Chương 1:7CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DỊCH VỤ CÔNG VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG7TRONG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THEO TIẾP CẬN7BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG
2.4. Thực trạng quản lý dịch vụ công trong trường mầm non theo tiếp cận bảo đảm chất lượng
2.4.4. Thực trạng các yếu tố bối cảnh tác động ảnh hưởng tới hoạt động quản lý dịch vụ công trong trường mầm non
2.4.4.1. Số lượng dân cư trên địa bàn và số trẻ đến tuổi đi học trường mầm non
Bảng 2.34: Số lượng dân cư trên địa bàn và số trẻ đến trường MN TP Hà Nội Năm
Nội dung
Đơn vị tính 2015 2016 2017 2018
Dân số Triệu người 7.390,9 7.522,6 7.661 7.852,6 Mật độ dân số Người/m2 2.200 2.240 2.281 2.338 Số trẻ đến trường Người 484.387 523.700 566.235 547.524 Trẻ tham gia học
trường công lập Người 400.058 411.763 417.861 394.292 Nguồn số liệu: Niên giám thống kê Hà Nội năm 2018- Cục thống kê Hà Nội
Bảng 2.34 tổng hợp số liệu trên cho thấy, số lượng trẻ đến trường trên địa bàn TP Hà Nội tăng qua các năm. Cụ thể năm 2015 là 484.387 người, đến năm 2018 là 547.524 người. Trong đó số lượng trẻ tham gia học công lập qua các năm lại có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể tỷ lệ trẻ tham gia học công lập so với số trẻ đến trường qua các năm như như sau: năm 2015: 82,59%; năm 2016: 78,62%;
năm 2017: 73,79%; năm 2018: 72,01%. Song song với việc tỷ lệ trẻ tham gia học tại các trường công lập có xu hướng giảm qua các năm thì tỷ lệ trẻ tham gia học tại các trường MN NCL lại có xu hướng tăng lên. Tỷ lệ trẻ tham gia học tại trường công lập có xu hướng giảm qua các năm bởi các nguyên nhân chủ yếu là số lượng trường MNNCL được thành lập mới ngày càng nhiều, giờ giấc đưa đón con tại các trường dân lập, tư thục thuận lợi hơn cho CMT trong việc gửi con em, bên cạnh đó các trường MNNCL ngày càng quan tâm tới việc đầu tư cơ sở vật chất cũng như đội ngũ GV, NV phục vụ việc chăm sóc và GD trẻ để tăng cường tính cạnh tranh với các trường công lập cũng như đáp ứng nhu cầu về GD và chăm sóc trẻ trong thời kỳ hiện đại; bản thân CMT ngày càng có quan niệm mở theo hướng tích cực hơn đối với các trường MNNCL. Bên cạnh đó nhiều trường công lập vẫn còn thể hiện sức ỳ lớn trong việc trong quá trình GD và chăm sóc trẻ, không đáp ứng được nhu cầu GD và chăm sóc trẻ của CMT trong thời kỳ hiện đại. Đây cũng một cơ hội, là thách thức đối với các trường MN công lập trong cạnh tranh và lấy uy tín đối với CMT hiện nay.
Theo ý kiến của CBQL nguyện vọng của CMT muốn con được vào học tại trường MN công lập có được đáp ứng hay không? thì nhân được câu trả lời:
“Việc các con khi đến độ tuổi đến trường MN đủ điều kiện theo quy định hiện hành như: Hộ khẩu, tạm trú trên địa bàn thì sẽ được nhận vào học, tuy nhiên để được vào trường tại các khu vực nội thành cần phải đăng ký trước và được nhận vào đầu năm học. Tuy nhiên trên thực tế có Một số phụ huynh muốn cho con học trường công nhưng không đủ điều kiện, gặp nhiều khó khăn như vấn đề hộ khẩu, đi lại, giờ giấc… nên phải cho con đi học trường tư. Hay một số gia đình có đủ điều kiện cho con học trường công nhưng họ muốn cho con học trường tư để có chất lượng tốt hơn (CBQL1).
Trường không có đủ điều kiện về khuôn viên, cơ sở vật chất để nhận thêm các trẻ mặc dù nhu cầu CMT mong muốn được gửi con vào trường, chi phí gửi con tại trường công thấp, ít hơn so với trường MNNCL nên phù hợp với những gia đình công chức, viên chức và người lao động chính vì vậy đây là một trong những lựa chọn hàng đầu cho các gia đình có thu nhập trung bình” (CBQL2).
