Những nghiên cứu liên quan đến sản xuất thức ăn cho tôm hùm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông và tôm hùm xanh (Trang 53 - 58)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Đặc điểm sinh học của tôm hùm

1.4. Những nghiên cứu liên quan đến sản xuất thức ăn cho tôm hùm

Chất kết dính có nguồn gốc thực vật bao gồm: tinh bột, pectin, mật rỉ, các dạng gum, carrageenan, alginate và agar. Trong đó, tinh bột là loại chất kết dính thường được sử dụng phổ biến nhất.

Một vài chất kết dính có tác dụng khi bị tác động bởi nhiệt độ và áp suất trong khi đó một số chất kết dính khác yêu cầu cần phải có độ ẩm nhất định.

Một số chất kết dính ngoài tác dụng kết dính viên thức ăn còn có tác dụng bổ sung thêm giá trị dinh dưỡng cho thức ăn. Chất kết dính không có chất dinh dưỡng thường được giới hạn trong khoảng 2 – 5% khối lượng thức ăn, trong khi chất kết dính có dinh dưỡng có thể được sử dụng từ 10 – 30% 25.

Thức ăn ẩm và bán ẩm yêu cầu chất kết dính khác hơn so với thức ăn khô (10%). Thức ăn ẩm chứa từ 20 - 70% nước. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng chất kết dính calcium và alginate có hiệu quả hơn so với tinh bột bắp, gum, agar, carboxymethylcellulose, chitosan, carrageenan và collagen trong thức ăn có 41% độ ẩm.

22

Việc lựa chọn chất kết dính trong thành phần thức ăn thủy sản còn tùy thuộc vào giá trị sử dụng và mục đích sử dụng. Trong công nghiệp chế biến thức ăn, hồ tinh bột được sử dụng nhiều nhất. Tinh bột có thể được sử dụng với hàm lượng từ 5-10% tùy thuộc vào công nghệ sản xuất thức ăn. Các thành phần kết dính khác được sử dụng từ 3-5%, alginate 2%, gelatin 1-2% và chitosan 1-2%.

Một số chất kết dính thông dụng giàu chất dinh dưỡng như: carragennan, alginate, gelatin, agar, wheat gluten, bột mì giàu gluten… có khả năng kết dính viên thức ăn nhưng nhược điểm của các chất kết dính này là giá thành cao và phải sử dụng hàm lượng lớn trong thức ăn. Các loại chất kết dính ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng như: carboxy – methycellulose, keo thực vật, bentonite, ligno – sulfonate, hemi – sulfonate, collagen… thường dùng trong công nghệ tạo viên thức ăn cho gia súc, gia cầm. Khi sử dụng các loại chất kết dính này trong sản xuất thức ăn cho cá tạo ra viên thức ăn có độ chắc hơn và ít bị vụn nát. Tuy nhiên, khi sử dụng để sản xuất thức ăn cho tôm thì các chất kết dính này lại không tạo ra được viên thức ăn đạt yêu cầu về độ bền vững trong nước.

1.4.2. Nghiên cứu về chất dẫn dụ

Các chất hấp dẫn thường được sử dụng bao gồm: dịch chiết từ cá, bột cá, nhuyễn thể và giáp xác. Trong đó, bột cá, dịch cá, bột mực, bột gan mực hay dầu mực được xem như là các chất hấp dẫn thông dụng nhất 74. Bột cá là nguồn protein cho hầu hết các loài động vật nuôi thủy sản như tôm và cá. Bột cá chiếm tỷ lệ nhất định trong thức ăn do protein của bột các có chứa các acid amin thiết yếu với tỷ lệ cân đối và có mùi vị hấp dẫn với vật nuôi. Để việc sản xuất thức ăn cho thủy sản ít phụ thuộc và nguồn cung cấp bột cá và giảm chi phí về thức ăn các nhà nghiên cứu và các nhà sản xuất đã thay thế một phần bột cá trong thức ăn bằng các nguyên liệu cung cấp protein có nguồn gốc từ động vật (bột thịt xương, bột phụ phẩm từ gia cầm) hay có nguồn gốc từ thực vật (các sản phẩm từ đậu nành, đậu phộng, lupin…). Tuy nhiên, các nguyên liệu này thường có mùi vị kém hấp dẫn hơn so với bột cá. Việc lựa chọn chất hấp dẫn phù hợp để bổ sung vào thành phần thức ăn cho vật nuôi trong điều kiện bột cá ngày càng khan hiếm như hiện nay là rất cần thiết.

23

Trong sản xuất thức ăn thủy sản hàm lượng chất hấp dẫn và chất kích thích tiêu hóa được sử dụng từ 0,5-5,0% tùy thuộc vào loại chất hấp dẫn và thành phần nguyên liệu sử dụng 72, 116. Một khẩu phần thức ăn đầy đủ dinh dưỡng vẫn không mang lại hiệu quả kinh tế nếu không được tôm cá sử dụng hết.

