Nghiên cứu hàm lượng tối ưu (DHA, EPA), vitamin (B6, D3), và chất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông và tôm hùm xanh (Trang 110 - 122)

PHẦN II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Nội dung 1: Nghiên cứu hoàn thiện công thức thức ăn cho tôm hùm giai đoạn giống và thương phẩm

3.1.3 Nghiên cứu hàm lượng tối ưu (DHA, EPA), vitamin (B6, D3), và chất

3.1.3.1. Nghiên cứu hàm lượng tối ưu DHA bổ sung trong thức ăn cho tôm hùm bông

Bảng 3.13: Ảnh hưởng của hàm lượng DHA bổ sung trong thức ăn lên tôm hùm bông thương phẩm

Chỉ tiêu 2,0 DHA 2,1 DHA 2,2 DHA Cá tạp

Ws (g/con) 541,25 ± 10,25 541,25 ± 10,25 541,25 ± 10,25 541,25± 10,25 We (g/con) 713,60 ±14,36a 743,33±13,02b 730,00±13,23ab 756 SGR (%/ngày) 0,39 ± 0,03a 0,45 ± 0,02b 0,43 ± 0,03ab 0,48 AWG(g/ngày) 17,24 ± 1,44a 20,21 ± 1,30b 18,88 ± 1,32ab 21,48 FCR 4,47 ± 0,06b 4,33 ± 0,06a 4,43 ± 0,06ab 22,72 SR (%) 97,33 ± 0,58 97,67 ± 0,58 97,33 ± 1,15 96,67 Số liệu trung bình ± SD. Các ký tự khác nhau trong cùng hà ng thể hiện sự sai khác ý nghĩa (P<0,05)

Sau 10 tuần thí nghiệm, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự ảnh hưởng của hàm lượng DHA bổ sung trong thức ăn đến sinh trưởng của tôm hùm bông giai đoạn thương phẩm. Tôm hùm bông có khối lượng cuối, tốc độ tăng trưởng đặc trưng và tăng trưởng theo tuần cao nhất tại nghiệm thức bổ sung 2,1% DHA và có sai khác ý nghĩa với tăng trưởng của tôm hùm bông ở nghiệm thức bổ sung

79

2,0% DHA (P < 0.05). Không có sự sai khác về sinh trưởng của tôm hùm bông ở nghiệm thức bổ sung 2,0 và 2,2 % DHA cũng như giữa nghiệm thức bổ sung 2,1 và 2,2 % DHA (P > 0.05). Hệ số thức ăn FCR của tôm hùm thấp nhất khi sử dụng thức ăn có bổ sung 2,1 % DHA và có sai khác ý nghĩa với FCR của tôm hùm ở nghiệm thức bổ sung 2,0 % DHA (P < 0.05).

Bổ sung DHA vào trong thức ăn không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm hùm bông giai đoạn này, tỷ lệ sống cao đạt được ở tất cả các nghiệm thức thí nghiệm (97,33 - 97,67 %). Nhìn chung tăng trưởng của tôm hùm được cải thiện khi bổ sung DHA từ 2,0 lên 2,1%, tuy nhiên khi tăng hàm lượng DHA bổ sung trên 2,2% không làm thay đổi sinh trưởng cũng như FCR của tôm hùm bông. Sinh trưởng của tôm hùm bông sử dụng thức ăn thí nghiệm đạt 90% so với sinh trưởng của tôm hùm bông sử dụng thức ăn sử dụng cá tạp. Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung 2,1% DHA (theo % lipid) vào trong thức ăn là thích hợp cho sự phát triển của tôm hùm bông.

