PHẦN II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5 Nội dung 5: Đánh giá chất lượng và dự thảo tiêu chuẩn thức ăn tổng hợp dạng viên cho tôm hùm
3.5.2 Dự thảo tiêu chuẩn thức ăn tổng hợp dạng viên cho tôm hùm bông và
3.5.2.1 Dự thảo tiêu chuẩn thức ăn tổng hợp dạng viên cho tôm hùm bông
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về chỉ tiêu chất lượng của thức ăn hỗn hợp cho tôm hùm bông.
b. Phân loại thức ăn
Thức ăn hỗn hợp dùng cho tôm hùm bông gồm có 6 loại được quy định trong Bảng 3.75
Bảng 3.75: Phân loại thức ăn Số Sử dụng cho tôm ở
giai đoạn
Dạng sản phẩm Khối lượng tôm
1 Giống Hình trụ Dưới 2,0 g/con
2 Giống Hình trụ Từ 2,0 đến dưới 50,0 g/con
3 Giống Hình trụ Từ 50,0 đến dưới 100,0 g/con 4 Thi ̣t Hình trụ Từ 100,0 đến dưới 400 g/con
5 Thịt Hình trụ Từ 400,0 đến dưới 700,0 g/con
6 Thịt Hình trụ Trên 700,0 g/con
150 c. Yêu cầu kỹ thuật
Yêu cầu về chỉ tiêu cảm quan:
Bảng 3.76: Các chỉ tiêu cảm quan
TT Chỉ tiêu Yêu cầu
1 Hình dạng bên ngoài
Viên có dạng hình trụ, bề mặt mịn, kích cỡ đáp từng số hiệu của thức ăn quy định ở Bảng 3.75 Dạng bột đều nhau, kích cỡ đáp ứng từng số hiệu của thức ăn quy định trong Bảng 3.75
2 Màu sắc Vàng nâu
3 Mùi Có khả năng hấp dẫn, kích thích tính bắt mồi của tôm hùm, không có mùi mốc và các mùi lạ khác Yêu cầu về chỉ tiêu lý, hóa
Các chỉ tiêu lý, hóa của thức ăn hỗn hợp đáp ứng quy định trong Bảng 3.77 Bảng 3.77: Các chỉ tiêu lý hóa
Số Chỉ tiêu
1 2 3 4 5 6
Kích cỡ
( - L) (mm) = 2,0;
L = 15,0
= 2,8;
L = 15,0
= 3,5;
L = 20,0
= 5,0;
L = 25,0
= 7,0;
L = 30,0
= 10,0;
L = 30,0 Protein thô
không nhỏ hơn (%)
56 56 56 55 55 55
Lipid thô không nhỏ hơn (%)
9 9 9 8 8 8
Độ ẩm không cao hơn (%)
11 11 11 11 11 11
Hàm lượng tro không lớn hơn (%)
11 11 11 11 11 11
Tỷ lệ vụn nát không cao hơn(%)
1 1 1 1 1 1
Độ bền trong nước không nhỏ hơn (giờ quan sát)
6 6 6 6 6 6
Tốc độ chìm (m/s)
0,18 0,18 0,18 0,20 0,20 0,25
151 Yêu cầu về chỉ tiêu khác:
Bảng 3.78: Các chỉ tiêu khác
TT Chỉ tiêu Yêu cầu
1 Côn trùng sống Không cho phép
2 Vi khuẩn Salmonella Không cho phép 3 Nấm mốc Aspergillus flavus Không cho phép
4 Độc tố Aflatoxin B1 Không lớn hơn 10 ppb
5 Melamine Không lớn hơn 2,5 mg/kg
6 Chất cấm, chất hạn chế sử dụng Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn d. Phương pháp phân tích
- Lấy mẫu theo TCVN 4325:2007, chuẩn bị mẫu thử theo TCVN 6952:2001 - Xác định chỉ tiêu cảm quan theo TCVN 1532:1993
- Xác định các tiêu chuẩn lý hóa:
+ Đo kích cỡ (đường kính và chiều dài) viên thức ăn bằng thước kẹp + Xác định tỷ lệ vụn nát của thức ăn viên bằng phương pháp sàng
+ Xác định độ bền trong nước của thức ăn viên: Sử dụng cốc thủy tinh và đũa thủy tinh. Độ bền của viên thức ăn được tính bằng số giờ quan sát kể từ khi thả thức ăn vào trong cốc thủy tinh chứa nước cho đến khi hầu hết các viên thức ăn vẫn còn giữ được nguyên hình dạng theo quy định ở Bảng 2.
