CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ THEO MỤC TIÊU CỦA NHÀ QUẢN TRỊ CẤP CAO TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH ĐA NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
3.2. Thực trạng quản trị theo mục tiêu của nhà quản trị cấp cao trong công
3.2.4. Kết quả trong điều hành và trong kinh doanh khi quản trị cấp cao điều hành theo MBO
- Kết quả trong điều hành:
Nghiên cứu kết quả điều hành của nhà quản trị cấp cao vận dụng phương pháp MBO, kết quả khảo sát, phỏng vấn 35 quản trị cấp cao tại 35 công ty cổ phần kinh doanh đa ngành như sau:
Bảng 3.10: Kết quả trong điều hành khi quản trị cấp cao điều hành theo MBO (theo quy mô lao động và doanh thu)
Rất kém Kém Đạt yêu cầu Tốt Rất tốt
SL % SL % SL % SL % SL %
Tổng số 0 0,00 0 0,00 18 51,43 17 48,57 0 0,00 Phân theo quy mô lao động
Dưới 100 lao động 0 0,00 0 0,00 3 8,57 1 2,86 0 0,00
Từ 100 đến 300 lao động 0 0,00 0 0,00 7 20,00 7 20,00 0 0,00 Từ 300 đến 500 lao động 0 0,00 0 0,00 4 11,42 5 14,29 0 0,00 Trên 500 lao động 0 0,00 0 0,00 4 11,42 4 11,42 0 0,00 Phân theo quy mô doanh thu
Dưới 50 tỷ 0 0,00 0 0,00 4 11,42 2 5,71 0 0,00
Từ 50 đến 100 tỷ 0 0,00 0 0,00 3 8,57 3 8,57 0 0,00
Từ 100 đến 300 tỷ 0 0,00 0 0,00 6 17,14 6 17,14 0 0,00
Trên 300 tỷ 0 0,00 0 0,00 5 14,29 6 17,14 0 0,00
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các phiếu điều tra Điều hành công ty cổ phần kinh doanh đa ngành phức tạp hơn công ty kinh doanh một ngành, vì công ty kinh doanh đa ngành thường kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau, trên những địa bàn khác nhau. Quản trị cấp cao điều hành tốt công ty cổ phần kinh doanh đa ngành phải bao quát được tất cả các đơn vi, bộ phận phòng ban, phải bao quát được tất cả các ngành, lĩnh vực kinh doanh trên tất cả các địa bàn rộng lớn khác nhau; đảm bảo công ty đạt được mục tiêu tổng thể trên cơ sở các đơn vị, bộ phận phòng ban đều hoạt động tốt, đạt được các mục tiêu của bộ phận.
Qua kết quả điều tra, khảo sát 100% nhà quản trị cấp cao tại 35 công ty đều đánh giá MBO là phương pháp quản trị có kết quả trong điều hành ở mức đạt yêu cầu và mức tốt, mỗi mức độ được đánh giá chiếm khoảng 50%. Không một nhà quản trị nào cho rằng MBO đạt kết quả kém và rất kém trong điều hành. MBO là một phương pháp quản trị thích hợp vận dụng cho các công ty cổ phần kinh doanh đa ngành, nhưng qua kết quả khảo sát không có một nhà quản trị nào đánh giá MBO là một phương pháp đạt hiệu quả rất tốt. Nguyên nhân chính do các công ty vận dụng MBO chưa triệt để, quản trị cấp cao và các cấp quản trị thấp hơn chưa hiểu sâu về MBO và chưa thật quyết tâm vận dụng MBO, cũng như các phương pháp quản trị khoa học khác vào công tác quản trị điều hành.
