Những khó khăn của nhà quản trị cấp cao trong công ty cổ phần kinh

Một phần của tài liệu Quản trị theo mục tiêu của nhà quản trị cấp cao trong công ty cổ phần kinh doanh đa ngành trên địa bàn Hà Nội (Trang 129 - 133)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ THEO MỤC TIÊU CỦA NHÀ QUẢN TRỊ CẤP CAO TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH ĐA NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

3.4. Đánh giá chung về thực trạng quản trị theo mục tiêu của nhà quản trị cấp cao trong công ty cổ phần kinh doanh đa ngành trên địa bàn Hà Nội

3.4.3. Những khó khăn của nhà quản trị cấp cao trong công ty cổ phần kinh

- Một bộ phận rất lớn những nhà quản trị cấp cao trong công ty cổ phần kinh doanh đa ngành trên địa bàn Hà Nội không biết đến phương pháp MBO. Còn những

quản trị cấp cao biết và vận dụng phương pháp này thì còn nhiều lúng túng và thiếu tự tin, chưa học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế của phương pháp này khi vận dụng tại Việt Nam. Nhà quản trị vừa tìm hiểu, học hỏi về phương pháp này, vừa tổ chức vận dụng và vừa đúc rút ra kinh nghiệm thực tế. Do đó, việc vận dụng còn nhiều thiếu sót, chưa vận dụng được một cách tổng thể, bài bản và khoa học.

- Nhà quản trị cấp cao trong công ty cổ phần kinh doanh đa ngành trên địa bàn Hà Nội vận dụng phương pháp MBO còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Việc vận dụng chỉ dừng lại ở mức độ hời hợt, không triệt để và không tuân theo một hệ thống bài bản. Nhiều nhà quản trị cấp cao nghĩ rằng phương pháp MBO là chỉ nói đến lợi nhuận, do đó trong nhiều trường hợp quản trị cấp cao vận dụng phương pháp MBO thì họ chỉ quan tâm đến mục tiêu doanh thu và mục tiêu lợi nhuận. Nhà quản trị không biết phương pháp MBO còn theo đuổi nhiều mục tiêu khác như mục tiêu về thương hiệu, về văn hoá công ty, mục tiêu làm hài lòng khách hàng và đối tác…

- Trong nhiều trường hợp từ quản trị cấp cao đến cán bộ nhân viên trong công ty cổ phần kinh doanh đa ngành trên địa bàn Hà Nội có tư duy quản trị tự phát, tuỳ cơ ứng biến. Nên khi vận dụng phương pháp MBO vào quản trị công ty gặp rất nhiều những khó khăn, vướng mắc. Do không coi trọng việc vận dụng phương pháp quản trị nên khi vận dụng còn đại khái, không triệt để. Lãnh đạo và cán bộ nhân viên không quyết tâm khắc phục những khó khăn, vướng mắc khi vận dụng để hoàn thành nhiệm vụ. Khi gặp khó khăn trong việc vận dụng hoặc do bận rộn trong công việc lại lơ là và không tuân theo các nguyên tắc cơ bản của MBO, dẫn đến việc vận dụng còn mang tính hình thức, kết quả chưa cao.

- Phần nhiều các công ty cổ phần kinh doanh đa ngành là công ty ngoài nhà nước, số cổ phần phần lớn tập trung vào người chủ công ty, những người chủ thường chi phối đến hoạt động điều hành của nhà quản trị. Do vậy, những nhà quản trị, kể cả quản trị cấp cao bị động trong công tác quản trị, họ không được chủ động điều hành công việc theo mục tiêu, kế hoạch đã được xác định và lên kế hoạch từ trước. Những người chủ công ty có thể can thiệp vào phương pháp điều hành, làm

phá vỡ những nguyên tắc và điều kiện vận dụng của phương pháp MBO. Do đó, trong nhiều trường hợp phương pháp MBO bị vận dụng lệch lạc, và dẫn đến kết quả không như mong muốn.

- Nhà quản trị cấp cao và cán bộ nhân viên trong các công ty cổ phần kinh doanh đa ngành do bị phân tán về quan điểm kinh doanh đa ngành nên trong nhiều trường hợp không cam kết mạnh việc vận dụng triệt để phương pháp MBO vào quản trị công ty. Những quan điểm này đã làm ảnh hưởng đến kết quả của việc vận dụng phương pháp MBO.

- Mỗi một ngành nghề kinh doanh đặc thù có thể phù hợp hơn với một phương pháp quản trị. MBO phù hợp vận dụng vào công ty cổ phần kinh doanh đa ngành.

