Thực trạng quản lý các yếu tố đầu vào của dịch vụ công

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng (Trang 95 - 108)

Chương 1:7CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DỊCH VỤ CÔNG VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG7TRONG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THEO TIẾP CẬN7BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG

2.4. Thực trạng quản lý dịch vụ công trong trường mầm non theo tiếp cận bảo đảm chất lượng

2.4.1. Thực trạng quản lý các yếu tố đầu vào của dịch vụ công

Quản lý các yếu tố đầu vào đối với việc thực hiện DVC trong nhà trường vô cùng quan trọng đối với tổ chức cung cấp các dịch vụ công trong nhà trường. Các nội dung được khảo sát sau đây tác động trực tiếp tới chất lượng, hiệu quả của việc cung cấp DVC trong nhà trường bao gồm các yếu tố: (1) Chương trình giáo dục nhà trường gắn với điều kiện thực tế của địa phương; (2) Đội ngũ trong nhà trường;

(3) Cơ sở vật chất và nguồn thực phẩm; (4) Hoạt động tài chính của nhà trường 2.4.2.1. Quản lý chương trình giáo dục mầm non với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương

Thực trạng quản lý chương trình giáo dục mầm non gắn với điều kiện thực tế của địa phương tác động trực tiếp tới các dịch vụ công cụ thể các chương trình:

Chăm sóc và nuôi dưỡng; Hoạt động giáo dục; Hoạt động giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trong nhà trường. Qua khảo sát CBQL và GV thu được kết quả chung thể hiện qua biểu đồ sau đây:

Biểu đồ 2.11: Kết quả mức độ thực hiện chương trình giáo dục mầm non Các yếu tố được khảo sát là những nội dung cần làm của CBQL trong nhà trường thực hiện, các yếu tô nội dung phát triển chương trình giáo dục trong nhà trường. Các nội dung được khảo sát có mức độ đánh giá chung tương đối tương đồng nhau: Mức đánh giá “tốt” các nội dung đạt mức trong khoảng từ 7,8% - 16,6%; Mức đánh giá “khá” từ 39,3% đến 50,3%. Tuy nhiên mức độ đánh giá kém và Yếu là nội dung “chỉ đạo xây dựng chương trình giáo dục kỹ năng sống” chiếm 20,4%. “Chỉ đạo thực hiện thực đơn ngày, tuần phong phú” chiếm 19,6% các ý kiến chưa hài lòng về nội dung chỉ đạo chương trình này.

Phỏng vấn sâu cho thấy GV đánh giá cao việc phát triển chương trình nhà trường dựa trên phát triển các năng lực của trẻ gồm kỹ năng sống, công nghệ thông tin, ngoại ngoại ngữ. GV cho biết: Chương trình nhà trường của trường tôi hiện nay được thiết kế để phát triển năng lực của trẻ thông qua các hoạt động trải nghiệm, STEM, đặc biệt quan tâm đến phát triển kỹ năng công nghệ thông tin cho trẻ ngay ở độ tuổi 3 tuổi” (GV5).

Để nâng cao chất lượng DVC trong trường MN, qua đánh giá các kiến phản hồi từ CBQL và GV cho thấy có sự khác nhau của 2 nhóm được khảo sát cụ thể như sau:

Bảng 2.20: Kết quả đánh giá chung về chương trình giáo dục

Chương trình giáo dục mầm non với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương

Đánh giá

chung Xếp

thứ Mức ĐTB ĐLC

1. Chỉ đạo chương trình giáo dục trẻ mầm non

riêng của nhà trường 3,52 0,984 3 Khá

2. Chỉ đạo chương trình giáo dục năng khiếu

cho trẻ 3,54 1,016 2 Khá

3. Chỉ đạo chương trình giáo dục kỹ năng sống

cho trẻ 3,35 0,986 7 TB

4. Chỉ đạo chương trình ngoại ngữ cho trẻ 3,39 0,967 6 TB 5. Chỉ đạo phát triển chương trình ứng dụng

công nghệ thông tin cho trẻ 3,58 0,979 1 Khá

6. Chỉ đạo Thực hiện thực đơn ngày, tuần

phong phú 3,42 1,006 5 Khá

7. Chỉ đạo Thực hiện thực đơn phù hợp với

từng lứa tuổi trẻ mầm non 3,45 0,903 3 Khá

8. Chỉ đạo Thực hiện thực đơn cho trẻ suy dinh

dưỡng và béo phì 3,39 0,995 6 TB

Nhìn bảng 2.20 cho thấy, theo phản hồi của GV và CBQL đánh giá của CBQL và GV vềChương trình giáo dục trong nhà trường gắn với điều kiện thực tế của gia đình và địa phương” theo bảng trên cho thấy đánh giá, cho thấy hầu hết các nội dung của CBQL cao hơn GV, dưới góc độ là CBQL là người trực tiếp là công tác quản lý của nhà trường cho rằng họ rất hài lòng về nội dung đã triển khai và các

nội dung làm ở mức Khá và tốt trong khi đó những người trực tiếp thực hiện các hoạt động này thì cho rằng có nhiều vấn đề không thực hiện và kém.