3.1.3.2. Nghiên cứu hàm lượng tối ưu DHA bổ sung trong thức ăn cho tôm hùm xanh

Bảng 3.14: Ảnh hưởng của hàm lượng DHA bổ sung trong thức ăn lên tôm hùm xanh thương phẩm

Chỉ tiêu 2,0 DHA 2,1 DHA 2,2 DHA Cá tạp

Ws (g/con) 104,35 ± 4,90 104,35 ± 4,90 104,35 ± 4,90 104,35 ± 4,90 We (g/con) 209,27 ± 5,32b 206,87 ± 8,95b 194,03 ± 3,52a 222 SGR (%/ngày) 0,99 ± 0,04b 0,98 ± 0,06b 0,89 ± 0,03a 1,08 AWG (g/ngày) 10,49 ± 0,53b 10,25 ± 0,89b 8,97 ± 0,35a 11,77

FCR 4,37 ± 0,12 4,43 ± 0,03 4,47 ± 0,06 23.20

SR (%) 98,90 ± 0,85 99,00 ± 0,87 98,67 ± 0,67 99,00 Số liệu trung bình ± SD. Các ký tự khác nhau trong cùng hà ng thể hiện sự sai khác ý nghĩa (P<0,05)

Bổ sung DHA vào trong thức ăn có ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm hùm xanh. Khối lượng cuối, tốc độ tăng trưởng đặc trưng và tăng trưởng theo tuần của tôm hùm xanh đạt thấp nhất ở nghiệm thức bổ sung 2,2% DHA và có sai khác ý nghĩa với sinh trưởng của tôm hùm xanh ở các nghiệm thức khác (P <

80

0,05). Bổ sung 2,0 và 2,1% DHA trong thức ăn không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm hùm xanh (P > 0,05). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy không có sự sai khác ý nghĩa về FCR và tỷ lệ sống của tôm hùm xanh khi sử dụng thức ăn có bổ sung các hàm lượng DHA khác nhau (P > 0,05). Hàm lượng tối ưu của DHA bổ sung trong thức ăn cho tôm hùm xanh giai đoạn này là 2,0% DHA.

Axít béo không no, đặc biệt là DHA và EPA có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho hoạt động của giáp xác, cấu trúc nên màng tế bào, duy trì hoạt động bình thường của hệ thần kinh, thúc đẩy quá trình sinh trưởng, lột xác, sinh sản, phát triển của phôi, ấu trùng; gia tăng tỷ lệ sống và hình thành sắc tố bình thường ở nhiều loài cá biển cũng như giáp xác nói chung

63. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy hàm lượng DHA có ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm hùm bông và tôm hùm xanh. Kết quả này có sự khác biệt với kết quả nghiên cứu với nghiên cứu của 9. Theo Lại Văn Hùng bổ sung DHA : EPA ở các tỷ lệ khác nhau không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm hùm bông. Tuy nhiên nghiên cứu không cho thấy có hay không sự ảnh hưởng của riêng DHA hay EPA đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm bông

9. Do đó trong nghiên cứu này, nhu cầu DHA và EPA bổ sung trong thức ăn cho tôm hùm được nghiên cứu riêng rẽ để tối ưu hóa hàm lượng DHA và EPA trong thức ăn cho tôm hùm.

3.1.3.3. Nghiên cứu hàm lượng tối ưu EPA bổ sung trong thức ăn cho tôm hùm bông

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Bổ sung EPA vào trong thức ăn có thể giúp cải thiện sinh trưởng của tôm hùm bông. Khi hàm lượng EPA bổ sung trong thức ăn tăng từ 0,20 – 0,22% giúp cải thiện tốc độ tăng trưởng đặc trưng và tăng trưởng đạt được theo tuần của tôm hùm bông (P < 0.05). Tuy nhiên tăng trưởng của tôm giảm có ý nghĩa khi hàm lượng EPA bổ sung trong thức ăn tăng trên 0,22% (P < 0,05). Bổ sung EPA vào trong thức ăn không làm ảnh hưởng đến hệ số thức ăn của tôm hùm bông giai đoạn này. Kết quả tương tự cũng được ghi nhận đối với tỷ lệ sống của tôm hùm bông (P > 0,05). Tốc độ tăng trưởng của

81

tôm hùm bông ở nghiệm thức bổ sung 0,22% EPA đạt trên 90% so với tôm hùm bông sử dụng thức ăn hoàn toàn cá tạp (Bảng 3.15).