Bên cạnh đó, qua kết quả khảo sát, các công ty có quy mô càng lớn, cả về lao động và doanh thu đều đánh giá MBO là phương pháp quản trị có kết quả tốt hơn trong điều hành. Đối với công ty có dưới 100 lao động có 4 công ty thì chỉ có 1 công ty đánh giá MBO kết quả tốt, chiếm 25%. Nhưng với công ty có trên 500 lao động có 8 công ty thì có 4 công ty đánh giá MBO là phương pháp quản trị có kết quả tốt, chiếm 50%. Ngoài ra, đối với công ty có doanh thu dưới 50 tỷ có 6 công ty, thì chỉ có 2 công ty, chiếm 33,3% đánh giá MBO kết quả tốt. Đối với công ty có doanh thu trên 300 tỷ có 11 công ty, thì có tới 6 công ty, chiếm 54,5% đánh giá MBO kết quả tốt. Như vậy, công ty có quy mô càng lớn thì MBO càng phát huy kết quả cao trong điều hành.
- Kết quả trong kinh doanh:
Vận dụng MBO ngoài có kết quả tốt trong điều hành, kết quả trong kinh doanh đóng một vai trò rất quan trọng, đánh giá hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng 3.11: Kết quả kinh doanh của công ty khi quản trị cấp cao điều hành theo MBO
Tiêu chí
Rất không hài
lòng
Không hài lòng
Bình thường
Hài Lòng
Rất Hài lòng
SL % SL % SL % SL % SL %
Doanh thu 0 0,00 3 8,57 14 40,00 16 45,71 2 5,71
Lợi nhuận 0 0,00 5 14,29 14 40,00 14 40,00 2 5,71
Năng suất 0 0,00 3 8,57 13 37,14 18 51,43 1 2,86
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ 0 0,00 2 5,71 8 22,86 23 65,71 2 5,71
Phát triển thị trường 1 2,86 5 14,29 17 48,57 12 34,29 0 0,00
Nâng cao năng lực và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản trị trong công ty
0 0,00 0 0,00 13 37,14 21 60,00 1 2,86
Nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ nhân viên trong công ty
0 0,00 1 2,86 12 34,29 19 54,29 3 8,57
Tầm quảng bá của doanh
nghiệp trên thị trường. 1 2,86 7 20,00 17 48,57 9 25,71 1 2,86 Tổng số 2 0,71 26 9,29 108 38,57 132 47,14 12 4,29
Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu điều tra
Qua khảo sát hầu hết nhà quản trị cấp cao đều đánh giá MBO là phương pháp có kết quả cao trong kinh doanh khi vận dụng vào quản trị điều hành các công ty cổ phần kinh doanh đa ngành, 90% quản trị cấp cao đánh giá kết quả từ mức trung bình tới rất hài lòng. Trong đó, hai tiêu chí được đánh giá kết quả tốt nhất là:
(1) nâng cao năng lực và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản trị trong công ty, và (2) nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ nhân viên trong công ty. Hai tiêu chí này gần như không có ai đánh giá ở mức không hài lòng và rất không hài lòng. Các tiêu chí này phát huy thế mạnh của MBO là tính chủ động giải quyết công việc của các bộ phận và cán bộ nhân viên. Qua việc triển khai và giải quyết những công việc thực tế, lãnh đạo và cán bộ nhân viên được bổ sung kiến thức, tự nâng cao năng lực và trách nhiệm cho bản thân.
Bên cạnh đó, có hai tiêu chí không được đánh giá cao là: (1) tầm quảng bá của doanh nghiệp trên thị trường, và (2) phát triển thị trường. Hai tiêu chí này vẫn còn một tỉ lệ khá cao đánh giá không hài lòng và rất không hài lòng. Ngoài ra, các tiêu chí khác như: Doanh thu, lợi nhuận, năng suất, và chất lượng sản phẩm, dịch vụ đều được đánh giá ở mức trung bình và tốt. Rất ít quản trị cấp cao đánh giá các tiêu chí được khảo sát ở mức rất hài lòng. Nguyên nhân do năm 2014, năm được điều tra, khảo sát là một năm kinh tế thế giới và Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, phần lớn doanh nghiệp ở Việt Nam kinh doanh không có lãi, sự suy giảm kinh tế cũng ảnh hưởng nhiều đến kết quả của cuộc điều tra.