CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ THEO MỤC TIÊU CỦA NHÀ QUẢN TRỊ CẤP CAO TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH ĐA NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
3.2. Thực trạng quản trị theo mục tiêu của nhà quản trị cấp cao trong công
3.2.1. Sự phù hợp của phương pháp quản trị theo mục tiêu với công tác quản trị, điều hành của nhà quản trị cấp cao trong công ty cổ phần kinh
Để đánh giá sự phù hợp phương pháp MBO với công tác quản trị điều hành của nhà quản trị cấp cao trong công ty cổ phần kinh doanh đa ngành, trong phiếu điều tra ở 35 công ty về những tình huống và nhận định liên quan đến quản trị cấp cao vận dụng MBO trong quản trị điều hành, kết quả phỏng vấn như sau:
Bảng 3.4: Sự phù hợp của phương pháp MBO với công tác quản trị, điều hành của nhà quản trị cấp cao trong công ty cổ phần kinh doanh đa ngành
Các tình huống và nhận định
Rất không
đúng
Không
đúng Đúng Khá đúng
Rất đúng
SL % SL % SL % SL % SL %
Quản trị cấp cao không bị sa lầy vào giải
quyết các công việc sự vụ hàng ngày 0 0.00 3 8.57 18 51.43 11 31.43 3 8.57 MBO hỗ trợ quản trị cấp cao trong
việc lập kế hoạch chiến lược thống nhất và xuyên suốt toàn bộ công ty
0 0.00 1 2.86 12 34.29 13 37.14 9 25.71
MBO giúp phát triển mối quan hệ gắn kết giữa mục tiêu công việc của nhân viên và mục tiêu công việc của cấp trên
0 0.00 1 2.86 15 42.86 11 31.43 8 22.86
Vận dụng MBO quản trị cấp cao dễ dàng đánh giá công việc của nhân viên dựa trên mục tiêu và nhiệm vụ được giao
0 0.00 2 5.71 15 42.86 13 37.14 5 14.29
Vận dụng MBO quản trị cấp cao được hỗ trợ trong việc xây dựng bản mô tả công việc thống nhất ở từng cấp độ.
0 0.00 0 0.00 22 62.86 9 25.71 4 11.43
MBO giúp chuẩn hoá một số qui trình
và kỹ năng trong quản trị điều hành 0 0.00 1 2.86 15 42.86 16 45.71 3 8.57 Vận dụng MBO khuyến khích sự cạnh
tranh lành mạnh trong công ty, tạo động lực cho cán bộ nhân viên cam kết đóng góp nhiều hơn.
0 0.00 2 5.71 14 40.00 14 40.00 5 14.29
Phương pháp MBO thuận lợi khi điều
hành công ty kinh doanh đa ngành 0 0.00v 1 2.86 26 74.29 5 14.28 3 8.57 Tổng 0 0,00 11 3,92 137 48,93 92 32,86 40 14,29
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các phiếu điều tra
Vận dụng MBO nhà quản trị cấp cao không bị sa lầy vào giải quyết các công việc sự vụ. Vì bản chất MBO là khoán việc, giao mục tiêu và kế hoạch đã được thống nhất tới từng bộ phận phòng ban, từng cán bộ nhân viên. Do vậy, những công
việc sự vụ hàng ngày đã được cấp dưới thực hiện, quản trị cấp cao bao quát điều hành chung, giải quyết những việc lớn, quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch. Đây là ưu điểm rất quan trọng đối với quản trị cấp cao khi vận dụng MBO, phần lớn nhà quản trị được hỏi trả lời là đúng và khá đúng nhận định này, chỉ có 8,57% người được hỏi trả lời là rất đúng và cũng có 8,57% trả lời không đúng.
Điều này cho thấy một bộ phận quản trị cấp cao chưa hiểu sâu về MBO, dẫn đến vận dụng MBO hạn chế. Nếu tổ chức vận dụng triệt để và tuân theo những quy định, nguyên tắc của MBO thì phần lớn câu trả lời phải là rất đúng với nhận định quản trị cấp cao không bị sa lầy vào giải quyết các công việc sự vụ hàng ngày khi vận dụng MBO trong quản trị điều hành.
Vận dụng MBO phải xây dựng và xác định được mục tiêu tổng thể cho toàn công ty, xác định được mục tiêu cụ thể cho từng bộ phận phòng ban. Trên cơ sở những mục tiêu đã được xác định phải xây dựng được những kế hoạch đạt mục tiêu cho từng bộ phận và cũng là những kế hoạch đạt mục tiêu tổng thể cho toàn công ty.
MBO hỗ trợ quản trị cấp cao trong việc lập kế hoạch chiến lược thống nhất và xuyên suốt toàn bộ công ty. Ở nội dung này có tới 97,14% quản trị cấp cao được hỏi đều trả lời từ đúng tới rất đúng. Qua đó cho thấy ưu điểm nổi bật của phương pháp MBO là xác định mục tiêu, chiến lược và kế hoạch xuyên suốt toàn công ty.