Như vậy, qua phân tích về yếu tố dân cư cho thấy, trẻ em trong độ tuổi đến trường MN cũng là trong những yếu tố tác động rất lớn đến việc cung cấp và tổ chức các dịch vụ công trong trường mầm non như: tình trạng lớp quá đông, thủ tục hành chính để được vào trường; giờ đón trả trẻ.
Dân số trẻ đến trường đông qua các năm vừa là thách thức, vừa là cơ hội tác động tới việc thực hiện DVC trong trường mầm non: đối với yếu tố trẻ em có độ tuổi đến trường MN đông, có thuận lợi là các trường MN về cơ bản tuyển đủ số lượng trẻ theo quy mô, chỉ tiêu của trường,
Thách thức: Các trường MN công lập bị hạn chế bởi cơ sở vật chất và các điều kiện ràng buộc khác khi nhận trẻ, trong trường hợp trẻ đến trường nhập học khi nhà trường đã đủ chỉ tiêu nhà trường có quyền từ chối vì không đảm bảo được chất lượng khi trường không đáp ứng được, vì vậy sẽ thiệt thòi cho những trẻ và gia đình trẻ đúng tuyến, đúng điều kiện quy định mà không được nhận vào học đành phải gửi con tại các trường ngoài công lập. Trường hợp nhiều trẻ trong độ tuổi đến trường mầm non bị từ chối không được tiếp nhận vào trường do thiếu các quy định về hộ khẩu, trái tuyến. Hiện nay các trường mầm non công lập và ngoài công lập nhiều nên CBQL các trường cần có ý thức cao hơn nữa để không ngừng nâng cao chất lượng để có sự cạnh tranh với các trường khác.
2.4.4.2. Chính sách phát triển giáo dục mầm non
Chính sách phát triển GDMN là một trong những điều kiện quan trọng để các trường MN dựa vào để triển khai các hoạt động, triển khai các chính sách, chế độ cho các trẻ, cho GV và cho người quản lý trong các trường MN. Có nhiều chính sách hiện nay đã được các trường áp dụng vào trong đơn vị của mình như: Các chính sách dành cho trẻ MN, các chính sách đối với GV, chính sách đối với cơ sở GDMN, chính sách hỗ trợ tài chính, kinh phí thực hiện các hoạt động trong trường MN.
Biểu đồ 2.16: Mức độ khảo sát thực hiện chính sách phát triển giáo dục mầm non Biểu đồ 2.16 là kết quả khảo sát các ý kiến của CBQL và GV, nội dung được đưa vào triển khai tại trường MN như chính sách bảo trợ đối với hoàn cảnh đặc biệt đã được đánh giá với mức “rất tác động”, “tác động” và “Thỉnh thoảng tác động”
đạt mức 88,6%; chỉ có 11,4% cho rằng còn kém và chưa thực hiện; “Chính sách đãi ngộ với giáo viên mầm non” có 24,2% ý kiến cho rằng chế độ đãi ngộ đối với GV chưa thoả đáng; “chính sách đãi ngộ và chính sách đào tạo, bồi dưỡng” cũng cần có sự thay đổi nhất định vì có tới 24% ý kiến không hài lòng với các chính sách này.
Đây cũng là một nội dung cần chú ý khi đề xuất giải pháp hoặc kiến nghị với cấp trên về chính sách đãi ngộ đối với giáo viên MN trường công lập, nhằm khuyến khích, đãi ngộ để CBQL, GV yên tâm công tác với nghề hơn nữa.
Những chính sách này nhìn chung có tác động, rất tác động và thỉnh thoảng tác động đến DVC trong nhà trường, tuy nhiên có ý kiến cho rằng không tác động đến Đứng trên góc độ là GV đánh giá thì chỉ có 9,1% ý kiến không tác động, hoặc it tác động đến GV; trong khi đó CBQL tại trường MN thì các chính sách này có tớ 30,1% ý kiến không ảnh hưởng, hoặc có ít tác động tới DVC trong nhà trường về
“chính sách phát triển giáo dục mầm non, bảng 2.35 thể hiện rõ ý kiến phản hồi của các giáo viên và CBQL.
