Kết quả thử nghiệm

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng (Trang 177 - 194)

Chương 1:7CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DỊCH VỤ CÔNG VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG7TRONG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THEO TIẾP CẬN7BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG

3.4. Thử nghiệm giải pháp “Tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong trường mầm non.”

3.4.8. Kết quả thử nghiệm

Luận án đã tiến hành khảo sát năng lực nghề nghiệp trước và sau thử nghiệm của GV trường mẫu giáo số 5 qua 07 tiêu chí.

Bảng 3.3. Kết quả đánh giá năng lực thực hiện các dịch vụ công của giáo viên Trường Mẫu giáo số 5 trước và sau thử nghiệm

Mức độ (1) Tốt (2) Khá (3) Đạt (4) Chưa đạt Tiêu

chí

Trước thực nghiệm

ĐTB Sau thực nghiệm

ĐTB (1) (2) (3) (4) (1) (2) (3) (4)

1 2 8 21 0 2,33 11 15 5 0 3,04

2 1 6 22 2 2,18 15 13 3 0 3,11

3 0 4 20 7 1,73 8 18 4 1 2,60

4 1 5 23 2 2,16 8 20 3 0 2,84

5 0 3 21 7 1,69 5 19 4 3 2,47

6 0 5 22 4 1,71 6 21 2 2 2,47

7 2 9 20 0 2,38 13 16 2 0 3,07

ĐTB 2,03 2,80

Với mức xác suất α = 0.05; P < 0.05 có sự khác biệt ý nghĩa

Năng lực của giáo viên trước và sau thử nghiệm được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.2. Năng lực nghề nghiệp của giáo viên trường mầm non trước và sau thử nghiệm giải pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

Sau khi thực hiện các biện pháp thử nghiệm, chất lượng đội ngũ giáo viên theo tiêu chí khung năng lực đặc trưng của giáo viên trường Mầm non số 5 tăng lên đáng kể. Đánh giá điểm trung bình sau thử nghiệm tăng 0,77 điểm so với đánh giá trước thử nghiệm, từ 2,03 (ở mức đạt) lên 2,80 (ở mức khá). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,000. Đánh giá sau thử nghiệm cho kết quả cao hơn so với đánh

giá trước thử nghiệm ở cả 7 tiêu chí (p = 0,000 và 0,002). Tiêu chí số 2 “Xây dựng các chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong 4 hoạt động dịch vụ công trong nhà trường” có mức tăng nhiều nhất với 0,93 điểm (từ 2,18 lên 3,11). Có mức tăng đứng thứ hai là tiêu chí số 3 “Xây dựng môi trường giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” để thực hiện 4 nhóm hoạt động dịch vụ công trong lớp phụ trách” với 0,87 điểm (từ 1,73 lên 2,60). Xếp thứ ba về mức tăng là tiêu chí số 5 “Thể hiện cách làm mới, cải tiến chất lượng công việc với vai trò người thực hiện, đề xuất sáng kiến kinh nghiệm”, với mức tăng là 0,78 điểm (từ 1,69 lên 2,47). Tiếp đến, có mức tăng thứ tư là tiêu chi số 6 “Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm khi xây dựng môi trường lớp theo hướng “Giáo dục Lấy trẻ làm trung tâm

trên các trang thông tin của tổ, nhóm chuyên môn” tăng 0,76 điểm (từ 1,71 lên 2,47). Tiêu chí số 1 “Phát triển kiến thức chuyên môn về thực hiện dịch vụ công trong trường mầm non thông qua việc tham gia các chương trình bồi dưỡng nâng hạng hoặc/và bồi dưỡng tại chỗ” có mức tăng điểm đứng thứ năm với 0,71 điểm (từ 2,33 lên 3,04). Xếp 6/7 tiêu chí trong mức độ tăng điểm là tiêu chí số 4 “Vận dụng các phương pháp, phương tiện giáo dục tiên tiến phù hợp với trẻ, nhóm lớp, nhà trường và tình hình thực tế của địa phương” tăng 0,68 điểm (từ 2,16 lên 2,84). Có mức tăng thấp nhất là tiêu chí số 7 “Được cha mẹ trẻ thể hiện sự hài lòng về kết quả Hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ; Hoạt động giáo dục; Hoạt động GD hòa nhập trẻ khuyết tật trong nhà trường; Hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, GD trẻ em cho các CMT và cộng đồng” với 0,69 điểm (từ 2,38 lên 3,07).