Nhưng các ngành nghề kinh doanh trong các công ty cổ phần kinh doanh đa ngành trên địa bàn Hà Nội thường xuyên thay đổi cũng làm ảnh hưởng đến công tác quản trị. Mỗi lần thay đổi mục tiêu, kế hoạch và ngành nghề kinh doanh, quản trị cấp cao phải điều chỉnh phương pháp quản trị cho phù hợp với thực tế. Điều này làm ảnh hưởng đến sự ổn định trong quản trị và hiệu quả trong quản lý và kinh doanh.

3.4.4.Nguyên nhân nhng khó khăn ca nhà qun tr cp cao trong công ty c phn kinh doanh đa ngành trên địa bàn Hà Ni khi vn dng phương pháp qun tr theo mc tiêu

- MBO là phương pháp quản trị được phát hiện cách đây nửa thế kỷ, nhưng nó chủ yếu được vận dụng phổ biến ở các nước tư bản công nghiệp phát triển. Còn ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng phương pháp này chưa được vận dụng phổ biến. Những giáo trình và tài liệu về phương pháp MBO cũng chưa được phổ biến ở Việt Nam, nếu có thì chủ yếu là phiên bản tiếng Anh. Trong các chương trình đào tạo về quản trị ở các trường đại học cũng chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu sơ lược, tổng quát. Nhà quản trị muốn đăng ký học một khoá học về phương pháp MBO tại Hà Nội cũng rất khó.

- Nhà quản trị cấp cao trong các công ty cổ phần kinh doanh đa ngành trên địa bàn Hà Nội chưa hiểu sâu về phương pháp MBO. Qua kết quả khảo sát những công ty vận dụng phương pháp MBO thì quản trị cấp cao có biết về phương pháp này, nhưng chỉ dừng lại là biết và hiểu ở mức độ bình thường. Nhà quản trị biết đến phương pháp

MBO thông qua những kiến thức sơ lược khi còn là sinh viên, và tự tìm hiểu thông qua các phương tiện thông tin, sách báo nên kiến thức chuyên sâu về phương pháp này còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, năng lực, trình độ và khả năng nhận thức của cán bộ các cấp khác nhau trong một công ty không đồng đều cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho nhà quản trị cấp cao khi vận dụng MBO.

- Đối với những công ty có quy mô lớn và những công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thì công tác quản trị được trú trọng, những công ty này thường vận dụng các phương pháp quản trị khoa học vào quản trị công ty. Nhưng phần lớn các công ty cổ phần kinh doanh đa ngành trên địa bàn Hà Nội là các công ty nhỏ và vừa. Đại bộ phận các công ty này chưa có chiến lược phát triển kinh doanh được xác định một cách khoa học, do đó khó có cơ sở để triển khai các phương pháp quản trị khoa học. Những công ty này việc vận dụng phương pháp quản trị khoa học chưa được quan tâm nhiều. Quản trị cấp cao chưa thật quyết tâm vận dụng phương pháp quản trị khoa học, hiệu quả và phù hợp vào công tác quản trị.

- Thời gian gần đây xuất phát từ các tập đoàn, các tổng công ty của nhà nước kinh doanh đa ngành nghề, dàn trải kém hiệu quả nên có nhiều quan điểm, ý kiến từ các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế không ủng hộ việc kinh doanh đa ngành. Những quan điểm này được phát đi từ các diễn đàn, những phát biểu thông qua hệ thống thông tin truyền hình, báo chí đã làm ảnh hưởng đến tư tưởng của các nhà quản trị và cán bộ nhân viên trong các công ty cổ phần kinh doanh đa ngành, làm cho các công ty đang kinh doanh đa ngành bị chi phối, phân tán. Các công ty này đang không biết liệu chiến lược kinh doanh đa ngành mà công ty đang theo đuổi có đúng đắn không.

- Nền kinh tế Việt Nam còn non trẻ, hệ thống pháp luật, chính sách chưa được hoàn chỉnh và ổn định, môi trường kinh doanh luôn biến động. Các công ty cổ phần kinh doanh đa ngành ở Việt Nam phần lớn là các công ty vừa và nhỏ, thành lập chưa lâu. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn còn phổ biến hình thức xin - cho, các công ty luôn phải lo xử lý theo kiểu tình huống, thậm chí đánh quả. Do vậy, các công ty cổ phần kinh doanh đa ngành thường xuyên thay đổi mục tiêu và chiến lược kinh doanh, thường xuyên thay đổi ngành nghề kinh doanh. Bên cạnh đó, các công ty

kinh doanh dàn trải nhiều lĩnh vực khác nhau, dẫn đến phức tạp trong xác định mục tiêu và điều hành phối hợp các mục tiêu, dẫn đến khó điều hành một cách bài bản khoa học.

Một phần của tài liệu Quản trị theo mục tiêu của nhà quản trị cấp cao trong công ty cổ phần kinh doanh đa ngành trên địa bàn Hà Nội (Trang 129 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)