Bảng 2.35: Kết quả đánh giá chung về yếu tố chính sách tác động tới QLDVC
Chính sách phát triển GDMN
Trung bình Độ lệch chuẩn Đánh giá
chung Mức tác động
CBQL GV CBQL GV ĐTB ĐLC
Chính sách đãi ngộ đối với giáo viên mầm non
2,923 3,525 1,149 1,066 3,34 1,127 Có tác động Chính sách đào
tạo, bồi dưỡng cho giáo viên mầm non
2,943 3,487 1,077 1,053 3,32 1,089 Có tác động
Chính sách hỗ trợ cho giáo dục trẻ hoà nhập
2,823 3,388 1,015 0,990 3,21 1,031 Có tác động Chính sách hỗ
trợ chăm sóc dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ đối với trẻ em trên địa bàn
3,191 3,646 1,006 0,960 3,51 0,996 Thỉnh thoảng
Chính sách bảo trợ đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
3,038 3,699 0,825 0,813 3,5 0,871 Thỉnh thoảng
Qua bảng 2.35 thu đươc kết quả từ khảo sát những yếu tố tác động trực tiếp tới hoạt động dịch vụ công trong trường MN mong muốn được cải thiện từ các nhà làm chính sách như: “Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên mầm non; Chính sách hỗ trợ cho giáo dục trẻ hoà nhập; chính sách đãi ngộ đối với giáo viên MN”
cũng cần được chú trọng và cải thiện hơn. Theo khảo sát thì đây là những nội dung có tác động đến quản lý dịch vụ công trong trường mầm non. Vậy khi đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao CLDVC cần đưa các nội dung có tác động tới QLDVC.
2.4.4.3. Thực trạng nhận thức của cộng đồng dân cư đối với GDMN
Nhận thức của cộng đồng dân cư đối với GDMN là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao CLGDMN. Trong QLDVC ở các trường MN thì vấn đề này cần được quan tâm để giúp quá trình quản lý chất lượng tốt hơn. Nghiên cứu này đã khảo sát yếu tố này qua đánh giá của CBQL, GV.
Biểu đồ 2.17: Kết quả mức độ nhận thức của cộng đồng về giáo dục mầm non Biểu đồ cho thấy, nhìn chung nhận thức của cộng đồng về giáo dục mầm non hầu hết ở mức độ “Tác động”. ND được người trả lời lựa chọn nhiều nhất là “Đáp ứng các nguồn lực của chính quyền địa phương cho trường mầm non đóng trên địa bàn” (chiếm 45,2%); thứ hai là “Sự sẵn sàng hỗ trợ của các gia đình trên địa bàn đối với GDMN” (chiếm 43,7%). ND “Quan tâm đến chính quyền địa phương cho trường mầm non trên địa bàn” (chiếm 43,5%). Nội dung có đánh giá khá thấp nhất là “Yêu cầu của cha mẹ đối với trường MN trong giáo dục và chăm sóc trẻ” (chiếm
11,7%). điều này cho thấy những yêu cầu của cha mẹ đối với nhà trường cơ bản được nhóm CBQL và GV đánh giá là chưa hợp lý và chưa thể đáp ứng được yêu cầu của CMT.
So sánh đánh giá việc thực hiện của CBQL - GV về nhận thức của cộng đồng về giáo dục mầm non, tác giả thu được kết quả thể hiện ở biểu đồ sau:
Bảng 2.36: Kết quả đánh giá chung về yếu tố nhận thức của công đồng dân cư
Nhận thức của cộng đồng về giáo dục
mầm non
Trung bình Độ lệch chuẩn Đánh giá chung
Mức tác động CBQL GV CBQL GV ĐTB ĐLC
Yêu cầu của cha mẹ đối với trường mầm non trong giáo dục, chăm sóc trẻ
3,75 3,42 0,777 0,948 3,52 0,911 Có tác động Sự sẵn sàng hỗ trợ
của các gia đình trên địa bàn đối với giáo dục mầm non
3,71 3,36 0,793 0,960 3,47 0,926 Có tác động Quan tâm của chính
quyền địa phương cho trường mầm non đóng trên địa bàn
3,65 3,27 0,759 0,963 3,38 0,921 Thỉnh thoảng Đáp ứng các nguồn
lực của chính quyền địa phương cho trường mầm non đóng trên địa bàn
3,69 3,35 0,742 0,913 3,45 0,878 Có tác động
Bảng 2.36 là kết quả của việc đánh giá của GV và CBQL về nhận thức cộng đồng về GDMN có tác động tới QLDVC trong trường MN, các nội dung được khảo sát là các yếu tố tác động tới DVC trong trường MN. Tuy nhiên CBQL mong muốn được sự “Quan tâm của chính quyền địa phương cho trường MN đóng trên địa bàn” và
“Đáp ứng các nguồn lực của chính quyền địa phương cho trường MN đóng trên địa bàn”. Các nội dung khác như: “Sự sẵn sàng hỗ trợ của các gia đình trên địa bàn đối với GDMN”; “Yêu cầu của cha mẹ đối với trường mầm non trong giáo dục, chăm sóc
trẻ” đều nhận được sự đồng thuận cao của cả nhóm CBQL, GV các trường MN và đạt số điểm trên mức “có tác động”.
