Tình hình nuôi tôm hùm trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông và tôm hùm xanh (Trang 62 - 66)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Đặc điểm sinh học của tôm hùm

1.6. Tình hình nuôi tôm hùm trên thế giới và Việt Nam

Nghề nuôi tôm hùm trên thế giới được hình thành từ cuối thế kỷ XIX bằng các hình thức nuôi nâng cấp tôm hùm từ khai thác ngoài tự nhiên nuôi từ giai đoạn hậu ấu trùng đến kích thước thương phẩm. Những quốc gia có nghề nuôi tôm hùm phát triển từ rất sớm là: Mỹ, Canada, Pháp, Anh và Nauy.

Những loài tôm hùm đang được nuôi khá phổ biến là các loài thuộc giống Homarus như: H. americanus H. gammarus nuôi tại các vùng biển Đông Bắc Mỹ, Canada, Anh và Nauy. Ở các vùng biển nước ấm phía Đông Nam nước Mỹ như vùng biển Florida nuôi các loài thuộc họ tôm hùm gai (Palinuridae) như các loài thuộc giống Panulirus: P. argus. Ở vùng biển Nhật Bản và khu vực Đông Nam Á như: Malaysia, Philippines, Indonesia và Việt Nam các loài thuộc giống Panulirus đang được nuôi rất phổ biến là: P. ornatus, P. homarus, P. longipes, P. versicolor. Tuy nhiên, với các loài thuộc giống Panulirus do thời gian phát triển ấu trùng rất dài (6 – 12 tháng) đã làm cho việc sản xuất giống gặp nhiều

31

khó khăn. Vì vậy, nguồn giống để nuôi các đối tượng này chủ yếu thu gom ngoài tự nhiên nên qui mô và sản lượng tôm hùm nuôi còn rất hạn chế.

Nghề nuôi tôm hùm thương phẩm trên thế giới xuất hiện tương đối sớm ở Bắc Mỹ, Úc, New Zealand và các nước Đông Nam Á, nhưng thực sự phát triển từ khoảng năm 1984 trở lại đây. Các loài tôm hùm được nuôi phổ biến hiện nay như H. americanus ở vùng biển Đông Bắc Mỹ; P. argus ở bang Florida – Mỹ;

P. japonicus ở Nhật Bản; J. edwardsii ở New Zealand; một số loài thuộc giống Panulirus (P. ornatus, P. longipes, P.homarus, P. stimpsoni) đang được nuôi ở Philippines, Malaysia và Việt Nam.

Tại Úc, nguồn lợi tôm hùm (nuôi và khai thác tự nhiên) giữ vai trò quan trọng đối với nghề cá quốc gia này. Hàng năm lợi nhuận thu được từ tôm hùm có thể đạt được 450 triệu đô la Úc. Loài tôm hùm J. edwardsii là đối tượng có giá trị kinh tế cao thứ hai đảo quốc Tasmania (phía Đông Nam Úc). Hàng năm mang lại cho đảo quốc này 40 triệu đô la Úc. Ở New Zealand nuôi tôm hùm cũng mang lại lợi nhuận đáng kể cho nước này. Hàng năm New Zealand xuất khẩu đạt trên 100 triệu đô la New Zealand từ tôm hùm 33.

Ở các nước Đông Nam Á, một số trại thử nghiệm nuôi tôm hùm đã được thiết lập từ những năm 1970 và đến những năm 1990 thì nghề nuôi tôm hùm phát triển mạnh. Những loài tôm hùm được nuôi chủ yếu là P. ornatus, P.

longipes. Ở Philippines, những trại thử nghiệm nuôi tôm hùm đã được thiết lập từ những năm 1970 đến những năm cuối của thập kỉ 80 và những năm đầu thập kỷ 90 thì nghề nuôi thương phẩm mới phát triển. Những loài được nuôi chủ yếu ở đây là P. ornatus, P. longipes, P. vesicolor. Ở Đài Loan, tôm hùm giống đã được tiến hành nuôi trong bể 200 m3, cỡ giống thả trung bình là 25 g/con, sau 6 tháng nuôi tôm đạt 330 g, tỷ lệ sống đạt 80%, thức ăn cho tôm hùm là bào ngư, vẹm, cua và mực 40, 110.

Phillips & Kittaka cho rằng, loài P. homarus được cắt mắt cho tốc độ tăng trưởng về khối lượng gấp 3 – 7 lần tôm không cắt mắt và tỷ lệ sống cao hơn (70%), những tôm này tiêu thụ lượng thức ăn nhiều hơn 50 – 96% và hệ số thức

32

ăn cũng có thể giảm một nửa. Tuy nhiên, những con tôm bị cắt cả hai mắt bị thay đổi về hình thái ngoài với chỗ vết cắt phát triển lồi ra và tập tính trở nên hung dữ hơn. Tôm được nuôi chung trong một đàn tăng trưởng nhanh hơn so với nuôi riêng lẻ từng con mà tỷ lệ sống và năng suất có thể tương đương hoặc cao hơn 103. Trong khi loài tôm hùm bông (P. ornatus) bị cắt cả hai mắt thì rất nhạy cảm với chất lượng nước và dễ bị chết, những con bị cắt cả hai mắt hiệu quả chuyển đổi thức ăn cao hơn so với những con cắt một mắt hoặc không cắt mắt. Tuy nhiên, những con bị cắt một mắt lại cho tỷ lệ sống, tăng trưởng và năng suất cao hơn so với những con không cắt mắt 80.