Do đó, điều cần thiết phải tăng hiệu quả sử dụng thức ăn của vật nuôi bằng cách bổ sung chất hấp dẫn trong thức ăn.

Chất hấp dẫn hay chất kích thích bắt mồi được bổ sung vào thức ăn nhằm các mục đích sau: Làm tăng vị ngon của thức ăn và khả năng tiêu thụ thức ăn, kích thích khả năng tiêu hóa hoàn toàn thức ăn và tăng cường sự chuyển hóa thức ăn 45, 86. Chất hấp dẫn có vai trò làm giảm lượng thức ăn dư thừa (gia tăng FCR), cải thiện chất lượng nước từ đó làm tăng hệ số tăng trưởng 86.

Chất hấp dẫn góp phần cải thiện hiệu suất sử dụng thức ăn và tốc độ tăng trưởng vật nuôi dẫn đến tăng lợi nhuận, giảm lãng phí chất dinh dưỡng, hạn chế lượng nitơ bài tiết ra môi trường đồng thời đa dạng công thức chế biến thức ăn 74.

Chất hấp dẫn giảm thời gian cần thiết từ khi cho cá, tôm giai đoạn ăn mồi sống cho đến khi ăn thức ăn công nghiệp, có thể hạn chế sử dụng các loại nguyên liệu có giá thành cao trong sản xuất thức ăn, tăng hiệu quả kinh tế và sử dụng được nhiều loại phụ phẩm trong sản xuất thức ăn như: bột thịt, bột thịt xương, bột phụ phẩm từ gia cầm…

Lee & Meyers đã tiến hành các thí nghiệm tạo khẩu phần thức ăn tinh khiết và cho thấy protein của một số loại thức ăn tạo cảm giác ngon miệng hơn những acid amin tinh khiết. Hai tác giả đã sử dụng albumine và casein (tỷ lệ 10:1) trong khẩu phần thức ăn. Chúng có tác dụng gia tăng sự bắt mồi, tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm khi so sánh với việc thay thế hoàn toàn bằng 18 acid amin mô phỏng theo thành phần của hỗn hợp albumine và casein. Glycine có ảnh hưởng nhất sau đó là hỗn hợp công thức của 18 acid amin tinh thể mô phỏng thành phần của thịt hàu và sau cùng là taurine. Những acid amin khác bao gồm: glutamate, aspartate, serine, alanine, betaine hay proline không ảnh hưởng

24

đến sự bắt mồi và không có hỗn hợp hay acid amin nào ảnh hưởng đến tăng trưởng 86.

Murai và ctv đã tiến hành nghiên cứu sử dụng bột cá và các loại bột thương phẩm khác để đánh giá khả năng hấp dẫn đối với tôm sú P. monodon.

Kết quả cho thấy tôm sú ưa thích thịt cá rô phi tươi hơn so với thịt cá rô phi khô.

Một kết quả khác của nghiên cứu cũng chỉ ra rằng dịch trích từ cơ thịt hàu và glycine (chiếm 2% thức ăn) có tác dụng hấp dẫn tôm sú nhưng lại không cải thiện tăng trưởng cũng như tỷ lệ sống 95, 96.

Nghiên cứu của Cruz-Ricque và ctv về sự liên quan giữa tỷ lệ protein chiết xuất từ mực đông lạnh đến sự tăng trưởng của nhiều loài khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong mực có một số yếu tố tăng trưởng chưa xác định có khả năng làm tăng hiệu quả sử dụng của thức ăn 47.

Một số nghiên cứu của các tác giả khác về định lượng khả năng hấp dẫn và kích thích ăn thức ăn của các chất hấp dẫn cho thấy đối với tôm he Nhật Bản M. japonicus, khi sử dụng thức ăn có chứa hai acid amin là arginine và glycine thì có ngưỡng phát hiện thấp nhất (210-10M) so với 18 acid amin, 7 carbohydrate và 3 loại protein tinh khiết khác. Glucose, tinh bột, casein và gelatine khi sử dụng mức 67, 47, 80 và 88% khối lượng thức ăn được tiêu hóa nhiều hơn so với thức ăn chứa hỗn hợp 20 loại acid amin với tỷ lệ 15% khối lượng thức ăn.

