Tổ chức nghiên cứu thực trạng

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng (Trang 61 - 64)

Chương 1:7CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DỊCH VỤ CÔNG VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG7TRONG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THEO TIẾP CẬN7BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG

2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng

Khảo sát thực trạng DVC và QLDVC trong trường MN công lập của thành phố Hà Nội làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp QLDVC trong các trường MN công lập nhằm bảo đảm chất lượng.

2.2.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng

- Mức độ đạt được của thực trạng dịch vụ công trong các trường MN công lập về các nội dung: (1) Tổ chức hoạt động chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc giấc ngủ, chăm sóc vệ sinh, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an toàn cho trẻ; (2) Tổ chức hoạt động giáo dục: hoạt động chơi; hoạt động học, hoạt động lao động, hoạt động ngày lễ, ngày hội, ngày lễ; (3) Tổ chức hoạt động GD hoà nhập trẻ khuyết tật trong nhà trường; (4) Tổ chức hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, GD trẻ em cho các CMT và cộng đồng.

- Mức độ CMT có sẵn sàng trả tiền cho các hoạt động nhằm tăng cường thêm thể lực, ngoại ngữ, mỹ thuật, năng khiếu… của trẻ

- Mức độ đạt được của thực trạng quản lý DVC trong trường MN tại thành phố Hà Nội được khảo sát theo các ND quản lý dựa trên cơ sở vận dụng mô hình CIPO: Tác động của các yếu tố bối cảnh, quản lý các yếu tố đầu vào; Quản lý các yếu tố quá trình và quản lý các yếu tố đầu ra của dịch vụ công trong trường MN.

2.2.3. Phương pháp khảo sát

Sử dụng phương pháp chủ yếu là điều tra bằng phiếu hỏi, có quan sát và phỏng vấn sâu về thực trạng dịch vụ công và quản lý DVC tại các trường MN công lập

2.2.4. Chọn mẫu địa bàn nghiên cứu

Toàn TP Hà Nội hiện có 776 trường MN (theo Niên giám thống kê Hà Nội Hà Nội 2018 - Cục Thống kê Hà Nội).

Luận án khảo sát tại 6 quận/huyện/thị xã: quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình, quận Hà Đông, Thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì và huyện Sóc Sơn.

Số lượng khảo sát như sau:

Cán bộ quản lý: 209 người (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn các trường MN và CBQL cấp phòng GD&ĐT), Giáo viên MN: 485 người;

Cha mẹ trẻ: 790 người (có con trong độ tuổi MN học tại các trường MN công lập).

Bảng 2.2: Mô tả khách thể nghiên cứu phân theo nhóm khu vực

Đối tượng

Quận/Huyện (người) Hoàn

Kiếm

Ba Đình

Đông

Sơn Tây

Ba

Sóc Sơn Cán bộ quản lý (209) 35 35 45 34 36 24

Giáo viên (485) 71 80 80 80 79 95

Cha mẹ trẻ (790) 130 132 131 131 132 134 Bảng 2.3: Mô tả đặc điểm khách thể nghiên cứu

Đối tượng

Chuyên môn

(%) Trình độ (%) Độ tuổi

GDMN Khác Sau

ĐH ĐH TC Khác Trẻ nhất

Cao nhất CBQL

(209) 94,6 5,4 4,8 72,2 6,7 16,3 - 24 59 GV

(485) 96 4 2,2 62,6 14,6 20,6 - 21 57 CMT

(790) - - 14,4 40,5 15,2 11 18,9 21 60 Bên cạnh đó, để làm rõ một số vấn đề cần nghiên cứu một số đối tượng:

CBQL, GV và CMT đã được phỏng vấn sâu, thông tin đối tượng được phỏng vấn thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.4: Mô tả đối tượng phỏng vấn trong nghiên cứu

