Thực trạng quản lý các yếu tố quá trình dịch vụ công

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng (Trang 108 - 114)

Chương 1:7CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DỊCH VỤ CÔNG VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG7TRONG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THEO TIẾP CẬN7BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG

2.4. Thực trạng quản lý dịch vụ công trong trường mầm non theo tiếp cận bảo đảm chất lượng

2.4.2. Thực trạng quản lý các yếu tố quá trình dịch vụ công

Nội dung quản lý các yếu tố quá trình của DVC trong các trường trên địa bàn thành phố Hà Nội được khảo sát bao gồm: (1) Quản lý hoạt động dịch vụ chăm sóc và nuôi dưỡng, (2) Quản lý hoạt động giáo dục, (3) Quản lý hoạt động giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trong nhà trường, (4) Quản lý hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến thức. Từng nội dung khảo sát được thực hiện và khảo sát thông qua các bảng hỏi riêng thu được như sau:

2.4.3.1. Quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ

Về QL hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng, qua khảo sát thu được kết quả như sau:

Bảng 2.25: Kết quả đánh giá chung về quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng

Quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi

dưỡng trẻ

Trung bình Độ lệch chuẩn Đánh giá chung

Xếp

thứ Mức CBQL GV CBQL GV ĐTB ĐLC

1. Quản lý chăm sóc thể lực và tinh thần

3,90 3,21 0,855 0,968 3,43 0,987 3 Khá 2. Quản lý chăm

sóc dinh dưỡng 3,80 3,22 0,855 0,924 3,4 0,951 4 Khá 3.Quản lý chăm sóc

vệ sinh 3,82 3,21 0,829 0,946 3,4 0,953 4 Khá

4. Quản lý chăm

sóc giấc ngủ 3,87 3,25 0,915 0,953 3,44 0,983 2 Khá 5. Quản lý bảo đảm

an toàn 3,89 3,52 0,619 0,893 3,63 0,837 1 Khá

Đánh giá về lập kế hoạch thực hiện các DVC mức độ khá chiếm tỷ lệ cao trong khoảng 37% đến 41,2%. Các nội dung không có sự chênh lệch nhiều, việc lập kế hoạch DVC trong nhà trường đã được thực hiện, tương đối đầy đủ, đã được quan tâm triển khai và đã tương đối sát với thực tế. Tuy vậy, vẫn cần có sự điều chỉnh, lập kế hoạch tốt hơn nữa để làm căn cứ thực hiện các dịch vụ công tốt hơn.

So sánh đánh giá ĐTB của CBQL và GV về QL chăm sóc và nuôi dưỡng, kết quả thu được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.15: Kết quả đánh giá của CBQL và GV về QL hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng

Biểu đồ 2.15 cho thấy các ND QL đều được CBQL đánh giá cao hơn ở các nội dung và với đánh giá theo ĐTB của CBQL đều đạt mức Khá, còn GV thì chỉ có nội dung đánh giá có ĐTB = 3,52; các nội dung còn lại GV cho rằng công tác QL chỉ đạt ở mức TB.

2.4.3.2. Quản lý hoạt động giáo dục

Kết quả khảo sát thu được kết quả chung sau đây về QL hoạt động giáo dục Bảng 2.26: Kết quả đánh giá chung về quản lý hoạt động giáo dục

Quản lý hoạt động giáo dục

Trung bình Độ lệch chuẩn Đánh giá chung

Xếp

thứ Mức CBQL GV CBQL GV ĐTB ĐLC

1. Quản lý hoạt

động vui chơi 3,73 3,28 0,719 0,932 3,42 0,896 3 Khá

2. Quản lý hoạt

động học 3,85 3,50 0,629 0,896 3,60 0,839 1 Khá

3. Quản lý hoạt

động lao động 3,75 3,21 0,731 0,949 3,38 0,922 4 TB

4. Quản lý hoạt động ngày lễ - ngày hội

3,89 3,44 0,645 0,908 3,58 0,861 2 Khá

Bảng 2.26 cho thấy các ND QL đều được CBQL đánh giá cao hơn ở các nội dung và với đánh giá theo ĐTB của CBQL đều đạt mức Khá, còn GV thì chỉ có 01 nội dung đánh giá có ĐTB = 3,21 là QL hoạt động lao động chỉ đạt ở mức TB; các nội dung còn lại GV cho rằng công tác QL chỉ đạt ở mức khá, như vậy, công tác quản lý hoạt động giáo dục hiện nay được đánh giá ở mức khá. Điều này cũng phản ánh đúng thực tế tại các trường MN, CBQL rất coi trọng hoạt động giáo dục trong nhà trường, và đây cũng là yếu tố làm cho đánh giá ở mức cao.