1.6.2. Ta ̣i Việt Nam

Nghề nuôi tôm hùm lồng ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1992, ở Khánh Hòa và tập trung ở các tỉnh ven biển miền Trung, từ Bình Định đến Bình Thuận. Sản lượng năm 2006 được ước tính đạt 1.900 tấn, với số lượng lồng nuôi là 49.000 lồng và đạt giá trị kinh tế hơn 45 triệu USD. Tuy nhiên, do bệnh “tôm hùm sữa”

nên nghề này trong năm 2007 đã bị suy giảm đáng kể và sản lượng chỉ còn đạt khoảng 1.400 tấn 75.

Nguồn giống tôm hùm cung cấp cho nghề nuôi ở nước ta được thu gom hoàn toàn từ tự nhiên. Việc sử dụng nguồn giống tự nhiên đã gây tình trạng khai thác quá mức dẫn đến số lượng con giống khai thác hàng năm có sự biến động lớn. Nguồn tôm hùm giống khai thác chủ yếu tại các tỉnh Nam Trung Bộ, từ Bình Định đến Bình Thuận.

Nguồn thức ăn chủ yếu của tôm hùm là các loài thủy hải sản có giá trị thấp như cá tạp, cua, sò nhỏ và kỹ thuật nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người dân là chính. Mặc dù đã có một số tác giả trong nước nghiên cứu về tôm hùm như: Nguyễn Thị Bích Thuý, Mai Như Thuỷ và Lại Văn Hùng. Các kết quả nghiên cứu này đã góp phần phát triển kỹ thuật nuôi cho người dân và các nhà quản lý nhưng những thông tin này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cho việc phát triển nghề nuôi tôm hùm bền vững. Việc sử dụng thức ăn tươi có những bất lợi như hệ số thức ăn cao, gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh dễ bùng phát, hiện

33

nay bệnh tôm hùm bùng phát trên diện rộng, gây thiệt hại lớn về kinh tế, chỉ tính riêng ở Cam Ranh (Khánh Hoà) số tôm hùm chết lên tới 600.000 - 800.000 con, thiệt hại ước tính 300 - 350 tỷ đồng. Bên cạnh đó, khai thác tôm giống bừa bãi phục vụ cho nghề nuôi làm nguồn lợi tôm hùm cạn kiệt. Ngoài ra, sử dụng cá tạp làm thức ăn cho tôm hùm còn cạnh tranh với các mục đích sử dụng khác như: thực phẩm cho con người, thức ăn cho gia súc, gia cầm... người nuôi không chủ động nguồn thức ăn nhất là mùa mưa bão 118.

Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học của tôm hùm cũng đã được thực hiện bởi một số tác giả. Nguyễn Văn Chung và Phạm Thị Dự đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của tôm hùm sỏi (P. stimpsoni) làm cơ sở khoa học để nuôi đối tượng này 7. Hồ Thu Cúc đã thử nghiệm nuôi tôm hùm trong lồng và trong ao đất tại Khánh Hòa 8. Theo Võ Văn Nha, nghề nuôi tôm hùm lồng trên biển đã phát triển nhanh và rộng khắp các tỉnh Nam Trung Bộ (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận). Khu vực nuôi tôm hùm tập trung ở 2 tỉnh: Khánh Hòa (các vùng trọng điểm gồm: Vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh); Phú Yên (Vịnh Xuân Đài, Vũng Rô). Các loài tôm hùm được nuôi là tôm hùm bông (P. ornatus), tôm hùm xanh (P. homarus), tôm hùm sỏi (P. stimpsoni) và tôm hùm đỏ (P. longipes). Hai loài nuôi chủ yếu là tôm hùm bông (P. ornatus) tôm hùm xanh (P. homarus). Ưu điểm lớn nhất của hai loài này là kích thước lớn, sinh trưởng nhanh (có thể đạt 1,2 kg/con sau 18 tháng nuôi đối với tôm hùm bông và 0,4 kg/con sau 12 tháng nuôi đối với tôm hùm xanh). Sản lượng tôm hùm ở thời điểm cao nhất đạt tới 2.000 tấn/năm (2004 - 2006) chủ yếu tại Khánh Hòa và Phú Yên với doanh thu ước khoảng 80 triệu USD/năm 22. Nghề nuôi tôm hùm đã tạo việc làm cho hơn 15.000 người lao động và hàng chục lao động dịch vụ cung ứng lưới, vật liệu làm lồng, giống, thức ăn, thuốc phòng chữa bệnh…

Đứng trước yêu cầu phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm, các cơ quan quản lý như Sở NN & PTNT các tỉnh Nam Trung Bộ, đặc biệt là Bộ Khoa học và Công Nghệ, Trường Đại học Nha Trang, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy

34

sản III, Viện Hải dương học Nha Trang đã tập trung nghiên cứu sinh sản nhân tạo, sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm.

Kết quả bước đầu của đề tài “Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng, công thức và công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông (P. ornatus) và tôm hùm xanh (P. homarus)” của Lại Văn Hùng (2010) đã cho thấy: có thể nuôi tôm hùm (tôm hùm bông và tôm hùm xanh) bằng thức ăn công nghiệp. Tuy nhiên, để từng bước đưa thức ăn công nghiệp vào nuôi tôm hùm thay thế “cá tạp” cần phải tập trung nghiên cứu các kỹ thuật nuôi tôm hùm bằng thức ăn công nghiệp mà những nghiên cứu này hiện nay còn hoàn toàn bỏ ngỏ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông và tôm hùm xanh (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(207 trang)