Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục trong trường mầm non

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng (Trang 76 - 85)

Chương 1:7CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DỊCH VỤ CÔNG VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG7TRONG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THEO TIẾP CẬN7BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG

2.3.2. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục trong trường mầm non

Tổ chức hoạt động GD cho trẻ trong trường MN bao gồm 05 hoạt động để tổ chức cho trẻ vui chơi, trẻ học tập, trẻ lao động, trẻ tham gia lễ - hội, trẻ hòa nhập.

Tổ chức hoạt động GD được khảo sát để CBQL, GV và CMT các trường MN tự đánh giá. Kết quả khảo sát thu được như sau:

2.3.2.1. Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ

Hoạt động vui chơi trong các trường MN là một trong những hoạt động chủ đạo của trường MN, từ đó giúp cho trẻ thoả mãn nhu cầu vui chơi của bản thân, đồng thời GD và phát triển toàn diện cho trẻ. Đối với các hoạt động vui chơi cho trẻ trong trường có nhiều yếu tố nhằm góp phần thực hiện các hoạt động vui chơi thông qua đồ dùng, dụng cụ, các hoạt động vui chơi phù hợp với không gian, thời gian, khuôn viên…

Biểu đồ 2.5: Mức độ đánh giá tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ

Biểu đồ 2.5 thể hiện kết quả đánh giá chung về tổ chức hoạt động vui chơi cụ cho trẻ các trường MN, theo kết quả khảo sát về đánh giá tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ không có sự chênh lệch nhiều ở các mức đánh giá. Tuy nhiên việc tổ chức các hoạt động này có mức đánh giá thực hiện kém và không thực hiện có tỷ lệ 17,4% đến 21,4%. Từ kết quả khảo sát thu được kết quả sau đây để đánh giá mức độ chung:

Bảng 2.12: Kết quả đánh giá chung về hoạt động vui chơi cho trẻ

Hoạt động vui chơi cho trẻ ĐTB ĐLC Xếp

thứ Mức 1. Đảm bảo đồ chơi phù hợp với các loại

hình hoạt động vui chơi 3,37 1,026 2 TB

2. Tổ chức hoạt động chơi vận động 3,39 1,025 1 TB 3. Tổ chức hoạt động chơi phù hợp theo

từng lứa tuổi 3,27 1,036 5 TB

4. Tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời 3,32 1,078 3 TB 5. Tổ chức hoạt động vui chơi trong nhà 3,31 1,052 4 TB

Khi so sánh đánh giá việc thực hiện các hoạt động trong vấn đề “tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ” giữa CBQL - GV và CMT, qua khảo sát thu được kết quả như sau: Các nội dug đánh giá đều chỉ được mức TB, tuy nhiên nội dung “Tổ chức hoạt động chơi vận” xếp thứ 1 với ĐTB=3,39; ĐLC= 1,025 gần đạt mức “khá” và nội dung “Đảm bảo đồ chơi phù hợp với các loại hình hoạt động vui chơi” đạt ĐTB=3,37;

ĐLC=1,026 xếp thứ 2 và nội dung “tổ chức hoạt động vui chơi theo lứa tuổi”

ĐTB=3,27; ĐLC=1,025 xếp thứ 5 và đạt mức TB. Điều này cho thấy rất nhiều nội dung CBQL, GV và CMT chưa hài lòng về tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ trong nhà trường. Các trường mầm non cần phải chú trọng đưa ra giải pháp cải thiện tới hoạt động này đưa ra các hình thức tổ chức hoạt động vận động phù hợp theo lứa tuổi và tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời cần được nhà trường cải thiện để phù hợp với các con nhiều hơn và vui chơi trong nhà và ngoài trời cho trẻ tại các trường MN cần phong phú, đa dạng bao gồm cả những hoạt động nhận thức có chủ định của GV và hoạt động theo ý thích của trẻ. Điều này tạo hứng thú cho trẻ trong hoạt động vui chơi, đem lại hiệu quả cao trong công tác GD toàn diện cho trẻ tại các trường MN.