Bảng 3.15: Ảnh hưởng của hàm lượng EPA bổ sung trong thức ăn lên tôm hùm bông thương phẩm

Chỉ tiêu 0,20 EPA 0,22 EPA 0,24 EPA Cá tạp

Ws (g/con) 583,17 ± 9,07 583,17 ± 9,07 583,17 ± 9,07 583,17 ± 9,07 We (g/con) 762,00 ± 5,00a 785,07 ± 3,72b 751,67 ± 6,51a 805 SGR (%/ngày) 0,38 ± 0,01b 0,42 ± 0,01c 0,36 ± 0,01a 0,46 AWG (g/ngày) 17,88 ± 0,55a 20,19 ± 0,37b 16,85 ± 0,85a 22,18

FCR 4,41 ± 0,05 4,50 ± 0,10 4,53 ± 0,06 23,4

SR (%) 98,67 ± 0,29 98,17 ± 0,29 97,67 ± 1,53 97,90 Số liệu trung bình ± SD. Các ký tự khác nhau trong cùng hà ng thể hiện sự sai khác ý nghĩa (P<0,05)

3.1.3.4. Nghiên cứu hàm lượng tối ưu EPA bổ sung trong thức ăn cho tôm hùm xanh

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng EPA bổ sung trong thức ăn lên sinh trưởng của tôm hùm xanh được trình bày trong bảng 3.16.

Tôm hùm xanh đạt khối lượng cuối, tốc độ tăng trưởng đặc trưng và tăng trưởng đạt được theo tuần thấp nhất ở nghiệm thức bổ sung 0,22; 0,24 % EPA và có sai khác ý nghĩa với tăng trưởng của tôm hùm xanh ở nghiệm thức bổ sung 0,20 % EPA (P < 0,05).

Bảng 3.16: Ảnh hưởng của hàm lượng EPA bổ sung trong thức ăn lên tôm hùm xanh

Chỉ tiêu 0,20 EPA 0,22 EPA 0,24 EPA Cá tạp

Ws (g/con) 132,25 ± 6,73 132,25 ± 6,73 132,25 ± 6,73 132,25 ± 6,73 We (g/con) 237,83 ± 4,54b 229,87 ± 3,21a 227,00 ± 2,65a 249,50 SGR (%/ngày) 0,84 ± 0,03b 0,79 ± 0,02a 0,77 ± 0,02a 0,91 AWG (g/ngày) 10,56 ± 0,45b 9,74 ± 0,32a 9,48 ± 0,26a 11,73

FCR 4,39 ± 0,04 4,43 ± 0,10 4,41 ± 0,08 23,3

SR (%) 99,17 ± 1,04 99,50 ± 0,50 99,33 ± 0,57 99,50 Số liệu trung bình ± SD. Các ký tự khác nhau trong cùng hà ng thể hiện sự sai khác ý nghĩa (P<0,05)

82

Bổ sung EPA với hàm lượng từ 0,20 – 0,24% không làm ảnh hưởng đến hệ số thức ăn và tỷ lệ sống của tôm hùm xanh thương phẩm (P > 0.05). Sau 10 tuần thí nghiệm, tỷ lệ sống cao đạt được ở tất cả các nghiệm thức thí nghiệm (>

99%). So với tôm hùm xanh nuôi hoàn toàn bằng cá tạp, tốc độ tăng trưởng của tôm hùm xanh sử dụng thức ăn thí nghiệm đạt trên 90 %. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của tôm hùm xanh giảm dần khi hàm lượng EPA bổ sung trong thức ăn tăng trên 0,20%. Kết quả thí nghiệm cho thấy, hàm lượng EPA tối ưu bổ sung trong thức ăn cho tôm hùm là 0,20 % (theo % lipid).

Thức ăn cá tạp bao gồm các thành phần cá tạp, động vật thân mềm hai mảnh vỏ (sò, vẹm,…) và ghẹ đều là những động vật biển rất giàu các thành phần DHA và EPA, ngoài ra còn có nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu khác 14.

