Nhóm nguyên liệu cung cấp protein

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông và tôm hùm xanh (Trang 100 - 105)

PHẦN II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Nội dung 1: Nghiên cứu hoàn thiện công thức thức ăn cho tôm hùm giai đoạn giống và thương phẩm

3.1.1 Nghiên cứu lựa chọn các nguồn nguyên liệu có thể sử dụng để sản

3.1.1.1. Nhóm nguyên liệu cung cấp protein

Dự án đã tiến hành lựa chọn và phân tích thành phần sinh hóa của một số nguyên liệu có thể sử dụng làm thức ăn cho tôm hùm như sau:

Bột cá: đây là nguồn nguyên liệu protein sử dụng phổ biến trong sản xuất thức ăn thủy sản và được xem là nguồn cung cấp protein tốt nhất cho các loài tôm, cá. Dự án đã lựa chọn bột cá Kiên Giang và bột cá Peru để sử dụng làm nguyên liệu cung cấp protein chính trong thức ăn. Bột cá Kiên Giang có hàm lượng protein cao, nguồn cung cấp ổn định, giá thành thấp, tuy nhiên hàm lượng HUFA thấp. Bột cá Peru có chất lượng tốt, hàm lượng protein cao (64 %), mùi vị hấp dẫn và hàm lượng HUFA cao. Mặc dù vậy nguồn cung cấp không ổn định do phụ thuộc vào nhà nhập khẩu và giá thành cao hơn nhiều so với bột cá Kiên Giang (Hình 3.1, Bảng 3.1).

Hình 3.1. Bột cá Peru (trái) và bột cá Kiên Giang (phải)

Bảng 3.1: Thành phần sinh hóa của bột cá sử dụng làm thức ăn tôm hùm

Nguyên liệu Chỉ tiêu

Protein (%) Lipid (%) Tro (%) Độ ẩm (%)

Bột cá Kiên Giang 60,30 4,80 20,00 11,80

Bột cá Peru 64,66 7,60 14,60 11,90

Cá tạp: Trong tự nhiên, một trong những thức ăn ưa thích của tôm hùm là một số loài cá tạp như cá mối, cá sơn và cá liệt 12. Trên cơ sở đó, dự án đã tiến

69

hành thu mua những loài cá tạp này tại cảng cá Vĩnh Lương để đánh giá hàm lươ ̣ng dinh dưỡng và khả năng sử dụng bổ sung vào sản xuất thức ăn cho tôm hùm. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng protein trong cá tạp dao động từ 15,00 - 19,70%, lipid 1,23 - 2,10%, tro 3,70 - 5,67% và độ ẩm 76,20 - 78,20%

tùy theo mỗi loa ̣i cá khác nhau (Bảng 3.2 và Hình 3.2).

Bảng 3.2: Thành phần sinh hóa của cá tạp nghiên cứ u Nguyên

liệu

Chỉ tiêu

Theo chất tươi Theo chất khô

Protein (%)

Lipid (%)

Tro (%)

Độ ẩm (%)

Protein (%)

Lipid (%)

Tro (%) Cá sơn 15,00 1,50 5,26 76,20 63,00 6,30 22,10 Cá mối 19,40 1,23 3,70 77,30 85,50 5,40 16,30 Cá liệt 15,70 2,10 5,67 78,20 72,00 9,60 26,00

Hình 3.2: Cá tạp

Trong thành phần dinh dưỡng của cá tạp có chứa nhiều acid béo không no, vitamin A, D. Tôm hùm sử dụng thức ăn là cá tạp cho tốc độ tăng trưởng cao nhưng hệ số thức ăn lại cao (FCR = 25 – 28 (tính theo khối lượng tươi)). Khi bổ sung cá tạp vào thành phần thức ăn nó còn đóng vai trò là chất kết dính thức ăn đồng thời là chất hấp dẫn kích thích tôm hùm bắt mồi. Tuy nhiên, mặt hạn chế khi sử dụng cá tạp làm thức ăn thủy sản là không chủ động nguồn thức ăn nhất là mùa mưa bão, phụ thuộc vào mùa vụ khai thác cũng như nguồn cung cấp.

Nhóm giáp xác:

Bột tôm gồm bột tôm nguyên con hoặc bột đầu và vỏ tôm. Đây là sản phẩm thải của các nhà máy chế biến thủy sản. Bột tôm chứa nhiều lysine và methionine là hai thành phần thường thiếu trong công thức thức ăn khi sử dụng

70

nhiều nguyên liệu protein thực vật như dầu đậu nành. Bột tôm là nguồn nguyên liệu cung cấp protein tương đối cao (45-70%), nguồn amino acid, acid béo không no (HUFA), cholesterol (10%), carotenoid và các chất hấp dẫn khác. Bổ sung bột đầu tôm vào thức ăn cũng nhằm cải thiện mùi vị hấp dẫn của thức ăn.

Chất lượng của bột đầu tôm rất biến động phụ thuộc vào loài, phương thức chế biến và bảo quản. Đối với thức ăn cho tôm không nên bổ sung quá 15% vào công thức thứ c ăn.

Hình 3.3: Đầu tôm sấy khô và bột đầu tôm

Bảng 3.3: Thành phần sinh hóa của bột đầu tôm và ghẹ xanh

Nguyên liệu Chỉ tiêu

Protein (%) Lipid (%) Tro (%) Độ ẩm (%)

Bột đầu tôm 51,20 2,40 21,30 11,70

Ghẹ xanh 15,10 0,60 3,60 80,20

Ghẹ xanh: Nguồn protein từ ghẹ xanh giàu cholesterol, phospholipid, acid béo và các chất hấp dẫn khác. Tuy nhiên, cũng giống như cá tạp việc sử dụng các nguyên liệu này thường bị hạn chế do giá thành tương đối cao đồng thời phụ thuộc vào mùa vụ.

Nhóm động vật thân mềm:

Bột gan sò:

Bột gan sò là nguồn nguyên liệu chứa các amino acid thiết yếu, giàu acid béo không no bão hòa. Bột gan sò cũng được sử dụng với vai trò là chất hấp dẫn trong thức ăn thủy sản do chúng có chứa glycine và betaine.

Bột gan sò được sản xuất tử các loài nhuyễn thể như: trai, hàu, sò. Hàm lượng của những loài này có sự khác nhau khá lớn, sò có hàm lượng protein cao

71

nhất trong khi hàu có giá trị thấp nhất. Kết quả phân tích cho thấy bột gan sò có hàm lượng protein trung bình là 54.33%.

Các loài động vật thân mềm khác:

Kết quả phân tích ở bảng 3.4 cho thấy: hàm lượng dinh dưỡng (protein, lipid) tính theo vật chất tươi của vọp là 13.70% và 9.20%, sò lông là 9,20% và 0,68%. Các kết quả này tương đối thấp so với hàm lượng dinh dưỡng của cá tạp.

Bảng 3.4: Thành phần sinh hóa của vọp và sò lông Nguyên

liệu

Chỉ tiêu

Theo chất tươi Theo chất khô

Protein (%)

Lipid (%)

Tro (%)

Độ ẩm (%)

Protein (%)

Lipid (%)

Tro (%)

Vọp 9,20 0,68 2,15 88,60 60,40 6,00 18,80

Sò lông 13,70 2,00 2,50 78,50 64,60 9,30 11,60

Hình 3.4: Vọp sông (trái) và sò lông (phải) b. Nhóm nguyên liệu cung cấp protein từ thực vật

Nguồn cung cấp protein thực vật quan trọng bao gồm: hạt có dầu như đậu nành, đậu phộng (lạc), hạt bông vải…Nhóm protein thực vật hiện nay được sử dụng nhiều trong thức ăn thuỷ sản với mục đích thay thế nguồn protein bột cá nhằm giảm giá thành thức ăn. Tuy nhiên khi sử dụng các nguồn protein thực vật sẽ gặp phải một số trở ngại như: độ tiêu hóa thấp, thường chứa các chất kháng dinh dưỡng, độc tố, không cân đối về acid amin, thường thiếu lysin và methionine.

Bột đậu nành và khô dầu đậu nành:

Bột đậu nành là nguồn protein có giá trị dinh dưỡng cao. Bột đậu nành sử dụng dễ tiêu hóa. Trong sản xuất thức ăn cho động vật thủy sản bột đậu nành và

72

bột cá được phối hợp với nhau và có vai trò như là nguồn protein chủ yếu trong thức ăn. Bột đậu nành rất ít các amino acid có chứa lưu huỳnh (methinonine, cystine). Nhiều nghiên cứu cho thấy bột đậu nành có thể thay thế 60 - 80% bột cá trong khẩu phần thức ăn, ở cá rô phi O. niloticus có thể thay thế 100%. Trong thức ăn cho tôm bột đậu nành có thể được sử dụng đến 25% khối lượng thức ăn.

Khô dầu đậu nành có hàm lượng protein từ 40 - 50% vật chất khô, giàu lysine nhưng ít methionine, giàu canxi, photpho, giàu vitamin nhóm B. Tuy nhiên, trong thành phần khô dầu đậu nành có chứa chất ức chế enzyme tiêu hóa protein (anti - trypsine) vì vậy trước khi sử dụng phải xử lý bằng nhiệt hay ngâm trong dung môi. Các anti - tripsine mất hoạt tính khi qua xử lý nhiệt ở 105oC trong 30 phút, tuy nhiên giá trị dinh dưỡng của protein của đậu nành sẽ giảm.

Bảng 3.5: Thành phần sinh hóa của bột đậu nành, khô dầu đậu nành 19

Nguyên liệu Chỉ tiêu

Protein (%) Lipid (%) Tro (%) Độ ẩm (%)

Bột đậu nành 39,25 16,17 5,16 6,14

Khô dầu đậu nành 50,97 0,90 6,61 6,46

Số liệu trình bày ở bảng 3.5 cho thấy: hàm lượng protein trong bột đậu nành là 39,25%, khô dầu đậu nành là 50,97%. Hàm lượng lipid trong bột đậu nành khá cao (16.17%).

Các loại gluten:

Gluten là nguyên liệu được sử dụng như là chất kết dính thông dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản. Mặt khác, gluten còn là nguyên liệu có hàm lượng protein cao. Có hai loại gluten gồm gluten bột mì và gluten bột bắp.

Gluten bột mì (wheat gluten): là sản phẩm phụ của các nhà máy sản xuất tinh bột từ bột mì. Protein lúa mì gồm albumin, globulin, glutenin và gliadin trong đó glutenin và gliadin chiếm 75% hàm lượng protein. Hai protein này không hòa tan trong nước và khi nhào trong nước thì trương lên tạo thành khối có khả năng đàn hồi và mềm dẻo. Do đó, glutein bột mì được sử dụng làm chất kết dính trong thức ăn thủy sản. Thành phần hóa học của gluten bột mì có hàm

73

lượng protein dao động từ 75,4 – 82,5%, 2 - 3% chất béo, 2% chất khoáng, còn lại khoảng 10 – 12% các gluxit. Hàm lượng gluten bột mì sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản dao động từ 5 - 16%.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông và tôm hùm xanh (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(207 trang)