Như vậy, kết quả thử nghiệm cho thấy việc thử nghiệm đã đạt được mục đích đề ra. Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu khung năng lực đặc trưng của GVMN đã mang lại hiệu quả tích cực. Điều này khẳng định tính đúng đắn của giải pháp phát triển đội ngũ GVMN theo hướng chuẩn hóa đã được đề xuất trong luận án.

Kết luận Chương 3

Căn cứ vào các nguyên tắc đã đề xuất cùng kết quả nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng DVC và quản lý chất lượng DVC trong trường MN công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng, Luận án đề xuất năm giải pháp:

Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường và gia đình, cộng đồng xã hội về sự cần thiết quản lý dịch vụ công trong trường MN

Giải pháp 2: Tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong trường mầm non.

Giải pháp 3: Xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với các bên liên quan trong quản lý chất lượng các dịch vụ công tại các trường MN công lập Giải pháp 4: Phát triển chương trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương.

Giải pháp 5: Đề xuất tiêu chuẩn, tiêu chí quản lý dịch vụ công trong trường mầm non theo hướng bảo đảm chất lượng

Các giải pháp đã được khẳng định tính cần thiết và khả thi qua khảo nghiệm nhận thức của CBQL và GVMN. Luận án đã tiến hành thử nghiệm một nội dung của giải pháp Tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong trường mầm non” tại Trường mẫu giáo số 5 - Ngọc Hà - Ba Đình - Thành phố Hà Nội. Kết quả thử nghiệm cho thấy bảy tiêu chí đánh giá đều được tăng lên và sự khác biệt kết quả trước và sau thử nghiệm có sự khác biệt có ý nghĩa.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Dịch vụ công trong GDMN được hiểu là kết quả tương tác giữa người cung cấp dịch vụ là nhà nước (nhà trường) và khách hàng trực tiếp là trẻ và gián tiếp là CMT trên 4 hoạt động (hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ; hoạt động giáo dục; hoạt động GD hòa nhập trẻ khuyết tật; hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến thức về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ). Đối với đặc thù của DVC trong GDMN khác với các cấp học khác là quan tâm nhiều đến các vấn đề chăm sóc, dinh dưỡng cho trẻ hợp với mục tiêu GDMN, hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ và thoả mãn được nhu cầu của trẻ, của cha mẹ trẻ và xã hội.

Nội dung QLCLDVC trong trường MN công lập theo tiếp cận đảm bảo chất lượng dựa vào mô hình CIPO bao gồm:

Quản lý các yếu tố đầu vào (I): (1) Quản lý chương trình của Bộ GD&ĐT gắn liền với điều kiện thực tế của địa phương và của nhà trường; (2) Đội ngũ nhà trường; (3) Cơ sở vật chất và nguồn thực phẩm; (4) Quản lý hoạt động tài chính.

Quản lý các yếu tố quá trình (P): (1) Quản lý hoạt động dịch vụ chăm sóc và nuôi dưỡng, (2) Quản lý hoạt động giáo dục, (3) Quản lý hoạt động giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trong nhà trường, (4) Quản lý hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến thức Quản lý các yếu tố đầu ra (O): (1) Kết quả đầu ra theo lứa tuổi; (2) Đáp ứng yêu cầu của ngành; (3) Đáp ứng yêu cầu của ngành; của cha mẹ trẻ; của trẻ; của xã hội.

Tác động của bối cảnh (C): (1) Số lượng dân cư và số trẻ đến độ tuổi đi học;

(2) Tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn; (3) Chính sách phát triển GDMN; (4) Nhận thức cộng đồng về GDMN;

Các yếu tố ảnh hưởng tới cung cấp dịch vụ công và quản lý dịch vu công trong nhà trường như: văn hoá nhà trường; năng lực quản lý điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý trong nhà trường; phẩm chất, năng lực của đôi ngũ; cơ sở vật chất và trang thiết bị; cơ chế chính sách; điều kiện kinh tế, văn hoá, chính trị…

1.2. Việc đánh giá thực trạng DVC và quản lý dịch vụ công trong các trường MN công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng cho thấy:

Dịch vụ công trong các trường MN TP Hà Nội đã được triển khai, thực hiện nghiêm túc và đầy đủ, đã đáp ứng được yêu cầu của ngành và của CMT, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những hạn chế, bất cập trong quá trình cung cấp các dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, tổ chức các hoạt động GD hoà nhập cho trẻ khuyết tật và hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức trong chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.