Do đó, sinh trưởng của tôm hùm bông và tôm hùm xanh khi cho ăn các loại thức ăn cá tạp thường cho các chỉ tiêu sinh trưởng cao hơn so với thức ăn công nghiệp bổ sung hàm lượng DHA dưới 2,0% hay EPA trên 0,24%. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu trên các chỉ tiêu sinh trưởng của tôm hùm bông, đặc biệt là tôm hùm xanh cho ăn thức ăn công nghiệp đều đạt trên 90% so với tôm hùm sử dụng thức ăn cá tạp. Điều này góp phần hoàn thiện công thức thức ăn cho tôm hùm bông và tôm hùm xanh giai đoạn thương phẩm, khắc phục nhược điểm của thức ăn cá tạp.

3.1.3.5. Nghiên cứu hàm lượng tối ưu vitamin B6 bổ sung trong thức ăn cho tôm hùm bông

Bổ sung vitamin B6 trong thức ăn có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm hùm bông (Bảng 3.17). Sau 10 tuần nuôi, tôm hùm bông đạt khối lượng cuối, tốc độ tăng trưởng đặc trưng và tăng trưởng theo ngày cao nhất ở các nghiệm thức có bổ sung 60 và 80 mg vitamin B6 và có sai khác ý nghĩa với tăng trưởng của tôm hùm bông ở nghiệm thức bổ sung 40 mg vitamin B6 (P < 0.05).

Hệ số thức ăn của tôm hùm bông thấp nhất ở nghiệm thức bổ sung 60 mg vitamin B6/kg thức ăn và có sai khác với FCR của tôm hùm bông ở nghiệm thức bổ sung 80 mg vitamin B6/kg (P < 0.05). Không có sự sai khác về FCR của tôm hùm ở nghiệm thức bổ sung 40 và 80 mg vitamin B6/kg thức ăn. Bổ sung

83

vitamin B6 trong thức ăn không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm hùm bông. Tỷ lệ sống dao động từ 96,83 – 97,67 %. So với thức ăn cá tạp, thức ăn thí nghiệm có bổ sung vitamin B6 cho tốc độ tăng trưởng của tôm hùm đạt trên 90

%. Kết quả thí nghiệm cho thấy hàm lượng vitamin B6 tối ưu bổ sung trong thức ăn cho tôm hùm bông là 60 mg/kg thức ăn.

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin B6 bổ sung trong thức ăn lên tôm hùm bông

Chỉ tiêu 40 mg/kg thức ăn

60 mg/kg thức ăn

80 mg/kg thức ăn

Cá tạp Ws (g/con) 680,26 ± 12,71 680,26 ± 12,71 680,26 ± 12,71 680,26 ± 12,71 We (g/con) 868,00 ± 2,65a 895,03 ± 1,05b 894,53 ± 4,92b 918 SGR (%/ngày) 0,35 ± 0,01a 0,39 ± 0,01b 0,39 ± 0,01b 0,43 AWG (g/ngày) 18,78 ± 0,26a 21,48 ± 0,11b 21,43 ± 0,48b 23,78 FCR 4,44 ± 0,05ab 4,35 ± 0,05a 4,47 ± 0,06b 23,2 SR (%) 97,67 ± 0,76 97,33 ± 1,04 96,83 ± 0,76 98,50 Số liệu trung bình ± SD. Các ký tự khác nhau trong cùng hà ng thể hiện sự sai khác ý nghĩa (P<0,05)

3.1.3.6. Nghiên cứu hàm lượng tối ưu vitamin B6 bổ sung trong thức ăn cho tôm hùm xanh

Giống như tôm hùm bông, tốc độ tăng trưởng của tôm hùm xanh cũng bị ảnh hưởng bởi hàm lượng vitamin B6 trong thức ăn. Kết quả sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm xanh sau 10 tuần thí nghiệm được trình bày trong bảng 3.18.