Kết quả phỏng vấn một số CBQL và GV trên một số địa bàn cho thấy họ đánh giá cao về nhận thức của CMT, chính quyền địa phương về GDMN. Cha mẹ quan tâm đến các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Chính quyền địa phương đã quan tâm hỗ trợ trong các hoạt động của trường MN. GV chia sẻ: “Như lớp tôi phụ trách thì CMT rất quan tâm đến các hoạt động của trẻ, thường xuyên trao đổi với GV. Đợt vừa rồi nhà trường có tổ chức hội thảo cha mẹ chăm sóc và GD trẻ, các CMT cũng tham dự đầy đủ và nhiều ý kiến lắm” (GV6). Bên cạnh đó một hiệu trưởng cũng tâm sự: “Tôi rất vui vì được sự quan tâm của chính quyền địa phương về các hoạt động của nhà trường, như lần đầu năm khai khảng hay các lần tổ chức kỷ niệm các ngày lễ đều có sự tham gia của cán bộ phường. Điều đó thể hiện sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với các trường MN” (CBQL5).
Như vậy, qua phân tích các yếu tố bối cảnh có tác động tới DVC của trường MN nhận thấy:
Thứ nhất: Số lượng trẻ tới trường ảnh hưởng trực tiếp đến QL và cung cấp các dịch vụ công trong nhà trường.
Thứ hai: chế độ chính sách của nhà nước về giáo dục mầm non là một trong những yếu tố quan trong đối với sự phát triển của nhà trường, như chế độ đối với CBQL, GV và nhân viên chăm sóc trẻ, chính sách đối với trẻ em, trẻ khuyết tật…
Thứ ba, sự quan tâm của cộng đồng dân cư là một trong những yếu tố quan trọng là động lực để nhà trường thực hiện tốt hơn công việc của mình.
Thứ tư: Thu nhập của dân cư cũng làm một trong những yếu tố quan trọng để nhà trường thuận lợi hơn trong việc triển khai các hoạt động khác cần có sự hỗ trợ, ủng hộ và xã hội hoá trong hoạt động của nhà trường.
2.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý dịch vụ công trong trường mầm non Kết quả khảo sát từ các yếu tô ảnh hưởng tới QLDVC từ CBQL và GV thu được như sau:
Bảng 2.37: Kết quả đánh giá chung về yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ công trong trường mầm non
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ công trong trường mầm non
Trung bình Độ lệch chuẩn Đánh giá
chung Mức tác động CBQL GV CBQL GV ĐTB ĐLC
1. Văn hoá trong
nhà trường 3,65 3,33 0,893 0,966 3,43 0,954 Ít ảnh hưởng 2. Năng lực quản
lý, điều hành của đội ngũ cn bộ quản bộ quản lý átrong nhà trường
3,22 3,58 0,856 0,890 3,47 0,894 ít ảnh hưởng 3. Phẩm chất, năng
lực của đội ngũ giáo viên, nhân viên chăm sóc trẻ
3,03 3,48 0,953 0,881 3,35 0,927 Thỉnh thoảng 4. Cơ sở vật chất và
trang thiết bị dạy học của nhà trường
3,06 3,52 0,913 0,914 3,38 0,938 Thỉnh thoảng 5. Cơ chế chính
sách của nhà nước, của ngành và của địa phương
3,14 3,65 0,935 0,852 3,49 0,908 Ít ảnh hưởng 6. Điều kiện kinh tế,
văn hoá, xã hội và sự quan tâm của chính quyền địa phương, cộng đồng và cha mẹ trẻ
3,07 3,57 0,940 0,857 3,42 0,912 Ít ảnh hưởng
Qua bảng 2.37 cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến các QLDVC trong trường MN đều có những ảnh hưởng nhất định, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Thực tế khảo sát cho kết quả đều có ảnh hưởng, thỉnh thoảng ảnh hưởng đến QLDVC. Bất cứ một hoạt động nào cũng nên đặt trong các yếu tố ảnh hưởng, nó có thể tác động trực tiếp, có thể tác động gián tiếp đến hoạt động QL của trường MN. Vì vậy, khi đề xuất các giải pháp trong nghiên cứu này nên xét thêm những yếu tố ảnh hưởng này.