Nghiên cứu hoàn thiện các phương pháp cho ăn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông và tôm hùm xanh (Trang 159 - 166)

PHẦN II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4 Nội dung 4: Đánh giá mức độ hoàn thiện của quy trình thông qua chất lượng sản phẩm thức ăn

3.4.3 Nghiên cứu hoàn thiện các phương pháp cho ăn

3.4.3.1. Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm bông giai đoạn giống.

Khẩu phần ăn có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của tôm hùm bông giai đoạn giống. Kết quả sinh trưởng của tôm hùm bông được trình bày trong bảng 3.56.

Bảng 3.56. Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên sinh trưởng của tôm hùm bông giai đoạn giống

Chỉ tiêu Khẩu phần cho ăn (% trọng lượng thân)

8 10 12

Ws (g) 7,30 ± 0,24 7,30 ± 0,24 7,30 ± 0,24

We (g) 50,23 ± 2,16a 63,40 ± 1,15b 63,83 ± 1,26b SGR (%/ngày) 2,75 ± 0,06a 3,09 ± 0,03b 3,10 ± 0,03b AWG (g/tuần) 4,29 ± 0,22a 5,61 ± 0,12b 5,65 ± 0,13b

FCR 4,32 ± 0,02a 4,35 ± 0,03a 4,40 ± 0,02b

Sur (%) 95,34 ± 0,48 96,20 ± 1,11 96,29 ± 1,16

Số liệu trung bình ± SD. Các ký tự khác nhau trong cùng hà ng thể hiện sự sai khác ý nghĩa (P<0,05)

Tôm hùm bông đạt khối lượng cuối, SGR và AWG thấp nhất khi cho ăn với khẩu phần 8% khối lượng thân và có sai khác ý nghĩa với tốc độ tăng trưởng của tôm hùm bông ở nghiệm thức cho ăn 10 và 12% khối lượng thân (P < 0,05).

Tăng khẩu phần ăn từ 10 lên 12% không làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của tôm hùm bông giai đoạn giống (P > 0,05). Thay đổi khẩu phần ăn cũng làm ảnh hưởng đến hệ số thức ăn của tôm hùm bông giống (P < 0,05). Hệ số FCR đạt thấp nhất ở nghiệm thức cho ăn khẩu phần 8 và 10% và có sai khác ý nghĩa với FCR của tôm hùm bông cho ăn khẩu phần 12%. Không có sự ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến tỷ lệ sống của tôm hùm bông giai đoạn giống (P > 0,05), tỷ lệ sống dao động từ 95,34 – 96,29%. Dựa trên kết quả nghiên cứu, có thể kết luận khẩu phần ăn 10% khối lượng thân là thích hợp cho sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm bông giai đoạn giống.

128

3.4.3.2. Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm bông thương phẩm.

Sau 10 tuần thí nghiệm, kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng của tôm hùm bông thương phẩm bị ảnh hưởng bởi khẩu phần ăn. Tôm hùm bông đạt khối lượng cuối, SGR và AWG cao nhất khi cho ăn với khẩu phần 5 và 7%

khối lượng thân và có sai khác ý nghĩa với tốc độ tăng trưởng của tôm hùm bông ở nghiệm thức cho ăn khẩu phần 3% (P < 0,05).

Bảng 3.57: Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên sinh trưởng của tôm hùm bông giai đoạn thương phẩm

Chỉ tiêu Khẩu phần cho ăn (% trọng lượng thân)

3 5 7

Ws (g) 574,41 ± 15,73 574,41 ± 15,73 574,41 ± 15,73 We (g) 747,50 ± 4,23a 776,43 ± 9,96b 783,73 ± 6,88b SGR (%/ngày) 0,38 ± 0,01a 0,43 ± 0,02b 0,44 ± 0,01b AWG (g/tuần) 17,31 ± 0,42a 20,20 ± 1,00b 20,93 ± 0,69b

FCR 4,43 ± 0,02a 4,48 ± 0,07a 4,59 ± 0,05b

Sur (%) 97,44 ± 0,29 97,41 ± 0,86 98,33 ± 0,58

Số liệu trung bình ± SD. Các ký tự khác nhau trong cùng hà ng thể hiện sự sai khác ý nghĩa (P<0,05)

Hệ số thức ăn của tôm hùm bông thấp nhất khi cho ăn khẩu phần 3 và 5%

tương ứng là 4,43 và 4,48 và có sai khác ý nghĩa với FCR của tôm hùm bông ở nghiệm thức cho ăn 7%. Không có ảnh hưởng của các khẩu phần ăn khác nhau lên tỷ lệ sống của tôm hùm bông giai đoạn nuôi thương phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy khẩu phần ăn 5% khối lượng thân giúp tôm hùm bông đạt tốc độ tăng trưởng cao và hệ số FCR thấp ở giai đoạn nuôi thương phẩm.