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin B6 bổ sung trong thức ăn lên tôm hùm xanh

Chỉ tiêu 40 mg/kg thức ăn

60 mg/kg thức ăn

80 mg/kg thức ăn

Cá tạp Ws (g/con) 138,08 ± 3,65 138,08 ± 3,65 138,08 ± 3,65 138,08 ± 3,65 We (g/con) 230,37 ± 4,74a 247,20 ± 5,44b 238,80 ± 4,35ab 248,00 SGR (%/ngày) 0,73 ± 0,03a 0,83 ± 0,03b 0,78 ± 0,03ab 0,84 AWG (g/ngày) 9,23 ± 0,47a 10,91 ± 0,54b 10,07 ± 0,44ab 10,99

FCR 4,38 ± 0,07 4,36 ± 0,07 4,40 ± 0,10 24,1

SR (%) 99,06 ± 0,56 98,83 ± 1,61 99,41 ± 0,75 99,67

Số liệu trung bình ± SD. Các ký tự khác nhau trong cùng hà ng thể hiện sự sai khác ý nghĩa (P<0,05)

84

Tôm hùm xanh đạt khối lượng cuối, SGR và AWG cao nhất ở nghiệm thức có bổ sung 60 mg vitamin B6/kg thức ăn và có sai khác ý nghĩa với tăng trưởng của tôm hùm xanh ở nghiệm thức bổ sung 40 mg vitamin B6/kg thức ăn (P < 0.05). Không có sự sai khác về tăng trưởng của tôm hùm xanh ở nghiệm thức bổ sung 60 và 80 mg vitamin B6/kg thức ăn. Sự bổ sung vitamin B6 trong thức ăn cũng không làm ảnh hưởng đến hệ số thức ăn, tỷ lệ sống của tôm hùm xanh thí nghiệm (P > 0,05). Dựa theo kết quả nghiên cứu, hàm lượng vitamin B6 tối ưu bổ sung trong thức ăn cho tôm hùm xanh là 60 mg/kg thức ăn.

3.1.3.7. Nghiên cứu hàm lượng tối ưu vitamin D3 bổ sung trong thức ăn cho tôm hùm bông

Bổ sung vitamin D3 trong thức ăn làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm hùm bông thương phẩm. Kết quả nghiên cứu tối ưu hàm lượng vitamin D3 trong thức ăn cho tôm hùm được trình bày trong bảng 3.19.

Bảng 3.19: Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 bổ sung trong thức ăn lên tôm hùm bông

Chỉ tiêu 0,3 mg/kg thức ăn

0,5 mg/kg thức ăn

0,7 mg/kg thức ăn

Cá tạp Ws (g/con) 720,42 ± 9,65 720,42 ± 9,65 720,42 ± 9,65 720,42 ± 9,65 We (g/con) 910,97 ± 2,68a 938,00 ± 2,65b 939,93 ± 1,10b 948,00 SGR (%/ngày) 0,34 ± 0,01a 0,38 ± 0,01b 0,38 ± 0,01b 0,39 AWG (g/ngày) 19,05 ± 0,27a 21,76 ± 0,26b 21,95 ± 0,11b 22,76

FCR 4,38 ± 0,03 4,36 ± 0,02 4,41 ± 0,05 22,9

SR (%) 97,50 ± 0,50 97,10 ± 0,36 97,33 ± 0,58 97,60 Số liệu trung bình ± SD. Các ký tự khác nhau trong cùng hà ng thể hiện sự sai khác ý nghĩa (P<0,05)

Tôm hùm bông đạt khối lượng cuối, SGR và AWG cao nhất ở nghiệm thức bổ sung 0,5 và 0,7 mg vitamin D3/kg thức ăn và có sai khác ý nghĩa với nghiệm thức còn lại (P < 0.05). Không có sự ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin D3 trong thức ăn đến hệ số thức ăn và tỷ lệ sống của tôm hùm bông thương phẩm (P > 0,05). Tỷ lệ sống đạt trên 97 % ở tất cả các nghiệm thức thí

85

nghiệm. Tốc độ tăng trưởng của tôm hùm bông sử dụng thức ăn thí nghiệm có bổ sung vitamin D3 đạt trên 95 % so với tôm hùm bông cho ăn hoàn toàn cá tạp.

Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng vitamin D3 tối ưu bổ sung trong thức ăn cho tôm hùm là 0,5 mg/kg thức ăn.