Nội dung được đánh giá ở vị trí thứ 1 là “Chỉ đạo phát triển chương trình ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ”; cùng xếp ở vị trí số 2 là “Chỉ đạo chương trình giáo dục năng khiếu cho trẻ”; nội dung có ĐTB thấp nhất “chỉ đạo chương trình kỹ năng sống cho trẻ MN” xếp thứ 7 và chỉ đạt mức độ TB và “chỉ đạo chương trình ngoại ngữ cho trẻ MN”; “Chỉ đạo Thực hiện thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng và béo phì” xếp thứ 6 và cũng chỉ đạt mức độ TB.

Qua kết quả thu được còn thấy, các nhận định và đánh giá của CBQL trong nhà trường khi thực hiện hoạt động phát triển chương trình giáo dục trong nhà trường cần có những đánh giá khách quan hơn từ GV – người trực tiếp thực hiện, điều chỉnh chỉ đạo thực đơn ngày, tuần phong phú hơn, chỉ đạo phát triển chương trình GD kỹ năng sống; cải thiện sự chỉ đạo thực hiện thực đơn cho trẻ béo phì, trẻ suy dinh dưỡng thì những hạn chế trong phát triển chương trình GDMN, đây là nội dung cần được đưa vào giải pháp nhằm QL DVC tốt hơn.

2.4.2.2. Về đội ngũ trong trường mầm non

Đội ngũ trong trường mầm non tác động trực tiếp đến 4 hoạt động dịch vụ công của nhà trường, đội ngũ là then chốt quyết định đến trường có đạt được chất lượng như kỳ vọng và mong muốn của xã hội hay không? Tuy nhiên đối với các trường MN công lập, vấn đề về nhân sự thì người lãnh đạo trong nhà trường chỉ có quyền tiếp nhận nhân sự khi được tuyển dụng, luân chuyển. Trong giai đoạn hiện nay, đội ngũ có chất lượng của GDMN ngày càng khan hiếm và khó khăn, nhà trường nào cũng cần đội ngũ CBQL và GV có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm để quản lý và thực hiện công việc, đội ngũ CBQL kế cận, tuyển dụng và phân công phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực và đạo đức. Kết quả khảo sát thu được như sau (xem biểu 2.24):

Biểu đồ 2.12: Mức độ thực hiện về đội ngũ của nhà trường MN Nội dung “Xây dựng đội ngũ CBQL chuyên môn, GV cốt cán kế cận của trường MN” được đánh giá mức độ “Khá” chiếm tỷ lệ % cao, nằm trong khoảng từ 43,9% đến 53,2%; các mức đánh giá “Kém” và “Yếu” có mức độ từ 12,4% đến 21,4% cho thấy về cơ bản đội ngũ cán bộ của nhà trường được có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ CBQL có chuyên môn, GV cốt cán kế cận đã được nhà trường quan tâm và triển khai thực hiện có hiệu quả. Theo đánh giá chung vẫn có những nội dung cần được lãnh đạo nhà trường quan tâm và cải thiện các yếu tố liên quan đến đội ngũ cán bộ, nhân viên trong nhà trường như:“Tiếp nhận và phân công đội ngũ CBQL phù hợp với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm; xây dựng và quy hoạch đội ngũ CBQL và nhân viên chăm sóc trẻ; Tuyển chọn và phân công sử dụng đội ngũ nhân viên bếp chính và bếp phụ theo yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ” cần được quan tâm và bố trí cho phù hợp hơn nữa để thuận lợi hơn trong sử dụng đội ngũ thực hiện nhiệm vụ của mình.