+ Xác định độ ẩm theo TCVN 4326-1: 2007
+ Xác định hàm lượng protein thô theo TCVN 4328-1: 2007 + Xác định hàm lượng lipid thô theo TCVN 4331: 2001
+ Xác định hàm lượng tro thô theo TCVN 4327: 2007 (ISO 5984 : 2002) - Xác định các chỉ tiêu khác
+ Xác định độ nhiễm côn trùng sống theo TCVN 1540: 1986 + Xác định Salmonella theo TCVN 4829 : 2005 (ISO 6579 : 2002) + Xác định nấm mốc theo TCVN 5750: 1993
+ Xác định hàm lượng Aflatoxin B1 theo TCVN 6953: 2001 (Test kit Elisa).
152
+ Xác định Melamine: Định tính bằng phương pháp ELISA hoặc HPLC – UV với giới hạn phát hiện < 2,5 ppm. Định lượng khi có kết quả dương tính ở bước 1 bằng LC/MC hoặc GC/MS.
+ Xác định các loại kháng sinh và hóa chất bị cấm sử dụng theo quy định hiện hành (Test kit Elisa)
e. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển Bao gói:
- Tuỳ theo điều kiện sản xuất, thức ăn viên phải được đóng gói trong các loại bao PE, hoặc bao PP hoặc bao giấy 3 lớp.
- Thức ăn hỗn hợp dùng cho tôm hùm phải được đóng gói trong bao bì đảm bảo bền, kín, không hút ẩm, không rách, đã được xử lý tiệt trùng.
Ghi nhãn:
Nhãn trên bao đựng thức ăn dùng cho tôm hùm phải theo đúng các quy định tại nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của chính phủ về nhãn hàng hóa và theo thông tư số 66/2011/TT- BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ NN &
PTNT quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
Các nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn:
- Tên hàng hoá;
- Trên bao bì sản phẩm phải có cụm từ “Thức ăn dùng cho tôm hùm bông”.
- Thức ăn dùng cho tôm ở giai đoạn, kích cỡ nào.
- Tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
- Ðịnh lượng của hàng hóa (khối lượng tịnh);
- Thành phần cấu tạo (nguyên liệu chính được sử dụng);
- Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu (hàm lượng protein thô, chất béo thô, độ ẩm, chất xơ thô, hàm lượng khoáng...);
- Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản;
- Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng (lượng cho ăn, số lần cho ăn, và cách theo dõi lượng thức ăn hàng ngày);
- Xuất xứ của hàng hoá (với thức ăn được nhập khẩu).
153
Ngoài các nội dung bắt buộc, trên nhãn phải ghi thêm các nội dung sau:
- Cam kết: Thức ăn không chứa các chất bị cấm sử dụng theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thủy sản số 01/2002/QÐ-BTS ngày 22/01/2002.
- Số hiệu tiêu chuẩn đăng ký chất lượng của thức ăn (cấp cơ sở hoặc ngành).
- Các nội dung không bắt buộc khác ghi theo quy định trong Thông tư số 03/2000/TT-BTS ngày 22/9/2000 của Bộ Thuỷ sản.
Bảo quản và hạn sử dụng:
- Thức ăn hỗn hợp dùng cho tôm hùm phải được bảo quản ở nơi khô, sạch, để trên bục, kệ kê cao ráo, thoáng mát. Phải có biện pháp chống chuột và côn trùng phá hoại.
- Hạn sử dụng không quá 90 ngày kể từ ngày sản xuất.
Vận chuyển:
- Phương tiện vận chuyển tức ăn hỗn hợp dùng cho tôm hùm phải khô, sạch, được che mưa, nắng, không có chất độc hại, đảm bảo yêu cầu về an toàn vệ sinh.
- Khi bốc dỡ phải nhẹ nhàng, tránh va đập mạnh.