3.1.3.8. Nghiên cứu hàm lượng tối ưu vitamin D3 bổ sung trong thức ăn cho tôm hùm xanh

Bổ sung vitamin D3 trong thức ăn có thể giúp cải thiện tăng trưởng của tôm hùm xanh thương phẩm (bảng 3.20). Khối lượng cuối, SGR và AWG của tôm hùm xanh tăng có ý nghĩa khi tăng lượng vitamin D3 bổ sung trong thức ăn từ 0,3 lên 0,5 mg/kg thức ăn (P<0,05). Ở mức vitamin D3 bổ sung trên 0,5 mg/kg thức ăn, tốc độ tăng trưởng của tôm hùm xanh giảm có ý nghĩa (P< 0,05).

Sự bổ sung vitamin D3 trong thức ăn cũng làm ảnh hưởng đến hệ số thức ăn của tôm hùm xanh giai đoạn này. FCR của tôm hùm xanh thấp nhất ở nghiệm thức bổ sung 0,3 và 0,5 mg vitamin D3/kg thức ăn và có sai khác ý nghĩa với FCR của tôm hùm ở nghiệm thức bổ sung 0,7 mg vitamin D3/kg thức ăn (P <

0,05).

Bảng 3.20: Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 bổ sung trong thức ăn lên tôm hùm xanh

Chỉ tiêu 0,3 mg/kg thức ăn

0,5 mg/kg thức ăn

0,7 mg/kg thức ăn

Cá tạp Ws (g/con) 124,83 ± 5,61 124,83 ± 5,61 124,83 ± 5,61 124,83 ± 5,61 We (g/con) 222,60 ± 3,17b 234,53 ± 3,83c 213,50 ± 4,09a 235,90 SGR (%/ngày) 0,83 ± 0,02b 0,90 ± 0,02c 0,77 ± 0,03a 0,91 AWG (g/ngày) 9,78 ± 0,32b 10,97 ± 0,38c 8,87 ± 0,41a 11,11 FCR 4,40 ± 0,03a 4,35 ± 0,05a 4,50 ± 0,01b 24,6 SR (%) 99,40 ± 0,36 99,57 ± 0,51 99,39 ± 0,35 99,67 Số liệu trung bình ± SD. Các ký tự khác nhau trong cùng hà ng thể hiện sự sai khác ý nghĩa (P<0,05)

Không có ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 bổ sung trong thức ăn đến tỷ lệ sống của tôm hùm xanh thương phẩm. Tỷ lệ sống đạt trên 99% ở tất cả

86

các nghiệm thức thí nghiệm. So với tôm hùm cho ăn bằng cá tạp, sinh trưởng của tôm hùm xanh sử dụng thức ăn thí nghiệm đạt trên 95%. Dựa theo kết quả nghiên cứu, có thể kết luận tôm hùm xanh có nhu cầu về vitamin D3 và hàm lượng vitamin D3 tối ưu bổ sung trong thức ăn là 0,5 mg/kg thức ăn.

Vitamin D3 và vitamin B6 có vai trò tăng cường khả năng hấp thu canxi từ thức ăn của ruột và gây ra sự thay đổi từ sự tổng hợp các enzyme tuyến tụy đến sự chuyển hóa glycogen và thậm chí cả các chức năng miễn dịch. Thức ăn thiếu vitamin D3 dẫn đến các biểu hiện bệnh lý như: tăng trưởng chậm ở cá hồi, co giật ở cá do sự thiếu hụt canxi… Một số tác giả cho rằng vitamin D và vitamin B có vai trò quan trọng trong thức ăn của các loài giáp xác (ấu trùng tôm he Nhật Bản M. japonicus và tôm hùm châu Mỹ H. americanus giai đoạn ấu niên) 83.

Dư thừa hay thiếu hụt vitamin nói chung và vitamin B6, D3 nói riêng đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và các hoạt động sinh lý của tôm cá. Các biểu hiện mất cân đối về nhu cầu vitamin có thể thấy như sinh trưởng chậm, thiếu can xi, phốt pho, gây co giật, dị hình vỏ, sắc tố không bình thường ở nhiều loài tôm, cá 42, 69. Mặc dù vậy thông tin về nhu cầu các vitamin D3 và B6 của tôm hùm hiện vẫn chưa được nghiên cứu. Những kết quả sơ bộ về ảnh hưởng của các vitamin này đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm bông và tôm hùm xanh trong dự án sẽ đóng góp những thông tin hữu ích trong hoàn thiện công thức thức ăn cho tôm hùm.