2.3.2.2. Tổ chức hoạt động học cho trẻ trong trường mầm non

Trong hoạt động của nhà trường, hoạt động học của trẻ luôn được các GV quan tâm và chú trọng, việc tổ chức các hoạt động học cho trẻ ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, sự phát triển của trẻ, các CBQL&GV và CMT đều có những đánh giá và nhận định với từng ND khảo sát kết quả thu được qua bảng 2.10 sau đây:

Biểu đồ 2.6: Mức độ đánh giá về tổ chức hoạt động học

Biểu đồ 2.6 là kết quả thu được từ việc khảo sát, đánh giá về tổ chức hoạt động học, các đối tượng được khảo sát khá hài lòng về chất lượng “tổ chức hoạt động hoạt động học” cung cấp đến trẻ MN. Các nội dung được đánh giá cao mức “Khá” là “Hoạt động học theo chương trình GDMN từng lứa tuổi”(chiếm 42,7%), “Hoạt động học do trường thiết kế riêng” (chiếm 36,4%), “Hoạt động thể dục, thể thao” (chiếm 36,3%).

Thực tế tại các trường MN đã có sự phân lớp giữa các độ tuổi của trẻ để xây dựng các chương trình GD phù hợp, các lớp MN thường bao gồm: lớp cho trẻ 3 tuổi; 4 tuổi và 5 tuổi tương ứng với mỗi độ tuổi của trẻ, Nhà trường sẽ thực hiện thiết kế các chương trình học, phù hợp với nhận thức của trẻ trong từng độ tuổi. Việc bám sát Chương trình GDMN của Bộ GD&ĐT và đặc thù của từng trường đã được CBQL, GV chủ động trong chuyên môn nên việc đánh giá ND học được đánh giá cao.

Các nội dung khảo sát “Hoạt động học trong lao động” đạt 26%; “tổ chức hoạt động thể dục, thể thao” đạt 24,3% đánh giá là mức độ kém và không thực hiện.

Điều này phản ánh thực tế là các hoạt động học trong lao động và trong hoạt động thể dục, thể thao không được đánh giá cao, cần có sự cải thiện và thiết kế chương trình sao cho phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo.

Bảng 2.13: Kết quả đánh giá chung về hoạt động học

Hoạt động học ĐTB ĐLC Xếp

thứ Mức 1. Hoạt động học theo chương trình GDMN

từng lứa tuổi 3,43 0,978 1 Khá

2. Hoạt động học do trường thiết kế riêng 3,35 1,014 2 TB 3. Hoạt động thể dục, thể thao 3,26 1,065 4 TB

4. Hoạt động dã ngoại 3,27 1,015 3 TB

5. Hoạt động học trong lao động 3,15 1,05 5 TB

Trong các nội dung được khảo sát, nội dung được khảo sát, nội dung “Hoạt động học theo chương trình GDMN từng lứa tuổi” xếp thứ 1 và đạt mức khá với ĐTB=3,43; ĐLC=0,978; các nội dung khác do CBQL, GV và CMT đánh giá chung là đạt mức TB. Trong trường MN cần xem xét lại việc tổ chức hoạt động này trong trường mầm non sao cho hiệu quả và cải thiện hơn trong những hoạt động học do trường thiết kế nhằm phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

2.3.2.3. Tổ chức hoạt động lao động cho trẻ

Qua khảo sát với nội dung tổ chức hoạt động lao động cho trẻ trong trường MN, thu được kết quả mô tả trong biểu đồ như sau:

Biểu đồ 2.7: Mức độ tổ chức hoạt động lao động cho trẻ

Kết quả thu được thể hiện qua bảng đánh giá về hoạt động lao động tổ chức cho trẻ lứa tuổi MN. Trong chuỗi câu hỏi khảo sát về “Tổ chức hoạt động lao động cho trẻ trong trường MN” các nội dung có đánh tương đồng nhau giữa các nội dung. Các hoạt động giúp trẻ hoà đồng và hợp tác với các bạn; giúp trẻ rèn luyện tính đoàn kết được đánh giá ở mức tốt hơn so với nội dung đánh giá ở mức “kém”

và “không thực hiện” còn cao như hoạt động “tổ chức lao động rèn cho trẻ tính khéo léo theo từng lứa tuổi” đạt 25,6%, “tổ chức hoạt động lao động rèn tính kiên trì” đạt 24% số ý kiến không đồng tình và đánh giá không cao. Từ kết quả khảo sát của CBQL, GV và CMT thấy được rõ hơn qua biểu so sánh về hoạt động lao động.