Theo ý kiến đánh giá của CBQL và GV thì kết quả cho thấy các ý kiến của các mức của từng nhóm tương đối đồng đều nhau, cụ thể:

Bảng 2.21: Kết quả đánh giá chung về đội ngũ nhà trường

Đội ngũ nhà trường

Trung bình Độ lệch chuẩn Đánh giá

chung Xếp

thứ Mức CBQL GV CBQL GV ĐTB ĐLC

1. Đảm bảo đội ngũ CBQL trường MN có đủ trình độ quản lý, chuyên môn và

kinh nghiệm

3,50 3,49 0,942 0,797 3,5 0,9 2 Khá

2. Đảm bảo quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo kế cận của trường MN

3,32 3,22 0,931 0,962 3,29 0,941 4 TB

3. Đảm bảo đội ngũ CBQL chuyên môn, GV cốt cán kế cận của trường

MN

3,54 3,50 0,961 0,809 3,53 0,917 1 Khá

4.Tiếp nhận và phân công đội ngũ cán bộ quản lý phù hợp với trình độ

chuyên môn và kinh nghiệm

3,49 3,48 0,910 0,766 3,49 0,868 3 Khá

5. Tiếp nhận và phân công đội ngũ

giáo viên phù hợp với trình độ chuyên

môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm

3,33 3,19 0,940 0,985 3,28 0,955 4 TB

6. Tiếp nhận và phân công đội ngũ nhân viên chăm sóc

trẻ phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và

kinh nghiệm

3,52 3,47 0,864 0,838 3,5 0,856 2 Khá

7. Tuyển chọn và sử dụng nhân viên bếp chính theo yêu cầu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

3,31 3,22 0,901 0,942 3,28 0,913 4 TB

8. Tuyển chọn và sử dụng nhân viên bếp phụ theo yêu cầu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

3,29 3,22 0,917 0,918 3,27 0,917 5 TB

Nhìn bảng 2.21 cho thấy, theo phản hồi của GV và CBQL đánh giá của CBQL và GV về “Đội ngũ nhà trường” theo bảng trên cho thấy đánh giá của GV cao hơn CBQL hầu hết các nội dung, tuy nhiên mức độ đánh giá các nội dung khá tương đồng với nhau. Trong nội dung quản lý đội ngũ nhà trường, các nội dung đánh giá có ĐTB trên 3,4 đạt mức khá bao gồm: “Đảm bảo đội ngũ CBQL trường MN có đủ trình độ quản lý, chuyên môn và kinh nghiệm”; “Đảm bảo đội ngũ CBQL chuyên môn, GV cốt cán kế cận của trường MN”; “Tiếp nhận và phân công đội ngũ nhân viên chăm sóc trẻ phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm” này đều được Đánh giá CBQL đánh giá khá, các nội dung còn lại được GV và CBQL đánh giá ở mức TB.

Xếp ở vị trí đánh giá cao nhất là nội dung “Đảm bảo đội ngũ CBQL chuyên môn, GV cốt cán kế cận của trường MN” có ĐTB=3,53; ĐLC=0,917 và nội dung

“Tuyển chọn và sử dụng nhân viên bếp phụ theo yêu cầu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ” (ĐTB=3,27; ĐLC=0,917) xếp ở vị trí thấp nhất và đạt mức TB theo đánh giá của các nhà khảo sát. Thực tế công tác quản lý để đội ngũ GV và nhân viên cấp dưỡng trong trường đều làm việc theo thời gian biểu đã được xây dựng, đồng thời thực hiện theo những qui định VSATTP trong chăm sóc bữa ăn cho trẻ, GV chủ nhiệm từng lớp còn GD trẻ biết tự phục vụ như rửa tay, lau mặt, lau miệng, đánh răng sau khi ăn, và công tác tuyên truyền đến CMT thực hiện thường xuyên.

Những qui định VSATTP, trong quá trình sử dụng đồ dùng được phân biệt giữa khâu sống và khâu chín, tiếp phẩm đầu vào đạt chất lượng. Nhân viên cấp dưỡng tại các cơ sở MN thực hiện thường xuyên những kỷ thuật chế biến thức ăn như: Xắt thái đúng kỹ thuật, nấu ăn phù hợp với từng độ tuổi, chia thức ăn, lưu mẫu đúng qui

định. Từ đây góp phần đảm bảo an toàn nguồn gốc thực phẩm, nguồn nước giúp các ND khảo sát nhận được số điểm đánh giá cao ở GV là người trực tiếp thực hiện, còn đứng trên góc độ là các nhà QL thì CBQL mong muốn được cải thiện hơn nữa về cơ sở vật chất và nguồn thực phẩm để nâng cao được chất lượng dịch vụ công trong nhà trường và đây cũng là nội dung được khảo sát tiếp theo.