3.1.3.9. Nghiên cứu hàm lượng tối ưu kẽm (Zn) bổ sung trong thức ăn cho tôm hùm bông

Khối lượng cuối, SGR và AWG của tôm hùm bông được cải thiện khi bổ sung kẽm vào trong thức ăn. Bổ sung 50 và 70 mg kẽm/kg thức ăn không làm thay đổi tốc độ tăng trưởng của tôm hùm bông thương phẩm (P > 0,05). Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của tôm hùm bông tăng có ý nghĩa khi tăng mức bổ sung kẽm lên 90 mg/kg thức ăn (P < 0,05).

87

Bảng 3.21: Ảnh hưởng của hàm lượng kẽm bổ sung trong thức ăn lên tôm hùm bông

Chỉ tiêu 50 mg/kg thức ăn

70 mg/kg thức ăn

90 mg/kg thức ăn

Cá tạp Ws (g/con) 553,08 ± 7,08 553,08 ± 7,08 553,08 ± 7,08 553,08 ± 7,08 We (g/con) 751,17 ± 2,02a 761,10 ± 7,04a 783,33 ± 5,13b 814,00 SGR (%/ngày) 0,44 ± 0,01a 0,46 ± 0,01a 0,50 ± 0,01b 0,55 AWG (g/ngày) 19,81 ± 0,20a 20,80 ± 0,70a 23,03 ± 0,51b 26,09

FCR 4,37 ± 0,03 4,38 ± 0,02 4,36 ± 0,02 22,7

SR (%) 97,39 ± 0,35 97,32 ± 0,42 98,72 ± 0,75 97,90 Số liệu trung bình ± SD. Các ký tự khác nhau trong cùng hà ng thể hiện sự sai khác ý nghĩa (P<0,05)

Bổ sung kẽm vào trong thức ăn không làm ảnh hưởng đến hệ số thức ăn và tỷ lệ sống của tôm hùm bông giai đoạn này. Tỷ lệ sống của tôm hùm bông đạt trên 97% ở các nghiệm thức thí nghiệm. Hệ số thứ c ăn của tôm hùm bông sử dụng thức ăn thí nghiệm dao động từ 4,36 – 4,38, trong khi FCR của tôm hùm bông sử dụng thức ăn cá tạp là 22,7. Kết quả nghiên cứu cho thấy tôm hùm bông có nhu cầu về kẽm trong thức ăn và hàm lượng kẽm tối ưu bổ sung trong thức ăn cho tôm hùm bông là 90 mg/kg thức ăn.

3.1.3.10. Nghiên cứu hàm lượng tối ưu kẽm bổ sung trong thức ăn cho tôm hùm xanh

Bảng 3.22: Ảnh hưởng của hàm lượng kẽm bổ sung trong thức ăn lên tôm hùm xanh

Chỉ tiêu 50 mg/kg thức ăn

70 mg/kg thức ăn

90 mg/kg thức ăn

Cá tạp Ws (g/con) 69,09 ± 5,19 69,09 ± 5,19 69,09 ± 5,19 69,09 ± 5,19 We (g/con) 158,63 ± 4,48a 158,83 ± 3,88a 172,87 ± 0,81b 184,00 SGR (%/ngày) 1,19 ± 0,04a 1,19 ± 0,04a 1,31 ± 0,01b 1,40 AWG (g/ngày) 8,95 ± 0,45a 8,97 ± 0,39a 10,38 ± 0,08b 11,49

FCR 4,41 ± 0,04 4,45 ± 0,05 4,43 ± 0,12 24,5

SR (%) 99,62 ± 0,11 99,56 ± 0,51 99,50 ± 0,50 99,76 Số liệu trung bình ± SD. Các ký tự khác nhau trong cùng hà ng thể hiện sự sai khác ý nghĩa (P<0,05)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông và tôm hùm xanh (Trang 110 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(207 trang)