Qua khảo sát thu được kết quả tổ chức hoạt động lao động cho trẻ thì GV và CMT lại nhìn nhận và đánh giá có sự khác biệt so với CBQL. Số ý kiến đánh giá kém của CBQL cao chiếm tới 26,3% trong khi đó GV và CMT đánh có sự đánh giá chung là 13,8% và 19,5%. Điều này cho thấy, CMT cảm thấy hài lòng vào hoạt động lao động của trẻ trong nhà trường, trong khi đó CBQL, GV lại kỳ vọng cao hơn và mong muốn cho trẻ được hoạt động nhiều hơn trong hoạt động trải nghiệm lao động qua đánh giá và qua góc nhìn của CBQL, GV là người trực tiếp tiếp xúc với trẻ nhận thấy các hoạt động lao động cung cấp cho trẻ MN còn nhiều hạn chế, các dịch vụ triển khai thiếu đa dạng, không phù hợp với lứa tuổi của trẻ MN trong từng độ tuổi. Điều này hạn chế sự phát triển toàn diện của trẻ, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ GD cung cấp trong các trường MN trên địa bàn.

Bảng 2.14: Kết quả đánh giá chung về hoạt động lao động

Hoạt động lao động ĐTB ĐLC Xếp

thứ Mức 1. Tổ chức hoạt động lao động giúp trẻ rèn luyện

tính tỉ mỉ 3,24 1,048 4 TB

2. Tổ chức hoạt động lao động giúp trẻ rèn luyện

tính kiên trì 3,19 1,056 5 TB

3. Tổ chức hoạt động lao động giúp trẻ rèn luyện

tính khéo léo theo từng lứa tuổi 3,19 1,098 5 TB 4. Tổ chức hoạt động lao động giúp trẻ rèn luyện

sức khỏe theo từng lứa tuổi 3,25 1,065 3 TB

5. Tổ chức hoạt động lao động giúp trẻ rèn luyện

tính đoàn kết 3,3 1,011 1 TB

6. Tổ chức hoạt động lao động giúp trẻ hòa đồng,

hợp tác với các bạn 3,29 1,038 2 TB

Mức độ đánh giá theo ĐTB cho thấy các hoạt động lao động trong trường MN hiện nay theo đánh giá chung của 3 đối tượng tham gia khảo sát đều đạt mức TB. Trẻ em trong các trường MN thì các hoạt động lao động hầu như chỉ mang tính hình thức, chưa được đặt lên vị trí quan tâm hàng đầu như các hoạt đông khác như chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc giấc ngủ… mà chỉ thông qua hoạt động lao động đó trẻ được vui chơi, đoàn kết và chia sẻ với về đồ chơi, hay hỗ trợ để tạo tiền đề cho những bước phát triển sau này. Xếp thứ 1 là nội dung “Tổ chức hoạt động lao động giúp trẻ rèn luyện tính đoàn kết” có ĐTB =3,4; ĐLC=1,011 và xếp vị trí có ĐTB =3,19 là nội dung “Tổ chức hoạt động lao động giúp trẻ rèn luyện tính kiên trì” và “Tổ chức hoạt động lao động giúp trẻ rèn luyện tính khéo léo theo từng lứa tuổi”.

2.3.2.4. Tổ chức hoạt động ngày lễ, ngày hội cho trẻ trong trường mầm non Kết quả khảo sát đối với nội dung tổ chức hoạt động ngày lễ, ngày hội cho trẻ trong trường MN thu được kết quả thể hiện qua biểu đồ như sau:

Biểu đồ 2.8: Mức độ tổ chức các hoạt động ngày lễ, ngày hội cho trẻ (%)

Kết quả thu được từ khảo sát qua biểu đồ cho thấy việc tổ chức các hoạt động lễ hội, kỷ niệm các ngày lễ, ngày hội, các sự kiện quan trọng trong năm liên quan đến trẻ MN có ý nghĩa GD và mang lại niềm vui cho trẻ (Tết Trung thu, Ngày hội đến trường, Tết cổ truyền, sinh nhật của trẻ, Ngày hội của các bà, các mẹ, các cô, các bạn gái (8.3), Tết thiếu nhi (ngày 1/6), Ngày ra trường…). Tổ chức các hoạt động lễ hội được đánh giá mức độ được đánh giá đạt mức “Tốt” và “Khá” có tỷ lệ

% cao là các nội dung “Tổ chức hoạt động thiết kế theo chương trình giáo dục riêng của nhà trường” (chiếm 48,3%); “Tổ chức hoạt động kỷ niệm các ngày lễ của ngành giáo dục” (chiếm 46,5%). “Tổ chức các hoạt động ngày hội trong năm (chiếm 44,5%). Bên cạnh đó nội dung “Tổ chức các hoạt động kỉ niệm ngày lễ lớn của đất nước” (chiếm 20,4%) đánh giá là “kém” và 7,7% là “không thực hiện”.