Đối tượng phỏng vấn Mã hóa Độ tuổi Số lượng

Cán bộ quản lý CBQL (1,2,3,4,5) 35-45 5

Giáo viên GV (1,2,3,4,5,6,7) 30-40 7

Cha mẹ trẻ CMT (1,2,3,4,5) 25-35 5

2.2.5. Công cụ đánh giá và thang đánh giá 2.2.5.1. Công cụ đánh giá

Gồm 2 phiếu khảo sát, nội dung các phiếu đánh giá như sau:

- Phiếu 1 dành cho Cha mẹ trẻ (Phụ lục 1): Khảo sát về: (1) Mức độ cung cấp các DVC trong trường MN công lập tại thành phố Hà Nội; (2) Khả năng sẵn sàng trả tiền thêm cho tổ chức các hoạt động rèn luyện thể chất, phát triển năng khiếu hội hoạ, nghệ thuật, phát triển ngôn ngữ tiếng Anh, tin học

- Phiếu 2 dành cho cán bộ quản lý và giáo viên (Phụ lục 2): Khảo sát về thực trạng tổ chức DVC (4 hoạt động), Đánh giá mức độ về quản lý DVC trong trường MN theo mô hình CIPO: Tác động của các yếu tố bối cảnh, Quản lý các yếu tố đầu vào, quản lý các yếu tố quá trình và quản lý các yếu tố đầu ra của dịch vụ công được cung cấp trong trường MN.

2.2.5.2. Thang đánh giá

Các câu hỏi về thực trạng DVC và thực trạng QLDVC trong trường MN trường MN được đánh giá theo thang 5 điểm, trong đó mức 1 là không thực hiện, mức 5 là tốt nhất. Cụ thể như sau:

Bảng 2.5: Thang đánh giá mức độ khảo sát thực trạng

ĐTB Mức độ đánh giá

Mức 1: 1,0 ≤ ĐTB < 1,8 Kém/

không thực hiện

Rất tác động Rất ảnh hưởng

Mức 2: 1,8 ≤ ĐTB < 2,6 Yếu Khá tác động Khá ảnh hưởng Mức 3: 2,6 ≤ ĐTB < 3,4 Trung bình Thỉnh thoảng Ảnh hưởng Mức 4: 3,4 ≤ ĐTB < 4,2 Khá Ít tác động Ít ảnh hưởng Mức 5: 4,2 ≤ ĐTB < 5,0 Tốt Không tác động Không ảnh hưởng

2.2.6. Quy trình nghiên cứu thực trạng

2.2.6.1. Khảo sát thử ( Từ tháng 3/2018 đến tháng 5/2018)

Trong quá trình nghiên cứu thực trạng khảo sát thử được tiến hành. Mục đích của bước thử này là xác định độ tin cậy của các câu hỏi, câu trả lời và qua đó để điều chỉnh, hoàn thiện phiếu khảo sát để đưa vào khảo sát chính thức các mẫu phiếu (xem phụ lục 4)

2.2.6.2. Tiến hành khảo sát chính thức, phân tích và xử lý số liệu (từ tháng 6/2018 đến tháng 1/2019)

Mỗi đối tượng tham gia khảo sát sẽ trả lời một cách độc lập, tự đánh giá, nhìn nhận và tránh sự trao đổi với nhau. Trong quá trình phát phiếu trưng cầu ý kiến có hướng dẫn và trả lời trực tiếp giúp làm sáng tỏ những ND trong phiếu khảo sát.

Số phiếu được phát ra như sau:

Đối tượng CBQL: 209 phiếu; GV là 485 phiếu và CMT là 790 phiếu (đã được phân bổ tại bảng 2.2, mục 2.2.4).

Sau khu phát phiếu khảo sát thực trạng về DCV và QL DVC đến các đối tượng được khảo sát. Tiến hành tổng hợp và xử lý các số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0, đã thu được kết quả được trình bày tại mục 2.3 và 2.4 dưới đây.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)