Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường khi sử dụng thức ăn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông và tôm hùm xanh (Trang 94 - 98)

PHẦN II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.4 Nội dung 4: Đánh giá mức độ hoàn thiện của quy trình thông qua

2.2.4.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường khi sử dụng thức ăn

Địa điểm nghiên cứu: Các hộ nuôi tôm hùm lồng tại Vịnh Cam Ranh và Vịnh Văn Phong thuộc Tỉnh Khánh Hòa. Bè nuôi thử nghiệm thuộc dự án KC.06.DA05/11-15 đặt tại đảo Bình Ba, vịnh Cam Ranh.

(a) (b)

Hình 2.29. Vịnh Cam Ranh (a) và Vịnh Vân Phong (b) (Ảnh: Google Earth) Thời gian nghiên cứu: 10/2012 – 4/2014.

Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của việc sử dụng thức ăn công nghiệp

Để tiến hành xác định chi phí sử dụng thức ăn cá tạp, nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural Appraisal - PRA) thông qua công cụ phỏng vấn các hộ nuôi tôm hùm tại vịnh Vân Phong và

63

vịnh Cam Ranh. Số lượng hộ được phỏng vấn là 30 hộ. Trong đó tại vịnh Vân Phong là 15 hộ, vịnh Cam Ranh là 15 hộ.

Tiến hành nuôi thử nghiệm tôm hùm bằng thức ăn của dự án để xác định chi phí thức ăn, từ đó tiến hành so sánh chi phí thức ăn khi sử dụng cá tạp và thức ăn công nghiệp. Nuôi thử nghiệm được tiến hành tại bè nuôi của Ông Võ

Quang Thuâ ̣n đặt tại đảo Bình Ba, vịnh Cam Ranh (Thức ăn do dự án cung cấp, thời gian nuôi: 18 tháng (10/2012 – 4/2014).

Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích mẫu nước và mẫu chất đáy khu vực thí nghiê ̣m

Mẫu nước, đáy được thu định kỳ 2 tháng/lần để phân tích các yếu tố môi trường. Địa điểm thu mẫu tại khu vực bè nuôi của dự án đặt tại Bình Ba, vịnh Cam Ranh. Thời gian thu mẫu từ 10/2012 – 4/2014. Vị trí thu mẫu: Thu mẫu nước, đáy tại 3 vị trí: Vị trí đặt lồng nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp, vị trí đặt lồng nuôi sử dụng thức ăn cá tạp và vị trí cách khu vực lồng nuôi 100 m.

Phương pháp xác định các yếu tố môi trường:

- Nhiệt độ: Nhiệt độ nước tầng mặt được đo tại nơi thu mẫu bằng máy đo 6 yếu tố YSI

- Độ mặn: được xác định bằng tỉ trọng kế.

- pH: được đo bằng máy: YSI

- Oxy hòa tan (DO) được xác định theo phương pháp Winkler.

- Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD – Biochemical Oxygen Demand): Được xác định bằng phương pháp ủ tối (Phương pháp hô hấp).

- Nhu cầu oxy hóa học (COD – Chemical Oxygen Demand): Được xác đi ̣nh bằng phương pháp Permangannat Iot Thiosuphat

- Nitrate NO3-: Đươ ̣c xác đi ̣nh bằng phương pháp Griees-Ilosvay.

- TSS (Total Suspended Solids): Phương pháp: Sấy giấy lọc ở nhiệt độ 1050C trong 8 giờ sau đó cân giấy lọc vừa sấy xong (m1 (mg)). Lọc 100 mL mẫu nước qua giấy lọc đã xác định khối lượng, để ráo nước rồi dùng kẹp đưa miếng giấy lọc vào sấy ở nhiệt độ 1050C trong 8 giờ. Làm nguội, rồi cân giấy lọc (m2

(mg)). Tính TSS theo công thức:

64

) 1000 ) (

/

(  2  1 

v m L m

mg TSS

Trong đó: m1 là khối lượng ban đầu giấy lọc (mg)

m2 là khối lượng sau của miếng giấy lọc và phần chất lọc được (mg) v là thể tích mẫu nước đem lọc (mL)

1000: hệ số chuyển đổi thành 1 L

- Nồng độ chất hữu cơ đáy: Phương pháp: Cân cốc nung sạch và bỏ vào khoảng 2 g mẫu đất khô. Đặt mẫu vào lò sấy ở nhiệt độ 1050C trong 24 – 48 giờ.

Lấy mẫu ra, để nguội trong tủ sấy và cân. Tính toán nồng độ chất hữu cơ theo công thức sau:

% ) 100

( x

W W

W OM W

T TS

F TS

 

Trong đó: OM: nồng độ chất hữu cơ (%) WT: khối lượng (trừ bì) của cốc (g)

WTS: khối lượng (trừ bì) của cốc và đất sấy khô (g) WF: khối lượng trừ bì của cốc và đất sau khi nung (g)

- NH4+: Phương pháp phenat, so màu trên máy quang phổ CECIL (SMEWW 4500-NH3F).

- NO2-: Phương pháp diazo, so màu trên máy quang phổ CECIL (SMEWW 4500-NO2-B)

- Oxy hòa tan (DO): xác định theo phương pháp Winkler.

- Phốt phat PO43-: xác định theo phương pháp Apha (1988).

- Nitrate NO3-: xác định theo phương pháp Griees-Ilosvay (Apha, 1988).

Hình 2.30. Chuẩn bị dụng cụ và thu mẫu môi trường nước ngoài thực địa

65

Sinh vật phù du

- Thu mẫu định tính, định lượng theo phương pháp của Trường Đại học Nha Trang (Phu ̣ lu ̣c 2)

Công thức tính mật độ sinh vật phù du:

3 2

1

v v

v X n

 

Trong đó: X là tổng số con/L n: cá thể đếm được

v1: thể tích nước cô lại (mL) v2: thể tích nước lọc (lit)

v3: thể tích nước đem đếm. (mL)

Vi sinh vật

Dụng cụ: Tủ sấy khô, tủ sấy ướt, tủ tiệt trùng bằng tia cực tím, tủ cấy vi khuẩn, tủ ấm, bình thủy tinh, que thủy tinh, que cấy gạt, que cất đầu tròn, hộp lồng, đèn cồn. Tất cả các dụng cụ trước khi cấy vi khuẩn phải được đảm bảo vô trùng. Môi trường nuôi cấy: NA và TCBS

- Phương pháp nuôi cấy vi sinh vật

Với mẫu nước và mẫu đáy trước khi cấy phải pha loãng bằng nước cất với nồng độ 10-1 và 10-2. Ghi nhãn trên mặt đáy của đĩa thạch các thông tin cần thiết như : thời gian, môi trường, điểm thu mẫu, …

Dùng pipetman lấy khoảng 0,1 mL nước trong ống nghiệm cho vào hộp lồng có chứa môi trường. Sau đó dùng que cấy gạt đã được khử trùng dưới ngọn lửa đèn cồn trang đều trên bề mặt cho tới khi cảm thấy dính. Cho đĩa thạch vào tủ ấm đảm bảo nhiệt độ khoảng 28-300C, mỗi vi khuẩn sẽ phát triển thành một khuẩn lạc. Sau khoảng 18-24h đem đĩa thạch ra quan sát và ghi lại các kết quả cần thiết như: số lượng khuẩn lạc, hình dạng khuẩn lạc, hành dạng mép khuẩn lạc, mức độ lồi của khuẩn lạc, màu sắc khuẩn lạc và lập thành các bảng với đầy đủ các thông tin.

66

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông và tôm hùm xanh (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(207 trang)