Bảng 2.15: Kết quả đánh giá chung về hoạt động ngày lễ, ngày hội

Hoạt động ngày lễ, ngày hội cho trẻ ĐTB ĐLC Xếp

thứ Mức 1. Tổ chức hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn

của đất nước 3,25 0,979 1 TB

2. Tổ chức hoạt động kỷ niệm các ngày lễ

của ngành giáo dục 3,21 1,046 3 TB

3. Tổ chức hoạt động các ngày hội trong năm 3,18 1,06 4 TB 4. Tổ chức hoạt động thiết kế theo Chương

trình giáo dục riêng của nhà trường 3,24 1,066 2 TB

Từ bảng 2.15 cho thấy các hoạt động tổ chức tổ chức các hoạt động ngày lễ, ngày hội trong trường MN được đánh giá theo các nội dung khảo sát mức độ đạt được là TB, vì vậy, trong thời gian tới trường MN cần tăng cường các hoạt động này và tổ chức có hiệu quả hơn. Một thực tế, các trường MN khi triển khai các hoạt động này khó, không giống như các trường ở các cấp khác vì trẻ chưa tự chăm sóc được bản thân và cần có người lớn hỗ trợ trong mọi hoạt động của mình.

Từ khảo sát các ND của dịch vụ tổ chức các hoạt động GD trong trường MN, tổng hợp qua bảng 2.16 sau đây:

Bảng 2.16: Kết quả đánh giá chung về tổ chức hoạt động giáo dục

Hoạt động giáo dục

Điểm trung bình Độ lệch chuẩn CBQL GV CMT CBQL GV CMT 1. Hoạt động vui chơi 3,757 3,289 3,216 0,542 0,872 0,922 2. Hoạt động học 3,432 3,409 3,146 0,569 0,884 0,845 3. Hoạt động lao động 3,017 3,421 3,151 0,840 0,834 0,928 4. Hoạt động ngày lễ, ngày hội 2,722 3,584 3,096 0,779 0,742 0,996

Nhìn vào bảng tổng hợp 2.16 đánh giá theo ĐTB đạt được theo từng nhóm đối tượng cho thấy Tổ chức hoạt động giáo dục trong trường MN đã được tổ chức đa dạng và phong phú, các hoạt động thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo hứng thú cho trẻ, khuyến khích sự tìm tòi và khám phá cho trẻ, tăng cường sự sáng tạo, tạo sự hứng thú cho trẻ. Thực tế các trường đã có những chuyển biến thay đổi phù hợp với chương trình GDMN, tuy nhiên bên cạnh đó có những trường còn nặng nề về hình thức, thiếu tính sáng tạo, làm theo chương trình thiếu tính linh hoạt. tuy nhiên mức độ đánh giá theo từng nhóm có sự khác biệt rõ rệt, cụ thể, đối với CBQL thì 03 hoạt động gồm: hoạt động vui chơi, hoạt động học và hoạt động ngày lễ, ngày hội được đánh giá đạt mức độ khá, hoạt động lao động chỉ đạt mức TB; GV thì 03 hoạt động gồm: hoạt động học, hoạt động lao động và hoạt động ngày lễ, ngày hội được đánh giá đạt mức độ khá, hoạt động vui chơi chỉ đạt mức TB; đối với CMT thì 4 hoạt động này trong nhà trường đều đạt mức độ TB. Nhìn chung, tất cả mức điểm đánh giá của các yếu tố thành phần dịch vụ hoạt động học được cung cấp tại trường MN cho thấy hoạt động học trong trường MN có những điểm còn hạn chế, cần phải khắc phục để phù hợp với GD trong giai đoạn hiện nay nhằm có tính hệ thống, tính liên thông đối với trẻ trong quá trình phát triển, điều này mong muốn tất cả các trường MN nói chung cần đẩy mạnh hoạt động giáo dục trong nhà trường. Đây cũng là 01 gợi ý cho giải pháp nhằm nâng cao CL DVC trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng (Trang 76 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)