3.4.3.3. Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm xanh giai đoạn giống.

Tốc độ tăng trưởng của tôm hùm xanh chịu sự ảnh hưởng của khẩu phần ăn. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm xanh giai đoạn giống được trình bày trong bảng 3.58.

129

Tôm hùm xanh đạt khối lượng cuối, SGR và AWG cao nhất ở nghiệm thức cho ăn 12 và 14% khối lượng thân và có sai khác ý nghĩa với tốc độ tăng trưởng của tôm hùm bông cho ăn khẩu phần 10% khối lượng thân (P < 0,05).

Không có sai khác về tốc độ tăng trưởng của tôm hùm xanh khi cho ăn khẩu phần ăn 12 và 14% (P > 0,05). Thay đổi khẩu phần ăn không làm ảnh hưởng đến hệ số thức ăn và tỷ lệ sống của tôm hùm xanh giai đoạn giống. Tỷ lệ sống dao động từ 95,26 – 96,18%. Kết quả nghiên cứu cho thấy khẩu phần ăn 12% là phù hợp cho sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm xanh giai đoạn giống.

Bảng 3.58: Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm xanh giai đoạn giống

Chỉ tiêu Khẩu phần cho ăn (% trọng lượng thân)

10 12 14

Ws (g) 5,54 ± 0,12 5,54 ± 0,12 5,54 ± 0,12

We (g) 49,60 ± 1,71a 60,63 ± 3,57b 64,50 ± 2,50b SGR (%/ngày) 3,13 ± 0,05a 3,42 ± 0,08b 3,51 ± 0,06b AWG (g/tuần) 4,41 ± 0,17a 5,51 ± 0,36b 5,90 ± 0,25b

FCR 4,31 ± 0,01 4,34 ± 0,02 4,34 ± 0,03

Sur (%) 95,85 ± 0,83 96,18 ± 1,47 95,26 ± 0,62

Số liệu trung bình ± SD. Các ký tự khác nhau trong cùng hà ng thể hiện sự sai khác ý nghĩa (P<0,05)

3.4.3.4. Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm xanh thương phẩm.

Tôm hùm xanh đạt khối lượng cuối, SGR và AWG cao nhất ở nghiệm thức cho ăn khẩu phần 8 và 10% khối lượng thân và có sai khác ý nghĩa với tốc độ tăng trưởng của tôm hùm xanh ở nghiệm thức còn lại (P < 0,05). Khẩu phần ăn 8 và 10% khối lượng thân không làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm hùm xanh thương phẩm (P > 0,05).

Tương tự kết quả nghiên cứu ở giai đoạn giống, khẩu phần thức ăn cũng không ảnh hưởng đến hệ số thức ăn và tỷ lệ sống của tôm hùm xanh giai đoạn thương phẩm. Hệ số FCR dao động từ 4,32 – 4,38 và tỷ lệ sống dao động từ 97,56 – 98,40%. Kết quả nghiên cứu cho thấy khẩu phần ăn thích hợp cho sinh

130

trưởng, hệ số FCR và tỷ lệ sống của tôm hùm xanh thương phẩm là 8% khối lượng thân.

Bảng 3.59: Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên sinh trưởng của tôm hùm xanh giai đoạn thương phẩm

Chỉ tiêu Khẩu phần cho ăn (% trọng lượng thân)

6 8 10

Ws (g) 129,30 ± 9,70 129,30 ± 9,70 129,30 ± 9,70 We (g) 213,63 ± 12,11a 240,53 ± 5,43b 244,23 ± 2,65b SGR (%/ngày) 0,72 ± 0,08a 0,89 ± 0,03b 0,91 ± 0,02b AWG (g/tuần) 8,43 ± 1,21a 11,12 ± 0,54b 11,49 ± 0,27b

FCR 4,32 ± 0,02 4,36 ± 0,05 4,38 ± 0,03

Sur (%) 98,18 ± 0,56 97,56 ± 0,96 98,40 ± 0,47

Số liệu trung bình ± SD. Các ký tự khác nhau trong cùng hà ng thể hiện sự sai khác ý nghĩa (P<0,05)

3.4.3.5. Ảnh hưởng của số lần cho ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm bông giai đoạn giống

Số lần cho ăn có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm hùm bông giai đoạn giống. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.60.

