Những nghiên cứu về bệnh trên tôm hùm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông và tôm hùm xanh (Trang 66 - 71)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Đặc điểm sinh học của tôm hùm

1.7. Những nghiên cứu về bệnh trên tôm hùm

Những nghiên cứu làm cơ sở phục vụ nghề nuôi tôm hùm đã được chú trọng, đặc biệt là những nghiên cứu về bệnh tôm hùm. Đỗ Thị Hòa và ctv đã xác định nguyên nhân gây nên bệnh đen mang ở tôm hùm nuôi lồng tại Cam Ranh (Khánh Hòa) do nấm Fusarium sp; vi khuẩn Vibrio spp, vi khuẩn dạng sợi (Leucothrix mucor) và nguyên sinh động vật (Protozoa), các tác nhân này kết hợp với nhau gây tổn thương mắt, mang của tôm và có thể gây chết tôm. Trong số các tác nhân này, tác giả cho rằng nấm Fusarium sp. có thể là tác nhân chính gây ra bệnh đen mang ở tôm hùm, còn các tác nhân tìm thấy khác chỉ là những tác nhân cơ hội 13.

Võ Văn Nha nghiên cứu về bệnh do vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra trên tôm hùm lồng nuôi tại Phú Yên và Khánh Hòa đã xác định được tác nhân gây bệnh đỏ thân và đen mang gồm: Vibrio spp, Pseudomonas spp., Aeromonas sppProteus spp. Trong đó, vi khuẩn Vibrio spp. có tần suất bắt gặp cao nhất. Ký sinh trùng tìm thấy trên tôm bệnh gồm giun tròn (Nematoda) và trùng loa kèn.

Ngoài ra, tác giả còn tìm thấy nấm Fusarium, Lagenidium trên mang những tôm bi ̣ bệnh 20.

Đến cuối năm 2006 và đầu năm 2007, ta ̣i các vùng nuôi tôm hùm thuộc các tỉnh ven biển miền Trung đã xuất hiện một loa ̣i bệnh la ̣ gây chết nhiều tôm hùm nuôi (người dân quen go ̣i là bệnh sữa). Tôm hùm bệnh với các dấu hiệu dễ

35

nhận biết như: các đốt ở phần bu ̣ng của tôm chuyển sang màu trắng đu ̣c, di ̣ch tiết của cơ thể (bao gồm cả máu) tôm bệnh bi ̣ đu ̣c như sữa và không bi ̣ đông, mô cơ chuyển sang màu trắng đu ̣c hay vàng đu ̣c và nhão, gan tu ̣y chuyển màu nhơ ̣t nha ̣t và có trường hợp bi ̣ hoa ̣i tử. Bệnh lan rộng dần và trở nên nguy ha ̣i cho hầu hết các lồng nuôi ta ̣i Cam Ranh, Va ̣n Ninh, Nha Trang (Khánh Hòa), Sông Cầu (Phú Yên),Vĩnh Hy (Ninh Thuận) và Vĩnh Tân (Bình Thuận). Theo thống kê của Cu ̣c Quản lý Chất lượng, An toàn Vệ sinh và Thú y Thủy sản – Bộ Thủy sản (nay là Cu ̣c Quản lý Chất lượng Nông lâm sản & Thủy sản – Bộ Nông nghiệp &

Phát triển nông thôn), tổng thiệt ha ̣i ở các vùng nuôi vào cuối năm 2006 và đầu năm 2007 do bệnh sữa gây ra trên 161 tỷ đồng 1. Những kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy tác nhân gây bệnh được cho là vi khuẩn ký sinh nội bào giống với Ricketsia (Ricketsial like bacteria) 13. Hiện tại, phác đồ điều tri ̣ bằng kháng sinh Oxytetracycline theo đường tiêm và đường tiêu hoá được đề

xuất sử du ̣ng điều tri ̣ bệnh sữa tôm hùm ở nhiều vùng nuôi 9.

Nghiên cứu của Võ Văn Nha cho thấy những bệnh xuất hiện trên tôm hùm bông (P. ornatus) nuôi tại vùng biển Khánh Hòa trong thời gian 2003-2005 chủ yếu là bệnh đen mang và đỏ thân, tác nhân gây bệnh chính là: (1) bệnh đen mang, tác nhân chính là do nấm Fusarium solani ký sinh; (2) bệnh đỏ than, tác nhân chính là do mộtt loại vi rút có vỏ bo ̣c, đựợc nhân lên trong nguyên sinh chất của tế bào ký chủ, kích thước vi thể vi rút từ 96-100 nm x 288-310 nm và có thể vùi hình cầu hay bầu du ̣c tồn ta ̣i trong nguyên sinh chất của tế bào mô liên kết gan tu ̣y và mô mang tôm 20. Biện pháp tri ̣ bệnh đen mang ở tôm hùm bông nuôi lồng ta ̣i Khánh Hòa được đề nghị: dùng formalin với nồng độ 300 ppm tắm tôm trong 20 phút, 2 ngày/lần, 3 lần liên tu ̣c để ha ̣n chế bệnh đen mang ở tôm hùm bông nuôi lồng. Đối với bệnh đỏ thân, dùng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp 21.