Costero và Myers đã tiến hành sử dụng các hợp chất tự nhiên khác nhau trong các loài thủy sản để nuôi tôm thẻ chân trắng (L. vannamei) trong nghiên cứu của mình. Kết quả cho thấy khi sử dụng các hợp chất này có tác dụng làm tăng khả năng chấp nhận thức ăn của tôm thẻ chân trắng và làm giảm 50% thời gian cho ăn 46. Nghiên cứu khác của Hartari và Brigg về đánh giá sự tương quan giữa lượng thức ăn tiêu thụ và tăng trưởng của tôm sú P. monodon bằng casein và các loại chất hấp dẫn khác nhau cho thấy không có loại chất hấp dẫn nào có tác dụng làm gia tăng đáng kể lượng thức ăn tiêu thụ hay tăng cường khả năng tiêu hóa cho tôm sú 72. Ngược lại, nghiên cứu của Mendoza và ctv lại

25

cho thấy sự gia tăng đáng kể lượng thức ăn tiêu thụ của tôm L. stylirostric khi sử dụng thức ăn thương mại làm đối chứng với các loại thức ăn sử dụng chất hấp dẫn khác nhau 91.

Nghiên cứu của Cosrdova-Murueta và ctv cho thấy khi sử dụng các nguyên liệu thô (bột mực, dịch đạm thủy phân của mực hay cá có vảy) trong khẩu phần thức ăn của tôm thẻ chân trắng L. vannamei có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng loài tôm này 45. Nghiên cứu khác của Harpaz và Felix cho thấy khi trộn betaine với tỷ lệ lần lượt 0,5%, 1,0% và 1,5% trong thức ăn hỗn hợp cho tôm càng xanh M. rosenbergii có tác dụng gia tăng lượng thức ăn tiêu thụ đồng thời gia tăng tăng trưởng 57, 70. Smith và ctv đã dùng bột mực, giáp xác, ruốc, dịch tôm/ruốc thủy phân và betain làm chất hấp dẫn trong thức ăn cho tôm sú. Tác giả kết luận rằng thức ăn có chứa bột giáp xác, ruốc có khả năng hấp dẫn tôm sú hơn các loại thức ăn còn lại 116.

Nghiên cứu của Williams và ctv cũng chỉ ra rằng các loại bột giáp xác như: bột đầu tôm, ruốc khô nguyên con chứa các yếu tố kích thích tăng trưởng tập trung chủ yếu ở thành phần protein không tan 126. Nunes và ctv đã tiến hành đánh giá 9 loại chất dẫn dụ và chất kích thích tiêu hóa cho thấy dịch chiết protein của cá cô đặc, hỗn hợp các acid amin và dịch protein thủy phân mực nguyên con có tác dụng kích thích phản ứng của tôm thẻ chân trắng cao hơn so với các chất hấp dẫn thương mại khác 97.

Như vậy, qua các kết quả nghiên cứu trên có thể thấy giáp xác là loài kiếm ăn chủ yếu nhờ vào các cảm thụ hóa học. Do vậy, việc sử dụng các chất hấp dẫn hóa học hay chất kích thích khả năng lấy thức ăn trong thức ăn của giáp xác là rất cần thiết.

1.4.3. Nghiên cứu về kích thước thức ăn nuôi tôm hùm

Kích cỡ và hình dạng thức ăn tổng hợp cho tôm hùm được sử dụng ở dạng viên cứng như là thức ăn trong nuôi tôm he, hoặc dạng viên ẩm. Tính chất vật lý của thức ăn ảnh hưởng đến khả năng bắt mồi và lượng thức ăn được sử dụng của tôm hùm chưa được nghiên cứu nhiều.

26

Theo Smith và ctv đường kính viên thức ăn là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng sử dụng thức ăn của tôm hùm. Theo tác giả này, tôm hùm bông giai đoạn giống (2 g/con) sử dụng thức ăn có đường kính 1,0mm là phù hợp. Tôm có khối lượng > 50 g/con: đường kính 2,5 – 3,0 mm, chiều dài viên thức ăn 1,0 – 2,0 cm. Tôm hùm > 100 g/con, viên thức ăn có đường kính 3,0 mm, chiều dài 1,0 – 3,5 cm 115. Những nghiên cứu về kích thước thức của Lại Văn Hùng và ctv cho thấy kích thước viên thức ăn phù hợp cho từng giai đoạn cho tôm hùm bông và tôm hùm xanh như sau: đối với tôm hùm bông: giai đoạn giống (đường kính: 2,0 - 2,8 mm; chiều dài viên thức ăn: 1,0 - 2,0 cm), giai đoạn thương phẩm (đường kính: 3,5 - 10,0 mm; chiều dài viên thức ăn: 2,0 - 3,0 cm), đối với tôm hùm xanh: giai đoạn giống (đường kính: 2,0 - 2,8 mm; chiều dài viên thức ăn: 1,0 - 2,0 cm), giai đoạn thương phẩm (đường kính: 3,5 - 5,0 mm;

chiều dài viên thức ăn: 2,0 - 2,5 cm) 15.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông và tôm hùm xanh (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(207 trang)