Chương 1:7CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DỊCH VỤ CÔNG VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG7TRONG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THEO TIẾP CẬN7BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG
1.2. Dịch vụ công trong trường mầm non
1.2.1. Dịch vụ và dịch vụ công
1.2.1.1. Dịch vụ
Cùng với sự phát triển chung của kinh tế - xã hội, trong tất cả các hoạt động,
lĩnh vực nào trong đời sống kinh tế xã hội đều có hoạt động cung cấp dịch vụ. Có nhiều nghiên cứu đã đưa ra về các khái niệm dịch vụ như sau:
Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/dịch vụ [100]: “Dịch vụ trong quốc tế, được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và những sản phẩm thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản phẩm nằm trong khoảng giữa sản phẩm hàng hóa – dịch vụ”.
Một số nghiên cứu và định nghĩa về dịch vụ cũng được khai thác trên nhiều lĩnh vực khác nhau, được đưa vào từ điển cũng như các nghiên cứu trong và ngoài nước.
Định nghĩa về dịch vụ tại Việt Nam được đưa vào kể đến Từ điển Tiếng Việt [72] định nghĩa: “Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công”.
Nhà kinh tế học Kotler & G. Armstrong [97] cũng đã khẳng định rằng: “Dịch vụ mọi hành động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một cái gì đó. Sản phẩm của nó có thể có hay không gắn liền với một sản phẩm vật”. Trong định nghĩa này cho thấy tác giả có đề cập đến sản phẩm sản phẩm vô hình, một sản phẩm mà chỉ cảm nhận được trong quá trình sử dụng.
Tác giả Đỗ Thị Hải Hà [31] cho rằng: “Dịch vụ là những hoạt động mang tính phục vụ chuyên nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người, của xã hội”.
Như vậy, khái niệm về dịch vụ được đưa vào từ điển, thông qua luật rất đa dạng, và phong phú nhưng xét về bản chất cho thấy, tất cả những gì liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu của con người từ giá trị vật chất cho đến những sản phẩm về tinh thần. Trong nghiên cứu này, dịch vụ được hiểu là: “Dịch vụ là những hoạt động phục vụ nhu cầu nào đó của con người, của xã hội được thể hiện qua các hoạt động giữa người cung cấp dịch vụ và khách hàng”.
1.2.1.2. Dịch vụ công
Dịch vụ công “public service”, dịch vụ công/dịch vụ công cộng là một dịch vụ nhằm phục vụ tất cả các thành viên của cộng đồng. Nó thường được chính phủ cung cấp cho những người sống trong phạm vi, quyền hạn, trực tiếp (thông qua khu
vực công) hoặc bằng cách cung cấp tài chính cho các dịch vụ.
Các quan niệm về dịch vụ công của các nghiên cứu luôn thể hiện vai trò của nhà nước trong việc cung ứng các dịch vụ, theo quan niệm là “Dịch vụ công luôn gắn với vai trò của nhà nước trong việc cung ứng các dịch vụ này”.
Một số định nghĩa và quan điểm về dịch vụ công của các nghiên cứu trong nước, các nghiên cứu đều cho thấy tầm quan trọng của nhà nước trong cung cấp dich vụ công dưới hình thức cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp thông uỷ quyền và tạo điều kiện cho tư nhân thực hiện, cụ thể được kể đến các nghiên cứu sau đây:
Tác giả Hoàng Văn Hảo [39], cho rằng “DVC trên thế giới có hai quan niệm và cách tổ chức khác nhau: (1) DVC là mọi hoạt động của nhà nước, không loại trừ một lĩnh vực nào; (2) DVC là mọi hoạt động do cơ quan nhà nước cung cấp mà không thu tiền nhằm đảm bảo trật tự công”.
Theo tác giả Lê Chi Mai [47], cho rằng “DVC là để chỉ các hoạt động phục vụ của Nhà nước đối với các nhu cầu thiết yếu của xã hội”.
Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Công Phong [50] và cộng sự định nghĩa rằng: “DVC có thể được hiểu là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội, vì lợi ích chung của cả cộng đồng, của xã hội, do nhà nước trực tiếp đảm nhiệm hay uỷ quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện”.
Công trình nghiên cứu của tác giả Diệp Văn Sơn [54] thì khẳng định vai trò của nhà nước trong việc thực thi các chức năng quản lý nhà nước nhằm đảm bảo lợi ích chung của xã hội và dịch vụ công và được tác giả định nghĩa rằng: “Dịch vụ công là những hoạt động thực thi chức năng quản lý nhà nước và đảm bảo phục vụ cho lợi ích chung tối cần thiết của xã hội, do các cơ quan công quyền hay các chủ thể được cơ quan công quyền ủy nhiệm đứng ra thực hiện”.
Từ các công trình nghiên cứu và định nghĩa trên cho thấy dù nghiên cứu dưới góc độ DVC là hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các chức năng quản lý hành chính nhà nước và đảm bảo cung ứng những hàng hóa công cộng phục vụ nhu cầu (lợi ích) thiết yếu của xã hội hay những nghiên cứu theo góc độ chủ thể quản lý nhà nước thì đều nói đến phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội
Từ những quan niệm và phân tích trên, trong nghiên cứu này thống nhất với các quan điểm cho rằng: “Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội, do nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện”.
* Phân loại dịch vụ công
Có nhiều cách phân loại dịch vụ công tuỳ theo tiêu chí cụ thể, nghiên cứu này dựa vào chức năng và tác dụng của dịch vụ được cung ứng để chia DVC thành 3 loại như sau:
- Dịch vụ hành chính công: Gắn liền với chức năng quản lý của nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân, những hoạt động cung cấp các dịch vụ phục vụ trực tiếp người dân như: cấp giấy phép, giấy chứng nhận, đăng ký, công chứng, thị thực, hộ tịch,…Người dân khi sử dụng các dịch vụ này phải đóng lệ phí hoặc phí. Khoản đóng góp này chỉ mang tính chất hỗ trợ cho ngân sách nhà nước.
- Dịch vụ công ích: Các hoạt động này được nhà nước đặc biệt quan tâm, các dịch vụ công ích gắn liền với các hoạt động cung cấp các hàng hoá, dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho người dân và cộng đồng như: vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, cấp nước sạch, vận tải công cộng đô thị, phòng chống thiên tai…
- Dịch vụ sự nghiệp công: Đây là những dịch vụ được cung cấp phúc lợi xã hội thiết yếu cho người dân như giáo dục, văn hóa, khoa học, chăm sóc sức khoẻ, thể dục thể thao, bảo hiểm, an sinh xã hội... Hiện nay, dịch vụ sự nghiệp công có xu hướng chung trên thế giới là nhà nước chỉ thực hiện những DVC nào mà xã hội không thể làm được hoặc không muốn làm, nên nhà nước đã chuyển giao một phần việc cung ứng loại DVC này cho khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội.