Dịch vụ giáo dục và dịch vụ công trong giáo dục

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng (Trang 29 - 33)

Chương 1:7CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DỊCH VỤ CÔNG VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG7TRONG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THEO TIẾP CẬN7BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG

1.2. Dịch vụ công trong trường mầm non

1.2.2. Dịch vụ giáo dục và dịch vụ công trong giáo dục

Dịch vụ giáo dục được các nhà nghiên cứu đưa ra các quan điểm, nhận định giáo dục là dịch vụ, cụ thể có những quan điểm, khái niệm của các nhà nghiên cứu sau đây về dịch vụ giáo dục, cụ thể:

Tim Mazzarol, Geoffrey Normal Soutar [94], “The global maket for higher educaition Edward Elgar”: “Giáo dục là một loại hình dịch vụ thị trường và có 5

tính chất của dịch vụ bao gồm: (1) DVGD quan hệ với con người, đặc biệt là trí tuệ của họ hơn là với các công cụ, (2) quan hệ với khách hàng, nhất là với học sinh mang tính chính thống, lâu dài; (3) Đòi hỏi có sự chuyên môn hoá cao và quen thuộc; (4) Nhu cầu dịch vụ có thể ở quy mô khác nhau; (5) phương pháp cung cấp dịch vụ phụ thuộc vào các đối tượng khách hàng”.

Tác giả Phan Văn Kha [43] phân loại dịch vụ giáo dục thành 2 nhóm: (1) những dịch vụ cơ bản trong xã hội, (2) những dịch vụ giáo dục khác: trong đó, nhóm dịch vụ cơ bản trong GD là những loại dịch vụ cung cấp kiến thức tối thiểu cần thiết cho hoạt động con người, tương ứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi một giai đoạn nhất định. Nhà nước tiếp tục tăng ngân sách đầu tư cho các dịch vụ giáo dục được ưu tiên; Nhóm dịch vụ GD khác là những dịch vụ chịu sự tác động mạnh của thị trường như cung ứng những kiến thức, kỹ năng, rèn luyện thái độ, nghề nghiệp cho người lao động chuẩn bị đi vào thế giới nghề nghiệp trong tương lai, trực tiếp phục vụ trong các ngành KT-XH.

Vũ Quang Việt [71], cũng đã khẳng định: “Giáo dục là sản phẩm đặc biệt theo nghĩa nó là phương tiện để nhằm tăng sản xuất ra của cải trong tương lai”

Công trình nghiên cứu của tác giả Trần Quốc Toản và Trần Thị Bích Liễu [58]

về “Thị Trường Giáo dục và dịch vụ giáo dục: Những vấn đề cũ và những hiểu biết mới” có khẳng định “Ở đâu có thị trường thì ở đó có dịch vụ, nên giáo dục là dịch vụ”.

Theo góc nhìn của các nhà kinh tế giáo dục, thì thị trường GD hết sức phức tạp vì ngoài những đặc điểm chung giống như các dịch vụ khác thì dịch vụ giáo dục có thêm những đặc điểm riêng: (1) Dịch vụ giáo dục là dịch vụ công là quyền lợi mà mỗi người dân đều được hưởng; (2) Dịch vụ GD là dịch vụ của niềm tin; (3) Khách hàng là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên chất lượng sản phẩm.

Do vậy, thị trường dịch vụ GD là một trong những thị trường đặc biệt khác với những thị trường dịch vụ hàng hoá khác.

Cung ứng DVC trong lĩnh vực GD là vấn đề không còn mới xét về mặt lịch sử ở các quốc gia. Lý giải về trách nhiệm của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ giáo dục, các nhà kinh tế cho rằng Nhà nước không thể không có trách nhiệm tài trợ giáo dục, đặc biệt là GD cơ bản. Nhưng tại sao dịch vụ này phải được các nhà trường nhà nước cung cấp mà không phải là trường tư nhân cung cấp.

