Kết quả phân tích về mối quan hệ giữa hiểu biết và mức độ vận dụng

Một phần của tài liệu Quản trị theo mục tiêu của nhà quản trị cấp cao trong công ty cổ phần kinh doanh đa ngành trên địa bàn Hà Nội (Trang 108 - 112)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ THEO MỤC TIÊU CỦA NHÀ QUẢN TRỊ CẤP CAO TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH ĐA NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

3.2. Thực trạng quản trị theo mục tiêu của nhà quản trị cấp cao trong công

3.2.7. Kết quả phân tích về mối quan hệ giữa hiểu biết và mức độ vận dụng

Để tìm ra mối quan hệ giữa hiểu biết và mức độ vận dụng MBO với kết quả kinh doanh đồng thời khám phá mối quan hệ giữa các biến quan trọng, tác giả thực hiện hai phân tích chính:

i) Phân tích độ tin cậy của các biến số có nhiều biến quan sát và sử dụng thang đo Likert (bảng dưới), và

ii) Phân tích hồi quy với biến phụ thuộc là kết quả kinh doanh và các biến độc lập là: hiểu biết về MBO; mức độ vận dụng MBO.

Phân tích độ tin cậy của các thang đo:

Ba thang đo được thực hiện phân tích độ tin cậy là: Hiểu biết về MBO, Mức độ vận dụng MBO tại công ty và Kết quả kinh doanh (theo đánh giá của nhà quản trị). Giá trị Cronbach’s Alpha được sử dụng để kiểm tra độ tin cậy của thang đo.

Thang đo đạt độ tin cậy khi có hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0,6 và tương ứng với các mức như sau:

0,6 ≤ α < 0,7: Chấp nhận được 0,7 ≤ α < 0,8: Khá tốt

0,8 ≤ α < 0,9: Tốt 0,9 ≤ α ≤ 1: Rất tốt

Kết quả phân tích như sau:

Bảng 3.17: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo

Thang đo Cronbach’s alpha

Hiểu biết về MBO 0,843

MBO là quản trị việc xác định và thực hiện mục tiêu, MBO căn cứ vào mục tiêu để tiến hành quản trị

Cấp trên cùng với cấp dưới xác định các mục tiêu phấn đấu và cam kết thực hiện các mục tiêu

Các cấp quản trị đều phải hướng đến các mục tiêu chung của công ty

Các bộ phận căn cứ vào mục tiêu đã được xác định tự xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đạt mục tiêu

Mục tiêu và kế hoạch được phân bổ cho từng lãnh đạo, cán bộ nhân viên

Cấp trên phải biết những kỳ vọng và đóng góp của cấp dưới Cán bộ, nhân viên không những phải biết rõ mục tiêu của mình, mà còn phải biết mục tiêu của phòng ban và mục tiêu của công ty

Nhà quản trị phải hiểu những điều công ty kỳ vọng, thước đo cũng như cách thức đo lường thành tích

Mức độ vận dụng rộng rãi và thường xuyên phương pháp MBO (5 biến quan sát)

0,625

Công ty có vận dụng phương pháp MBO

Ngoài MBO, kết hợp vận dụng thêm phương pháp quản trị khác Vận dụng MBO cho tất cả các lĩnh vực kinh doanh

MBO được vận dụng cho tất cả các cấp quản trị

Tổ chức đánh giá các mục tiêu thường xuyên để kiểm tra mức độ phù hợp đối với hình thức kinh doanh đa ngành trong công ty

Kết quả kinh doanh (8 biến quan sát) 0,895 Doanh thu

Lợi nhuận Năng suất

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ Phát triển thị trường

Nâng cao năng lực và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản trị trong công ty

Nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ nhân viên trong công ty

Tầm quảng bá của doanh nghiệp trên thương trường.

Số liệu trên cho thấy hai biến số: Hiểu biết về MBO và Kết quả kinh doanh có độ tin cậy cao (Cronbach’s alpha > 0,8). Biến số mức độ vận dụng MBO tại doanh nghiệp có chỉ số Cronbach’s alpha > 0,6 là có thể chấp nhận được. Tác giả sử dụng biến số này trong phân tích hồi quy nhằm khám phá mối quan hệ của mức độ vận dụng và hiệu quả quản trị, kết quả kinh doanh.

Phân tích hồi quy:

Để khám phá số liệu hiểu biết về MBO, mức độ vận dụng MBO và hiệu quả quản trị khi vận dụng MBO có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh hay không, mô hình hồi quy được xây dựng như sau:

Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + ε Với: Y là biến phụ thuộc (kết quả kinh doanh) β0 là hệ số tự do (hệ số chặn)

β1, β2, … β5 là các hệ số hồi quy riêng X1, X2, … X5 là các biến độc lập X1: Số lao động

X2: Doanh thu X3: Hiểu biết MBO

X4: Mức độ vận dụng MBO X5 : Hiệu quả quản trị ε là sai số của mô hình.

Trong đó:

- Kết quả kinh doanh, Hiểu biết về MBO, Mức độ vận dụng MBO là các thước đo được tổng hợp từ nhiều biến quan sát (xem phần trên).

- Số lao động và doanh thu được thu thập từ khảo sát.

- Hiệu quả quản trị từ vận dụng MBO được đo bằng một biến quan sát với thang đo từ 1 (Rất kém) tới 5 (Rất tốt).

Kết quả hồi quy được trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng 3.18: Kết quả hồi quy về mối quan hệ giữa hiểu biết và mức độ vận dụng MBO tới kết quả kinh doanh

Hệ số (chuẩn hóa)

Số lao động 0,68

Doanh thu 0,116

Hiểu biết về MBO 0,381*

Mức độ vận dụng MBO 0,237

Hiệu quả quản trị khi vận dụng MBO 0,015

R2 (điều chỉnh) 0,216

F mô hình 2,817*

Ghi chú: *) p < .05

Mô hình có R2 = 0,216, F = 2,817 (đạt ý nghĩa thống kê ở mức p < 0,05). Hệ số hồi quy β1= 0,68 cho thấy số lao động có quan hệ cùng chiều với kết quả kinh doanh. Đặc biệt, hiểu biết về MBO có quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống kê tới kết quả kinh doanh (β3= 0,381, p<0,05). Nói cách khác, cán bộ cấp cao càng hiểu biết sâu sắc về nội dung, quy trình, điều kiện vận dụng MBO thì càng giúp công ty có kết quả kinh doanh tốt. Mức độ vận dụng phổ biến và thường xuyên MBO có quan hệ cùng chiều với kết quả kinh doanh với hệ số β4= 0,237. Đây là hệ số khá cao, điều này cũng cho thấy việc vận dụng MBO có ý nghĩa tích cực tới kết quả kinh doanh.

Tóm lại, từ kết quả phân tích định lượng cho thấy hiểu biết về MBO và mức độ vận dụng rộng rãi, thường xuyên MBO có quan hệ cùng chiều với kết quả kinh doanh. Điều này khẳng định tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức, đặc biệt là hiểu biết về bản chất, quy trình, và điều kiện vận dụng MBO ở công ty cổ phần kinh doanh đa ngành. Mặt khác, việc vận dụng MBO đòi hỏi được triển khai đồng bộ, còn vận dụng thiếu đồng bộ thì thường không mang lại hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản trị theo mục tiêu của nhà quản trị cấp cao trong công ty cổ phần kinh doanh đa ngành trên địa bàn Hà Nội (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)