2.4.2.3. Về cơ sở vật chất và nguồn thực phẩm

Quản lý cơ sở vật chất và nguồn thực phẩm tác tới 4 hoạt động DVC trong trường MN, cụ thể các nội dung được khảo sát, thu được kết quả thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.13: Đánh giá chung về cơ sở vật chất và khai thác nguồn thực phẩm Các ND được cả hai nhóm khảo sát đánh giá khá cao là “Chỉ đạo an toàn, vệ sinh, đủ chỗ ngủ” (chiếm 52,3%). Điều này cho thấy hầu hết các trường đã đảm bảo được đủ chỗ ngủ cho trẻ và đảm bảo sự an toàn cho trẻ trong lớp học.

Đánh giá về phát triển cơ sở vật chất và nguồn thực phẩm, đánh giá điểm khá thấp hơn bao gồm các ND: “Giám sát nguồn nước sạch” (41,9%); “Đảm bảo an toàn, vệ sinh đồ ăn uống sinh hoạt của trẻ” 40,9%). Thực tế, cho thấy nhà trường

đã quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng và sự an toàn của thực phẩm đối với sự phát triển của trẻ.Vì vậy, GV và CMT mong muốn nhà trường cần quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa trong những năm tiếp theo để nâng cao CL DVC trong GDMN.

Kết quả khảo sát trên mô tả mức độ hài lòng về đầu tư CSVC và khai thác nguồn thực phẩm sạch, so sánh giữa CBQL và GV để thấy được đánh giá, nhìn nhận ở vị trí công việc khác nhau:

Bảng 2.22: Kết quả đánh giá chung về quản lý cơ sở vật chất và khai thác nguồn thực phẩm

Quản lý cơ sở vật chất và khai thác nguồn thực phẩm

Trung bình Độ lệch chuẩn Đánh giá chung

Xếp

thứ Mức CBQL GV CBQL GV ĐTB ĐLC

1.Giám sát nguồn

nước sạch 3,64 3,22 0915 0,952 3,52 0,946 2 Khá 2.Tuyển chọn nhà

cung cấp nguồn gốc thực phẩm rõ ràng, an toàn

3,58 3,11 0,870 0,960 3,44 0,925 5 Khá 3.Tuyển chọn nhà

cung cấp thực phẩm đúng mùa, sản xuất tại địa phương

3,63 3,14 0,914 0,999 3,48 0,967 3 Khá

4.Chỉ đạo quy trình bếp ăn một chiều, đầy đủ dụng cụ

3,55 3,01 0,840 0,896 3,39 0,892 8 TB 5.Chỉ đạo an toàn,

vệ sinh đồ thân ăn uống sinh hoạt của trẻ

3,61 3,11 0,933 1,031 3,46 0,99 4 Khá 6.Chỉ đạo an toàn,

vệ sinh đồ chơi trong khuôn viên nhà trường

3,52 2,99 0,674 0,852 3,36 0,773 10 TB

7.Chỉ đạo đảm bảo an toàn, vệ sinh, đủ chỗ ngủ dành cho trẻ

3,57 3,05 0,661 0,831 3,41 0,756 7 Khá 8.Xây dựng hệ

thống công nghệ thông tin áp dụng trong trường học

3,56 3,00 0,665 0,817 3,39 0,759 8 TB 9.Xây dựng hệ

thống an ninh trong trường học

3,48 2,97 0,680 0,834 3,32 0,768 11 TB 10.Xây dựng hệ

thống an ninh trong lớp học

3,63 3,36 0,917 0,772 3,55 0,883 1 Khá 11.Chỉ đạo đảm

bảo diện tích 1,5 m2/trẻ

3,55 3,14 0,916 0,812 3,42 0,904 7 Khá 12.Chỉ đạo đảm

bảo bàn ghế học tập đúng kích cỡ quy định theo độ tuổi

3,46 3,12 0,888 0,857 3,36 0,892 9 TB

Nhìn vào bảng 2.22 cho thấy, đánh giá của nhóm GV về phát triển cơ sở vật chất và khai thác nguồn thực phẩm khảo sát đều cao hơn so với CBQL, Cụ thể đánh giá GV về Cơ sở vật chất và khai thác nguồn thực phẩm mức có ĐTB > 3,4 đạt mức

“Khá”, còn đánh giá CBQL đánh giá thu được kết quả có ĐTB < 3,4 và đạt mức TB. Xếp ở vị trí đánh giá cao nhất là nội dung “Xây dựng hệ thống an ninh trong lớp học” có ĐTB=3,55; ĐLC=0,883) và đạt mức đánh giá khá và nội dung “Xây dựng hệ thống an ninh trong trường học” (ĐTB=3,32; ĐLC=0,768) xếp ở vị trí thấp nhất và đạt mức TB theo đánh giá của các nhà khảo sát. Tuy nhiên các mức độ đánh giá không có sự chênh lệch nhiều.