Tóm la ̣i, tác nhân gây bệnh trên tôm hùm ở Việt Nam khá đa dạng bao gồm ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn và virút. Những bệnh này đã gây ra những thiệt hại không nhỏ cho nghề nuôi tôm hùm lồng ở nước ta hiện nay. Các tác

36

nhân này có thể xâm nhập vào tôm hùm thông qua nguồn nước nuôi lồng, hoặc từ nguồn thức ăn có nguồn gốc từ đánh bắt từ tự nhiên cá tạp, cua, sò,… không được kiểm tra mầm bệnh trước khi sử dụng. Do đó, việc sử dụng thức ăn công nghiệp về lâu dài là hướng phát triển bền vững cho nghề nuôi tôm hùm lồng ở Việt Nam, vì những lợi ích của chúng như hạn chế mầm bệnh xâm nhập và có thể chủ động nguồn thức ăn đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

1.8 Cá c kết quả chính đã đa ̣t được của pha I dự án

Đề tài “Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng, công thức và công nghê ̣ sản xuất thức ăn công nghiê ̣p nuôi tôm hùm bông (Panulirus ornatus) và tôm hùm xanh (Panulirus homarus)” đã xác đi ̣nh được các kết quả sau:

1.8.1 Nhu cầu dinh dưỡng của tôm hùm bông và tôm hùm xanh Bảng 1.1: Nhu cầu dinh dưỡng của tôm hùm bông STT Thành phần thức ăn

Hàm lượng theo vật chất khô Giai đoa ̣n

giống

Giai đoa ̣n thương phẩm

1 Protein thô (g/kg) 550,00 580,00

2 Lipid tổng số (g/kg) 100,00 110,00

3 Eicosapentaenoic (% của lipid) 0,23 0,20 4 Docosahexaenoic (% của lipid) 1,90 1,90

5 Cholesterol (g/kg) 5,00 3,00

6 Astaxanthin (mg/kg) 40,00 70,00

7 Vitamin premix (g/kg) 3,00 3,00

8 Khoáng premix (g/kg) 30,00 30,00

Bảng 1.2: Nhu cầu dinh dưỡng của tôm hùm xanh STT Thành phần thức ăn

Hàm lượng theo vật chất khô Giai đoa ̣n

giống

Giai đoa ̣n thương phẩm

1 Protein thô (g/kg) 530,00 550,00

2 Lipid tổng số (g/kg) 100,00 110,00

3 Eicosapentaenoic (% củ a lipid) 0,23 0,16 – 0,20 4 Docosahexaenoic (% của lipid) 1,90 1,90 – 2,10

5 Cholesterol (g/kg) 3,00 2,00

6 Astaxanthin (mg/kg) 40,00 50,00

7 Vitamin premix (g/kg) 3,00 3,00

8 Khoáng premix (g/kg) 30,00 30,00

37

1.8.3 Quy trình kỹ thuâ ̣t sản xuất thức ăn cho tôm hùm

Hình 1.1: Qui trình kỹ thuật sản xuất thức ăn cho tôm hùm

Đề tài đã xác đi ̣nh mô ̣t số thông số trong quy trình sản xuất thức ăn tôm hùm gồm:

1. Các máy móc, thiết bi ̣ trong quy trình: máy nghiền búa, máy sàng, máy trô ̣n, máy đùn ép, tủ hấp, tủ sấy.

2. Công suất của quy trình là 10 kg thức ăn/ngày.

3. Thời gian hấp chín viên thức ăn: từ 6 – 8 giờ tùy kích cỡ viên thức ăn.

4. Thời gian sấy khô: từ 9 – 10 giờ tùy kích cỡ viên thức ăn.

Nguyên liệu protein (bột cá, tôm, bột mực…)

Nguyên liệu năng lượng (bột mỳ, bột ngô)

Nguyên liệu ướt (thịt cá tươi, vẹm, sò…) cấp đông

Nghiền mịn Nghiền mịn Xay nghiền

Sàng Sàng Rã đông

Các phụ gia tan trong dầu

Hấp chín bằng hơi nước nóng

Ép sợi

Phối trộn Các phụ gia tan trong nước

Làm nguội Sấy khô

Sửa viên Đóng gói

38

5. Nhiê ̣t đô ̣ sấy: từ 42 – 45oC tùy kích cỡ viên thức ăn.

6. Các kích cỡ viên thức ăn sản xuất: đường kính viên thức ăn: 2,0; 2,8;

3,5; 5,0; 10 mm. Chiều dài viên thức ăn từ 1,0 – 3,0 cm.

39

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông và tôm hùm xanh (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(207 trang)