Giáo dục là một loại hình dịch vụ bởi vì nó mang đầy đủ tất cả các đặc điểm của dịch vụ. Tuy nhiên GD mang tính chất đặc thù, vì: (i) GD không chỉ mang lợi cho cá nhân người được GD mà cho cả xã hội; (ii) trẻ em chưa đến tuổi thành niên không có khả năng chi trả cho GD và việc bắt buộc cha mẹ chi trả cho GD không thể thực hiện nếu bản thân cha mẹ không có khả năng tài chính; (iii) chất lượng GD không thể dễ đo lường bằng công cụ thị trường như giá cả. Theo đó, trong nghiên cứu luận án này, dịch vụ giáo dục được xác định có đặc trưng sau đây:

- Dịch vụ giáo dục là dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản nhằm phát triển con người, đặc biệt phát triển thể lực, trí lực giúp con người phát triển toàn diện.

- Dịch vụ giáo dục do các tổ chức nhà trường hoặc những giáo viên có trình độ, chuyên môn cao cung cấp.

1.2.2.2. Dịch vụ công trong giáo dục

Với mục tiêu xây dựng CNXH, trong một thời gian dài, Nhà nước đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc cung ứng dịch vụ giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Năm 1986, cùng với những đổi mới về chính trị và kinh tế, lĩnh vực GD cũng đã được Đảng và Nhà nước đẩy mạnh cải cách. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư (khóa VII), Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương đổi mới, khuyến khích sự phát triển của GD đào tạo ở mọi cấp học. Tiếp đó, tại trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đảng và Nhà nước ta khẳng định: "Giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển GD là nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, chuyển mạnh quá trình GD chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học;

học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, phát triển GD đào tạo gắn liền với phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học- công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động" [23].

Ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều chuyên gia và các nhà nghiên cứu về GD cho rằng cần phải xem GD là một DVC và phải có những biện pháp và cách thức đầu tư sao cho tốt nhất để mọi học sinh được tiếp cận với dịch vụ có chất lượng cao. Đây là những lý do buộc Nhà nước phải có trách nhiệm chính trong việc cung ứng dịch vụ GD cho xã hội.

Tác giả Phan Văn Kha [43], trong bài báo “Phát triển giáo dục trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” đã kết luận: “Giáo dục đã được khẳng định là lĩnh vực dịch vụ công. Tuy nhiên, phạm vi hoạt động và đặc điểm của loại dịch vụ này tuỳ thuộc và mức độ can thiệp của Nhà nước về đầu tư, cung cấp dịch vụ, chi phối và điều tiết các hoạt động”.

Dịch vụ sự nghiệp công theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công, thì dịch vụ sự nghiệp công được hiểu là dịch vụ sự nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế văn hoá, thể thao và du lịch; thông tin truyền thông và báo chí, khoa học và công nghệ, sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác [22].

Dịch vụ sự nghiệp công có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước là dịch vụ sự nghiệp công mà nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí hoặc dịch vụ sự nghiệp công chưa tính đủ chi phí trong giá, phí được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Đây cũng chính là nội dung mà nghiên cứu này đề cập trong nghiên cứu về dịch vụ công trong trường mầm non.

Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước là dịch vụ công có điều kiện xã hội hoá cao, nhà nước không bao cấp, giá dịch vụ sự nghiệp công được vận hành theo cơ chế thị trường, theo quy luật cung cầu của thị trường và sự can thiệp của nhà nước.

Theo như các cách hiểu và phân loại về DVC đã đề cập ở trên, GD hiển nhiên được xem là một dịch vụ công. Ở Việt Nam hiện nay, nhiều chuyên gia nhấn mạnh cần phải xem GD là DVC và phải có biện pháp hiệu quả để mọi học sinh tiếp cận được chất lượng GD cao điều này cần đến sự thống nhất

Vì vậy, Dịch vụ công trong GD có thể được hiểu là những hoạt động phục vụ mọi nhu cầu về GD ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo của người dân, vì lợi ích chung của xã hội, do nhà nước chịu trách nhiệm trước xã hội (trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện) nhằm bảo đảm ổn định và công bằng xã hội.

Từ các nghiên cứu trên, xét trên góc độ DVC trong GDMN trong nghiên cứu này với tư cách là dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực giáo dục, dịch vụ sự

nghiệp công có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước. Từ khái niệm về dịch vụ, dịch vụ công, dịch vụ công trong giáo dục, nghiên cứu này cho rằng: “Dịch vụ công trong trường MN là những hoạt động phục vụ nhu cầu về giáo dục ở cấp học mầm non, vì lợi ích chung của trẻ mầm non do trường mầm non chịu trách nhiệm trước xã hội bảo đảm nhu cầu và công bằng về chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ”

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)