Ngoài ra, phần lớn quản trị cấp cao đều trả lời từ đúng tới rất đúng về những nội dung còn lại như phát triển mối quan hệ gắn kết giữa mục tiêu công việc của nhân viên và mục tiêu công việc của cấp trên; quản trị cấp cao dễ dàng đánh giá công việc của nhân viên dựa trên nhiệm vụ được giao; hỗ trợ quản trị cấp cao trong việc xây dựng bản mô tả công việc; chuẩn hoá một số quy trình và kỹ năng trong quản trị điều hành; khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh và MBO thuận lợi khi điều hành công ty kinh doanh đa ngành. Vận dụng MBO trong quản trị điều hành phân định rõ ràng nhiệm vụ và trách nhiệm từng cán bộ nhân viên trong công ty, của cấp dưới cũng như cấp trên. MBO đòi hỏi từng cán bộ nhân viên chủ động hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ của mình. Do đó, cấp trên muốn hoàn thành trọng trách của mình, mục tiêu cũng như nhiệm vụ được giao thì cùng với đó là cấp dưới cũng phải hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ của mình. Vận dụng MBO thúc đẩy mối quan hệ gắn kết giữa mục tiêu công việc của cấp dưới với mục tiêu công việc của
cấp trên, cấp dưới có trách nhiệm phải hoàn thành nhiệm vụ của mình thì mới đáp ứng được mục tiêu công việc đặt ra. Cấp trên muốn mục tiêu công việc của mình hoàn thành thì phải hỗ trợ cấp dưới hoàn thành công việc của họ. Bên cạnh đó, do mục tiêu và nhiệm vụ được phân rõ ràng cho từng cán bộ nhân viên, kể cả các mục tiêu hữu hình và vô hình đều được lượng hoá một cách tối đa, nên vận dụng MBO trong quản trị điều hành quản trị cấp cao dễ dàng đánh giá sự hoàn thành công việc của cấp dưới dựa trên các mục tiêu và nhiệm vụ được giao. Kế hoạch thực hiện mục tiêu khi vận dụng MBO cũng được lập một cách cụ thể và rõ ràng cho từng bộ phận phòng ban và từng cán bộ nhân viên. Nhờ đó, MBO hỗ trợ quản trị cấp cao xây dựng bản mô tả công việc thống nhất cho từng cấp độ. Bản mô tả công việc phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận, phòng ban và các chức danh công việc, giúp người lao động biết rõ trách nhiệm, công việc của mình.
MBO là cơ sở để tuyển dụng, phân công công việc, đào tạo kỹ năng làm việc; là cơ sở kiểm tra, đánh giá hiệu quả làm việc của từng nhân viên và là cơ sở để đánh giá giá trị công việc và trả lương, thưởng, đãi ngộ khác. Vận dụng MBO giúp chuẩn hoá một số quy trình và kỹ năng như nguyên tắc giao việc, thảo luận, xác định mục tiêu, kỹ năng phản hồi, quy trình đánh giá cán bộ, khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh. Từ đó tạo được động lực cho nhân viên cam kết đóng góp nhiều hơn cho công ty.
Qua bảng tổng hợp kết quả trên cho thấy đến 269/280 câu trả lời đồng ý (chiếm tỷ lệ 96,08%) từ mức đúng tới rất đúng với những tình huống và nhận định được nêu ra trong bảng câu hỏi về sự phù hợp của phương pháp MBO trong công tác quản trị điều hành của nhà quản trị cấp cao trong công ty cổ phần kinh doanh đa ngành. Các công ty cổ phần kinh doanh đa ngành có đặc thù riêng, rất khó quản trị điều hành. Quản trị cấp cao phải lựa chọn phương pháp quản trị phù hợp nếu không sẽ không thể quản trị được một bộ máy cồng kềnh và phức tạp. Không có phương pháp quản trị thích hợp sẽ không phát huy được những ưu điểm và lợi thế của kinh doanh đa ngành, công ty sẽ hoạt động kém và rất khó để tồn tại. Phương pháp MBO là một phương pháp quản trị khoa học, hiện đại, phù hợp vận dụng cho công ty cổ phần kinh doanh đa ngành. Vận dụng MBO quản trị cấp cao sẽ thuận lợi trong điều
hành, phát huy được điểm mạnh của kinh doanh đa ngành, xây dựng và phát triển công ty thành những tập đoàn khổng lồ. Nhưng để phát huy hết hiệu quả phương pháp MBO, quản trị cấp cao và cán bộ nhân viên phải hiểu biết nhiều về phương pháp này, vận dụng phải triệt để, tuân theo những nguyên tắc và quy định chặt chẽ của MBO.
Nhận định của nhà quản trị cấp cao về sự phù hợp của MBO trong quản trị điều hành cũng được so sánh giữa nhóm doanh nghiệp có kết quả áp dụng tốt và nhóm có kết quả áp dụng chưa thực sự tốt (Hình 3.3):
0 1 2 3 4 5
MBO thuận lợi khi điều
hành
CEO không bị sa lầy vào
sự vụ
MBO hỗ trợ XD kế hoạch thống
nhất
MBO gắn kết kế hoạch nhân viên và
cấp trên
MBO giúp đánh giá công việc
MBO giúp XD bản mô
tả CV
Giúp chuẩn hóa quy trình kỹ
năng
Khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh KQ chưa tốt
KQ tốt
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các phiếu điều tra Hình 3.1: So sánh sự phù hợp của MBO với quản trị cấp cao
trong quản trị điều hành theo kết quả áp dụng
Nhóm doanh nghiệp có hiệu quả vận dụng tốt nhấn mạnh hơn tới ba khía cạnh thích ứng của MBO với nhà quản trị cấp cao, bao gồm:
i) MBO giúp cho việc xây dựng kế hoạch thống nhất, xuyên suốt toàn bộ tổ chức,
ii) MBO giúp cho việc đánh giá chất lượng công việc của nhân viên dựa trên những nhiệm vụ được giao,
iii) MBO khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh trong công ty.
Ngược lại, những doanh nghiệp vận dụng đạt kết quả chưa tốt lại ít nhấn mạnh hơn ở khía cạnh MBO giúp cho việc điều hành công ty được thuận lợi hơn.
Như vậy, có thể thấy là việc hướng MBO vào các mục tiêu chiến lược sẽ mang lại kết quả cao hơn so với việc vận dụng MBO chủ yếu vì các mục tiêu điều hành ngắn hạn.