết quả áp dụng
Hình 3.4 thể hiện rõ sự khác biệt: Các doanh nghiệp vận dụng MBO có kết quả tốt sử dụng phương pháp mời chuyên gia và cử cán bộ đi học nhiều hơn so với nhóm doanh nghiệp có kết quả vận dụng chưa hiệu tốt (nhóm sử dụng phương pháp tự hướng dẫn là chủ yếu). Như vậy, yếu tố học hỏi từ các chuyên gia có kết quả tốt hơn biện pháp doanh nghiệp tự truyền đạt.
3.2.3.3. Phương pháp quản trị thích hợp trong quản trị điều hành công ty cổ phần kinh doanh đa ngành
Để biết nhà quản trị cấp cao trong các công ty cổ phần kinh doanh đa ngành vận dụng phương pháp MBO hoặc phương pháp MBO kết hợp với các phương pháp quản trị nào khác trong quản trị điều hành, tác giả đã tiến hành khảo sát, phỏng vấn 35 quản trị cấp cao tại 35 công ty cổ phần kinh doanh đa ngành, kết quả được chia theo quy mô lao động và doanh thu như sau:
Bảng 3.8: Lựa chọn kết hợp các phương pháp quản trị thích hợp trong quản trị điều hành công ty cổ phần kinh doanh đa ngành
(theo quy mô lao động)
Kết hợp các phương pháp quản trị phân theo quy mô
lao động
MBO
MBO và quản trị theo
quá trình
MBO và quản trị theo
giá trị
MBO và quản trị theo
tình huống
MBO và (phương pháp khác)
SL % SL % SL % SL % SL %
Dưới 100 lao
động 0 0,00 1 10,00 1 9,09 2 28,57 0 0,00 Từ 100 đến 300
lao động 3 60,00 2 20,00 4 36,36 4 57,14 2 100,00
Từ 300 đến 500
lao động 1 20,00 2 20,00 4 36,36 0 0,00 0 0,00
Trên 500 lao
động 1 20,00 5 50,00 2 18,18 1 14,29 0 0,00
Tổng 5 14,29 10 28,57 11 31,43 7 20,00 2 5,71
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các phiếu điều tra
Bảng 3.9: Lựa chọn kết hợp các phương pháp quản trị thích hợp trong quản trị điều hành công ty cổ phần kinh doanh đa ngành
(theo quy mô doanh thu)
Kết hợp các phương pháp quản trị phân theo
quy mô doanh thu
MBO
MBO và quản trị theo quá trình
MBO và quản trị theo giá trị
MBO và quản trị theo tình
huống
MBO và (phương pháp khác)
SL % SL % SL % SL % SL %
Dưới 50 tỷ 1 20,00 1 10,00 2 18,18 2 28,57 0 0,00
Từ 50 đến 100 tỷ 0 0,00 1 10,00 0 0,00 3 42,86 2 100,00
Từ 100 đến 300 tỷ 2 40,00 5 50,00 5 45,45 1 14,29 0 0,00
Trên 300 tỷ 2 40,00 3 30,00 4 36,36 1 14,29 0 0,00
Tổng 5 14,29 10 28,57 11 31,43 7 20,00 2 5,71
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các phiếu điều tra Qua bảng tổng hợp kết quả trên, chỉ có 5/35 quản trị cấp cao (chiếm 14,29%) cho rằng chỉ sử dụng duy nhất một phương pháp MBO trong quản trị điều hành công ty cổ phần kinh doanh đa ngành. Ngoài ra, 28,57% kết hợp MBO với quản trị theo quá trình; 31,43% kết hợp MBO với quản trị theo giá trị và 20,00% kết hợp MBO với quản trị theo tình huống. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu ở những phần trước, là trong các công ty cổ phần kinh doanh đa ngành có vận dụng MBO, quản trị cấp cao thường vận dụng kết hợp MBO với một số phương pháp quản trị khác trong quản trị điều hành.
Việc vận dụng phương pháp MBO hoặc kết hợp phương pháp MBO với các phương pháp quản trị theo quá trình, quản trị theo giá trị, quản trị theo tình huống tuỳ thuộc vào đặc thù của từng doanh nghiệp như quy mô, ngành nghề kinh doanh và tuỳ thuộc vào năng lực hay sở trường của quản trị cấp cao. Quản trị cấp cao căn cứ thực tế mà vận dụng phương pháp MBO hay kết hợp MBO với một hay một vài phương pháp quản trị khác vào quản trị điều hành doanh nghiệp. Ngoài ra, một số doanh nghiệp có thể vận dụng kết hợp phương pháp MBO với một số các phương pháp quản trị khác như quản trị theo sự thuận tiện, quản trị theo thói quen.
Qua khảo sát thực tế cho thấy rằng, những công ty có quy mô lớn có từ 300 lao động trở lên, hay những công ty có mức doanh thu từ 100 tỷ đồng trở lên thường vận dụng kết hợp phương pháp MBO với phương pháp quản trị theo quá trình hoặc vận dụng kết hợp phương pháp MBO với phương pháp quản trị theo giá trị. Còn những công ty có quy mô về lao động và doanh thu nhỏ hơn thường vận dụng kết hợp phương pháp MBO với phương pháp quản trị theo tình huống. Điều này cho thấy các công ty lớn thường tổ chức quản trị điều hành khoa học và bài bản hơn các công ty nhỏ. Điều này phù hợp với thực tế các công ty lớn thường có bề dày phát triển và được tổ chức chặt chẽ, vận dụng những phương pháp quản trị khoa học, hiện đại trong quản trị điều hành. Còn các công ty nhỏ hạn chế hơn trong việc vận dụng các phương pháp quản trị khoa học, hiện đại vào quản trị, những công ty này có thể chưa có bề dày phát triển, chưa đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong quản trị, cũng như các công ty nhỏ tổ chức chưa chặt chẽ, tính chất công việc còn đơn giản, nên quản trị cấp cao có thể quản trị theo sự thuận tiện, quản trị theo tình huống, quản trị theo thói quen.
Như vậy, để quản trị điều hành các công ty cổ phần kinh doanh đa ngành nên vận dụng kết hợp phương pháp MBO với một số phương pháp quản trị khác. Quản trị cấp cao và đặc biệt là CEO nên vận dụng phương pháp MBO. Các cấp quản trị thấp hơn tuỳ từng đặc thù lĩnh vực kinh doanh và từng cấp bậc người quản trị mà vận dụng một phương pháp quản trị phù hợp, hoặc kết hợp phương pháp MBO với một hoặc một số phương pháp quản trị khác. Nhưng để quản trị điều hành hiệu quả, các phương pháp quản trị phải được vận dụng một cách linh hoạt, triệt để, phải chuẩn bị tốt các điều kiện để vận dụng và phải tuân thủ các nguyên tắc của mỗi phương pháp.