2.4.3.3. Quản lý giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trong trường MN

Kết quả khảo sát thu được khi khảo sát về hoạt động giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trong nhà trường, như sau:

Bảng 2.27: Kết quả đánh giá chung về quản lý hoạt động giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trong nhà trường

Quản lý hoạt động hoà nhập trẻ

khuyết tật

Trung bình Độ lệch chuẩn Đánh giá chung

Xếp

thứ Mức

CBQL GV CBQL GV ĐT

B ĐLC

1.Chỉ đạo thực hiện chương trình GDHN hòa nhập cho trẻ theo độ tuổi

3,70 3,26 0,727 0,932 3,39 0,949 5 TB 2.Chỉ đạo, hướng

dân và phân loại trẻ theo đối tượng để giáo dục hòa nhập

3,90 3,56 0,799 0,896 3,66 0,851 1 Khá 3.Chỉ đạo đảm bảo

đồ chơi phù hợp với đặc điểm của trẻ hoà nhập

3,91 3,48 0,845 0,949 3,61 0,906 2 Khá 4.Xây dựng, chỉ

đạo, thực hiện các hoạt động dành riêng cho từng loại trẻ hoà nhập: vận động, giao tiếp, vui chơi, học tập, lao động

3,73 3,42 0,922 0,908 3,51 0,947 3 Khá

5.Xây dựng và chỉ đạo các hoạt động hỗ trợ cho cha mẹ trẻ được giáo dục hoà nhập

3,91 3,38 0,917 0,719 3,48 0,946 4 Khá

Đối với giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường MN là trong những hoạt động, kinh phí được nhà nước cấp toàn bộ cho hoạt động này. Theo khảo sát kết quả thu được tại bảng 2.27 cho thấy các ND QL đều được CBQL đánh giá cao hơn ở các nội dung và với đánh giá theo ĐTB của CBQL, GV đánh giá chung đều đạt mức Khá, còn có 01 nội dung đánh giá có ĐTB = 3,39 là “Chỉ đạo thực hiện chương trình GDHN hòa nhập cho trẻ theo độ tuổi” chỉ đạt ở mức TB. Thực tế từ

khảo sát thực trạng hoạt động này tại mục 2.3.3.3 đã cho thấy, các trường MN hiện nay ít nhận trẻ khuyết tật, hoặc CMT có trẻ mắc bệnh, khuyết tật đã gửi các trẻ tới trường chuyên biệt, hoặc CMT sử dụng 1 phương án khác. Vì vậy, trên thực tế để đánh giá công tác quản lý hoạt động này chỉ mang tính tương đối, nên kết quả khảo sát đánh giá ở mức cao.

Các ND còn lại cho thấy việc chỉ đạo triển khai kế hoạch thực hiện hoạt động GD trẻ hòa nhập, chỉ đạo triển khai kế hoạch thực hiện hoạt động tuyên truyền, thu hút cha mẹ học sinh tham gia vào giám sát các hoạt động của nhà trường, mối liên hệ giám sát giữa gia đình và nhà trường trong các hoạt động của nhà trường, điều chỉnh các quy định và các hoạt động cho phù hợp với trẻ và nhà trường đã được các trường triển khai thực hiện nhưng kết quả đạt được còn có phần hạn chế do chưa có sự thống nhất cao, triển khai đồng bộ trong toàn trường. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác chỉ đạo, giám sát và hỗ trợ thực hiện các ND trên.

2.4.3.4. Quản lý các hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến thức khoa học về chăm sóc và nuôi dưỡng, giáo dục trẻ

QL các hoạt động tuyên truyền được khảo sát qua các đối tượng là CBQL và GV thu được kết quả sau đây:

Bảng 2.28: Kết quả đánh giá chung về quản lý hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến thức khoa học

Quản lý các hoạt động tuyên truyền và

phổ biến kiến thức khoa học về chăm sóc

và nuôi dưỡng, giáo dục trẻ

Trung bình Độ lệch chuẩn

Đánh giá chung

Xếp

thứ Mức CBQL GV CBQL GV ĐTB ĐLC

1.Tổ chức mời các chuyên gia trao đổi những vấn đề về tâm lý lứa tuổi của trẻ cho CMT

3,89 3,45 0,841 0,927 3,58 0,923 3 Khá

2.Tổ chức mời các chuyên gia trao đổi những vấn đề về chăm sóc dinh dưỡng và chăm sóc trẻ

3,81 3,40 0,722 0,888 3,53 0,846 4 Khá

3.Tổ chức hội thảo cho cha mẹ về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ

4,01 3,49 0,645 0,862 3,65 0,840 1 Khá 4.Tổ chức hội thảo

cho cha mẹ về giáo dục trẻ

3,77 3,27 0,823 0,975 3,42 0,958 Khá 5.Tổ chức hội thảo

cho cha mẹ về chuẩn bị trẻ vào lớp 1

3,97 3,43 0,638 0,869 3,60 0,842 2 Khá 6.Xây dựng kế hoạch

hành động gửi các cơ quan, đoàn thể tham gia vào hoạt động giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của nhà trường

3,71 3,25 0,835 0,976 3,39 0,958 5 TB

7.Đề xuất hỗ trợ từ các cơ quan, đoàn thể cho các hoạt động giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của nhà trường

3,54 3,28 0,925 0,950 3,36 0,494 6 TB

Nhìn vào bảng 2.28 về kết quả quản lý hoạt động tuyên tuyền cho thấy: hai nội dung quản lý đánh giá ở mức TB là: “Xây dựng kế hoạch hành động gửi các cơ quan, đoàn thể tham gia vào hoạt động giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của nhà trường; Đề xuất hỗ trợ từ các cơ quan, đoàn thể cho các hoạt động giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của nhà trường” theo đánh giá 2 nội dung này chỉ đạt mức TB, từ hoạt động QL của nhà trường về công tác tuyên truyền đang còn có những hạn chế, cần có giải pháp để khắc phục hai nội dung này. Muốn vậy, các CBQL nhà trường cần có những phương án cụ thể, đây cũng là một trong những mối liên hệ giúp nhà trường nâng cao được CL DVC trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng (Trang 108 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)