Bảng 3.60. Ảnh hưởng của số lần cho ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm bông giai đoạn giống

Nghiệm thức 2 lần/ngày 3 lần/ngày 4 lần/ngày

Ws (g) 6,45 ± 0,17 6,45 ± 0,17 6,45 ± 0,17

We (g) 63,07 ± 0,60b 60,27 ± 5,07b 50,23 ± 2,16a SGR (%/ngày) 3,26 ± 0,01b 3,19 ± 0,12b 2,93 ± 0,06a AWG (g/tuần) 5,66 ± 0,06b 5,38 ± 0,01b 4,38 ± 0,02a

FCR 4,39 ± 0,03 4,42 ± 0,04 4,44 ± 0,05

Sur (%) 94,28 ± 2,09 95,01 ± 1,61 95,30 ± 1,48

Số liệu trung bình ± SD. Các ký tự khác nhau trong cùng hà ng thể hiện sự sai khác ý nghĩa (P<0,05)

Tôm hùm bông đạt khối lượng cuối, SGR và AWG cao nhất ở nghiệm thức cho ăn 2 và 3 lần/ngày và có sai khác ý nghĩa với tốc độ tăng trưởng của tôm hùm bông cho ăn 4 lần/ngày (P < 0,05). Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của tôm hùm bông giảm dần khi tăng số lần cho ăn. Tăng số lần cho ăn từ 2 lên 4

131

lần/ngày không làm ảnh hưởng đến hệ số thức ăn và tỷ lệ sống của tôm hùm bông giai đoạn giống. Hệ số FCR dao động từ 4,39 – 4,44 và tỷ lệ sống dao động từ 94,28 – 95,30. Dựa theo kết quả sinh trưởng, FCR và tỷ lệ sống, có thể kết luận cho ăn 2 lần/ngày là phù hợp cho nuôi tôm hùm bông giai đoạn giống.

3.4.3.6. Ảnh hưởng của số lần cho ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm bông thương phẩm

Tương tự giai đoạn giống, số lần cho ăn cũng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của tôm hùm bông giai đoạn thương phẩm (Bảng 3.61). Tôm hùm bông được cho ăn 1 và 2 lần/ngày có khối lượng cuối, SGR và AWG cao hơn có ý nghĩa so với tốc độ tăng trưởng của tôm hùm bông được cho ăn 3 lần/ngày.

Tăng số lần cho ăn không làm ảnh hưởng đến hệ số thức ăn và tỷ lệ sống của tôm hùm bông giai đoạn nuôi thương phẩm. Tỷ lệ sống dao động từ 95,42 – 97,50 % và hệ số FCR dao động từ 4,50 – 4,59. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của tôm hùm bông thương phẩm giảm dần khi tăng số lần cho ăn. Cho ăn 1 lần/ngày là thích hợp cho sinh trưởng của tôm hùm bông giai đoạn này.

Bảng 3.61: Ảnh hưởng của số lần ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm bông giai đoạn thương phẩm

Nghiệm thức 1 lần/ngày 2 lần/ngày 3 lần/ngày Ws (g) 680,41 ± 6,32 680,41 ± 6,32 680,41 ± 6,32 We (g) 907,00 ± 10,96b 891,50 ± 10,85b 862,00 ± 6,11a SGR (%/ngày) 0,41 ± 0,02b 0,39 ± 0,02b 0,34 ± 0,01a AWG (g/tuần) 22,80 ± 1,31b 21,20 ± 1,50b 18,70 ± 1,16a

FCR 4,50 ± 0,05 4,51 ± 0,04 4,59 ± 0,05

Sur (%) 95,42 ± 2,32 96,25 ± 2,17 97,50 ± 1,91

Số liệu trung bình ± SD. Các ký tự khác nhau trong cùng hà ng thể hiện sự sai khác ý nghĩa (P<0,05)

3.4.3.7. Ảnh hưởng của số lần cho ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm xanh giai đoạn giống

Số lần cho ăn có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm hùm xanh giai đoạn giống (bảng 3.62). Tôm hùm xanh đạt khối lượng cuối, SGR và AWG

132

cao nhất tại nghiệm thức cho ăn 3 lần/ngày và có sai khác ý nghĩa với tốc độ tăng trưởng của tôm ở hai nghiệm thức còn lại (P < 0,05). Không có sự sai khác ý nghĩa về khối lượng cuối, SGR và AWG của tôm hùm xanh ở nghiệm thức cho ăn 2 và 4 lần/ngày (P > 0,05). Thay đổi số lần cho ăn từ 2 lên 4 lần/ngày không làm ảnh hưởng đến hệ số thức ăn của tôm hùm xanh giai đoạn giống (P >

0,05). Kết quả tương tự cũng được ghi nhận đối với tỷ lệ sống của tôm hùm xanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy cho ăn 3 lần/ngày là phù hợp cho sinh trưởng và FCR của tôm hùm xanh giai đoạn giống.

Bảng 3.62: Ảnh hưởng của số lần ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm xanh giai đoạn giống

Nghiệm thức 2 lần/ngày 3 lần/ngày 4 lần/ngày

Ws (g) 6,76 ± 0,15 3,76 ± 0,52 3,76 ± 0,52

We (g) 49,43 ± 2,80a 53,60 ± 5,60b 44,37 ± 2,80a SGR (%/ngày) 2,84 ± 0,08a 2,95 ± 0,15b 2,69 ± 0,09a AWG (g/tuần) 4,27 ± 0,28a 4,42 ± 0,04b 3,76 ± 0,28a

FCR 4,35 ± 0,06 4,35 ± 0,06 4,38 ± 0,07

Sur (%) 94,94 ± 1,22 95,23 ± 1,28 94,97 ± 1,22

Số liệu trung bình ± SD. Các ký tự khác nhau trong cùng hà ng thể hiện sự sai khác ý nghĩa (P<0,05)

3.4.3.7. Ảnh hưởng của số lần cho ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm xanh thương phẩm

Bảng 3.63: Ảnh hưởng của số lần ăn lên sinh trưởng của tôm hùm xanh giai đoạn thương phẩm

Nghiệm thức 2 lần/ngày 3 lần/ngày 4 lần/ngày Ws (g) 138,28 ± 5,39 138,28 ± 5,39 138,28 ± 5,39 We (g) 234,50 ± 7,24b 228,00 ± 6,46b 207,00 ± 5,17a SGR (%/ngày) 0,75 ± 0,05b 0,71 ± 0,04b 0,58 ± 0,04a AWG (g/tuần) 9,65 ± 0,72b 9,00 ± 0,65b 6,90 ± 0,52a

FCR 4,31 ± 0,10a 4,32 ± 0,11a 4,41 ± 0,13b

Sur (%) 96,25 ± 2,17 94,58 ± 2,89 95,42 ± 1,82

Số liệu trung bình ± SD. Các ký tự khác nhau trong cùng hà ng thể hiện sự sai khác ý nghĩa (P<0,05)

133

Số lần cho ăn có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm hùm xanh giai đoạn thương phẩm (bảng 3.64). Tôm hùm xanh đạt khối lượng cuối, SGR và AWG thấp nhất ở nghiệm thức cho ăn 4 lần/ngày và có sai khác ý nghĩa với tốc độ tăng trưởng của tôm hùm xanh ở nghiệm thức cho ăn 2 và 3 lần/ngày (P <

0,05). Không có sự sai khác ý nghĩa về tốc độ tăng trưởng của tôm hùm xanh khi cho ăn 2 hoặc 3 lần/ngày (P > 0,05). Số lần cho ăn cũng ảnh hưởng đến hệ số thức ăn của tôm hùm xanh thương phẩm. FCR thấp nhất thu được ở nghiệm thức cho ăn 2 và 3 lần/ngày và cao nhất khi cho ăn 4 lần/ngày.

Không có sự ảnh hưởng của số lần cho ăn đến tỷ lệ sống của tôm hùm xanh giai đoạn thương phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở giai đoạn này tôm hùm xanh cho ăn 2 lần/ngày là thích hợp nhất.

Kỹ thuật cho ăn hay phương pháp cho ăn là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế và kỹ thuật trong nuôi các đối tượng thủy sản 8. Việc cho ăn hợp lý giúp vật nuôi sử dụng hiệu quả thức ăn, gia tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Mặt khác nó còn góp phần giảm chi phí nhân công, nguy cơ ô nhiễm môi trường và phát sinh mầm bệnh trong lồng nuôi. Số lần cho ăn/ngày tùy thuộc vào loài, giai đoạn phát triển, tập tính ăn mồi trong tương quan với các yếu tố khác như tình trạng sức khỏe của đối tượng nuôi, trạng thái sinh lý (lột xác hay sinh sản), sự biến động của các yếu tố môi trường nước, đặc biệt là nhiệt độ và hàm lượng oxy hoà tan.

Nhìn chung, ở giai đoạn còn nhỏ, tôm hùm nói riêng và các đối tượng nuôi thủy sản nói chung cần được cho ăn nhiều lần trong ngày để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển 109. Chính vì vậy, trong nghiên cứu hiện tại tôm hùm bông và xanh được cho ăn nhiều lần hơn cho tốc độ sinh trưởng cao hơn chỉ cho ăn 1 lần/ngày trong khi giai đoạn thương phẩm tôm thường được cho ăn ít hơn (1 và 2 lần/ngày) do lượng thức ăn sử dụng mỗi lần thường cao hơn. Xét về hiệu quả kinh tế, trong phạm vi nhất định, số lần cho ăn ít sẽ giúp tiết kiệm nhân công và hiệu quả kinh tế hơn. Nhìn chung ở tôm hùm,

134

số lần cho ăn thường ít hơn so với ở tôm he (3 – 4 lần/ngày) do khả năng tiêu hoá thức ăn của tôm hùm chậm hơn 92.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông và tôm hùm xanh (Trang 159 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(207 trang)