Trong các hoạt động phát triển cơ sở vật chất, cung cấp nguồn thực phẩm cho các trường MN trên địa bàn Hà Nội, nhiều cơ sở chưa thực hiện quy trình bếp ăn một chiều, đầy đủ dụng cụ; các trang thiết bị, khuôn viên nhà trường, khu vực ăn ngủ của trẻ chưa được vệ sinh thường xuyên; Hệ thống công nghệ thông tin, hệ

thống an ninh trường học chưa áp dụng đồng bộ; Bàn ghế học tập có những trường chưa đảm bảo đúng kích cỡ quy định theo độ tuổi (một số trường thuộc huyện Ba Vì và Sóc Sơn -trường thuộc vùng khó khăn), diện tích học chưa tuân thủ theo tiêu chuẩn diện tích 1,5m2/trẻ (ở các trường nội thành, trung tâm thành phố).

Nhìn chung đối với cơ sở vật chất và nguồn thực phẩm cần được chú trọng, các nội dung mà CBQL mong muốn được tốt hơn chính là những yếu tố tác động ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cung cấp các DVC trong trường MN.

2.4.2.4. Về quản lý hoạt động tài chính trong trường mầm non

Các trường MN công lập hiện nay, các DVC đang cung cấp tại trường một phần được ngân sách nhà nước cấp, nên việc sử dụng thường đúng quy định của pháp luật. Để phân tích rõ hơn về quản lý tài chính hiện nay của các trường MN, qua đánh giá của CBQL và GV thu được kết quả như sau:

Biểu đồ 2.14: Kết quả đánh giá về quản lý hoạt động tài chính

Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động tài chính các ND hầu hết ở mức “Khá” chiếm tỷ lệ đánh giá từ 41,6% đến 47,4%; Kết quả này cho thấy các khoản thu trong ngân sách và ngoài ngân sách cơ bản đã được nhà trường sử dụng đúng quy định. Tuy nhiên theo đánh giá nội dung “quản lý chặt chẽ và công khai minh bạch về chi phí dinh dưỡng cho trẻ theo ngày; Chỉ đạo công khai minh

bạch về thu chi tài chính” còn thực hiện “kém” và “yếu”, hai nội dung này chiếm tỷ lệ kém và không thực hiện cao, chiếm 18% và 17,3%, như vậy, trong thời gian tới nhà trường cần có sự điều chỉnh, cải thiện để được đánh giá tốt hơn.

Bảng 2.23: Kết quả đánh giá chung về quản lý hoạt động tài chính

Hoạt động tài chính

Trung bình Độ lệch chuẩn Đánh giá chung

Xép

thứ Mức CBQL GV CBQL GV ĐTB ĐLC

1.Xây dựng kế hoạch sử dụng đúng quy định về ngân sách được cung cấp

3,52 3,78 1,086 0,650 3,6 0,98 1 Khá

2.Xây dựng kế hoạch sử dụng đúng quy định về khoản thu ngoài ngân sách

3,48 3,73 1,047 0,610 3,56 0,941 2 Khá

3.Chỉ đạo công khai, minh bạch về thu chi tài chính

3,35 3,69 1,024 0,675 3,46 0,943 3 Khá 4.Chỉ đạo đảm bảo

chi phí cho mỗi bữa ăn đủ dinh dưỡng

3,27 3,67 1,015 0,702 3,39 0,947 5 TB 5.Chỉ đạo đảm bảo

công khai, minh bạch về chi phí dinh dưỡng cho trẻ theo ngày

3,33 3,67 1,076 0,721 3,43 0,993 4 Khá

Qua bảng 2.23 đánh giá chung về QL hoạt động tài chính cho thấy, quản lý hoạt động tài chính CBQL có đánh giá cao hơn so với ĐTB của GV có sự đánh giá khác nhau về các mức độ. Trong đó, các nội dung được CBQL đánh giá có ĐTB

>3,4 và đạt mức “Khá”, trong khi đó có 3 nội dung GV đánh giá có mức độ ĐTB

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng (Trang 95 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)