Kết quả khảo sát quản lý DVC trong các trường MN công lập dựa trên mô hình CIPO trong quản lý cho thấy các ND được khảo sát về chất lượng DVC tại các trường MN công lập đã phần nào bảo đảm chất lượng, tuy nhiên bên cạnh đó có một số ND đánh giá chưa cao như: Quan tâm của gia đình, xã hội (dân cư, chính quyền trên địa bàn trường đóng); việc xây dựng chương trình nhà trường để phát triển kỹ năng sống cho trẻ, cá nhân hóa trẻ theo lứa tuổi không chỉ về GD mà còn về dinh dưỡng cho trẻ;

đội ngũ của trường về chất lượng đầu bếp, phân công các vị trí chưa phù hợp, việc đào tạo đội ngũ quản lý kế cận chưa được quan tâm; Cơ sở vật chất: đồ dùng chưa đúng kích cỡ, các thiết bị đồ dùng đồ chơi chưa được an toàn, thiếu thiết bị an ninh trường học, chưa có bếp ăn vệ sinh rộng rãi cho trẻ; Quá trình quản lý việc lập kế hoạch cho trẻ hòa nhập chưa được tốt, hoạt động tuyên truyền còn yếu, giám sát trẻ hòa nhập, kiểm tra thực hiện còn cần được cải thiện; Đầu ra thì những vẫn đề liên quan đến trí lực của trẻ còn chưa được bằng các lĩnh vực khác, sự hứng thú vui vẻ của trẻ khi đến trường chưa cao.

1.3. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng, Luận án đã đề xuất năm giải pháp quản lý DVC trong các trường MN công lập theo tiếp cận BĐCL, gồm:

Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường và gia đình, cộng đồng xã hội về sự cần thiết quản lý dịch vụ công trong trường MN

Giải pháp 2: Tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong trường mầm non.

Giải pháp 3: Xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với các

bên liên quan trong quản lý chất lượng các dịch vụ công tại các trường MN công lập Giải pháp 4: Phát triển chương trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương.

Giải pháp 5: Đề xuất tiêu chuẩn, tiêu chí quản lý dịch vụ công trong trường mầm non theo hướng bảo đảm chất lượng

Các giải pháp đã được khẳng định tính cần thiết và khả thi qua khảo nghiệm CBQL và GVMN. Luận án đã tiến hành thử nghiệm một nội dung của giải pháp “Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong trường mầm non” tại Trường mẫu giáo số 5 - Ngọc Hà - Ba Đình - Thành phố Hà Nội. Kết quả thử nghiệm cho thấy bảy tiêu chí đánh giá đều được tăng lên và sự khác biệt kết quả trước và sau thử nghiệm là sự khác biệt có ý nghĩa.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với UBND quận, huyện ở thành phố Hà Nội

Có chính sách thu hút, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GVMN có chất lượng cao.

Tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL, GVMN giỏi chuyên môn, tâm huyết với nghề, ổn định về tâm lý và thu nhập. Xây dựng các chính sách thu hút đội ngũ CBQL, GVMN bình đẳng, công khai.

Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, ngân sách cho các trường MN công lập; ưu tiên các trường xa trung tâm quận, huyện nhằm giảm bớt sự chênh lệch về cơ sở vật chất giữa các trường MN công lập.

Chỉ đạo các đơn vị thực hiện việc rà soát các chế độ đối với các trẻ nằm trong diện được hưởng các ưu tiên về GDMN có điều kiện đến cơ sở GDMN công lập gần nhất để học tập.

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

Phòng GD&ĐT mở các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý của các trường mầm non nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, cập nhật thường xuyên những thay đổi chính sách, văn bản chỉ đạo, điều hành đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục.

Mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn tập huấn cho giáo viên của các trường mầm non, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trực tiếp chăm sóc trẻ theo các phương pháp giảng dạy tiên tiến đáp ứng yêu cầu của giáo dục

2.3. Đối với cán bộ quản lý của các trường mầm non công lập

Áp dụng các giải pháp đã được đề xuất trong nghiên cứu này cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

Tuân thủ các quy định của Nhà nước về chi tiêu ngân sách nhà nước, tuân thủ nghiêm Quy chế, Điều lệ của Trường Mầm non, các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Xây dựng các giải pháp đồng bộ nhằm quản lý tốt các nội dung dịch vụ công cung cấp trong nhà trường; trên cơ sở điều kiện thực tiễn của nhà trường vận dụng linh hoạt, sáng tạo các giải pháp quản lý vào trong trường MN một cách phù hợp nhất.

Kết nối, giao lưu với các trường MN khác trong TP Hà Nội để học tập trao đổi và rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, giáo dục và chăm sóc trẻ: chia thành nhiều đợt, nhiều nhóm các nhóm từ 2-3 người, thời gian từ 1 -2 ngày/trường.

Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện giải pháp 5: Đề xuất tiêu chuẩn, tiêu chí về quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập trong nghiên cứu này vì giải pháp này mới chỉ mang tính chất đề xuất, nếu phù hợp đề nghị các trường tiếp tục xây dựng bộ tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể phù hợp với điều kiện của trường nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công trong nhà trường.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

1. Mai Thị Khuyên (2018), Thực trạng mạng lưới, chất lượng, dịch vụ chăm sóc trẻ tại các trường mầm non, Tạp chí Giáo chức, số tháng 5/2018.

2. Mai Thị Khuyên (2018), Vai trò của nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ công về giáo dục, đào tạo, tạp chí giáo chức số tháng 7/2018

3. Mai Thị Khuyên, Tăng Thị Thùy (2018), Đánh giá của giáo viên về chất lượng dịch vụ công trong giáo dục mầm non, Kỷ hiếu Hội thảo Quốc tế năm 2018, Education for all, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Mai Thị Khuyên (2020), Một số giải pháp quản lý chất lượng dịch vụ công trong giáo dục mầm non đáp ứng nhu cầu xã hội tại thành phố Hà Nội, Tạp chí Giáo dục số đặc biệt kỳ I, tháng 5/2020, tr2-7.

5. Mai Thị Khuyên (2020), Đề xuất nội dung quản lý chát lượng dịch vụ công trong trường mầm non theo mô hình CIPO, Tạp chí Giáo dục kỳ 2 tháng 7/2020, tr5-10.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa (2006), Đổi mới cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.

2. Nguyễn Như Ất (2005), “Tìm hiểu kinh nghiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Liên Bang Nga”, Quản lý Nhà nước về Giáo dục – Lý luận và thực tiễn, tr 359-361.

3. Lê Thị Thu Ba (2016), Quản lý chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Vinh.

4. Đặng Quốc Bảo (2001), Kinh tế học giáo dục: Một số vấn đề lý luận và những ứng dụng vào việc xây dựng chiến lược giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 9,25,28,62.

5. Đặng Quốc Bảo (2003), Phát triển nhà trường: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 21.

6. Đặng Quốc Bảo (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai: Vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 237-238.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1999), Chiến lược giáo dục mầm non từ năm 1998 đến 2020, NXB Hà Nội.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Quyết Định số 05/VBHN-BGD&ĐT về việc Ban hành Điều lệ trường Mầm non

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Quyết Định số 04/VBHN-BGDĐT về việc Ban hành Điều lệ Trường mầm non

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), TT số 25/2014/TT-BGDĐT về việc ban hành tiêu chuẩn Đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục mầm non

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Luật giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 17/2009/TTBGD-ĐT về việc ban hành chương trình giáo dục mầm non.

13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Hội thảo quốc gia “Vai trò điều tiết của Nhà nước trong việc đảm bảo chất lượng và công bằng giáo dục”, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF).

14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Thông tư số 19/TT-BGD ĐT ngày 22 tháng 8 năm 2019, các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục mầm non.

15. Nguyễn Hữu Châu (2008), Chất lượng giáo dục - những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Giáo dục.

16. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1998), Đại Cương về quản lý, NXB Giáo dục, Hà Nội.

17. Chính phủ (2003), Công văn số 872/CP-KG ngày 02/7/2003 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người 2003-2015.

18. Chính phủ (2003), Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

19. Chính phủ (2004), Nghị định số 166/2004/NĐ-CP ngày 16/9/2004 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.

20. Chính phủ (2006), Nghị Định số 75/2006/NĐ-CP về Hướng dẫn thực hiện một số Điều của Luật Giáo dục năm 2005.

21. Chính Phủ (2017), Quyết định 186/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2017, Ban hành danh mục sự nghiệp công có sử dụng ngân sách nhà nước

22. Nguyễn Đức Chính, Trần Xuân Bách, Trần Thị Thanh Phương (2015), Quản lý chất lượng trong giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quộc lần thứ XII, NXB Chính trị Quốc gia.

25. Nguyễn Kim Dung và Phạm Xuân Thanh (2003), Về một số khái niệm thường dùng trong đảm bảo chất lượng giáo dục Đại học, Tạp chí Giáo dục, số 66, tháng 9/2003.

26. Vũ Trí Dũng (2014), Marketing dịch vụ công, NXB Kinh tế Quốc dân.

27. Phạm Thị Hồng Điệp (2013), “Quản lý nhà nước đối với dịch vụ công Kinh

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng (Trang 177 - 194)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)