Chương 1:7CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DỊCH VỤ CÔNG VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG7TRONG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THEO TIẾP CẬN7BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG
1.4. Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non theo tiếp cận bảo đảm chất lượng và dựa vào mô hình CIPO
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập
1.4.2.1. Văn hoá trong nhà trường
Đối với trường MN văn hoá tổ chức ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nhà trường, các cá nhân trong nhà trường cần đặt quyền lợi và sự phát triển chung của nhà trường lên trước lợi ích của cá nhân. Một môi trường văn hoá tích cực sẽ khuyết khích các mối quan hệ mật thiết, chia sẽ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, tạo một môi trường thân thiện, hoà đồng, thấu hiểu và thông cảm, giúp đỡ nhau để có kết quả tốt nhất trong chuyên môn, nghiệp vụ, cùng nhau xây dựng hình ảnh của nhà trường, tạo nên thương hiệu riêng của trường, từ đó tạo được lòng tin, sự ủng hộ của xã hội, của cộng đồng. Muốn làm được điều này người quản lý cần tạo ra một môi trường bình đẳng, văn minh, mọi thành viên trong nhà trường được
bày tỏ ý kiến của mình, tham gia đóng góp và xây dựng trường, tự chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về công việc do mình đảm nhiệm, tạo được sự gắn kết giữa nhà trường – trẻ - gia đình – xã hội, Một môi trường văn hoá sẽ giúp các thành viên trong nhà trường chủ động sáng tạo, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, từ đó nâng cao được chất lượng dịch vụ công trong nhà trường
1.4.2.2. Năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý trong nhà trường
Năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ CBQL trong nhà trường là yếu tố quan trọng, then chốt và quyết định đến chất lượng dịch vụ công trong nhà trường, là nhân tố nòng cốt trong việc thực hiện hoá các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của nhà trường trên cơ sở mục tiêu chung của GDMN. Đội ngũ CBQL trong nhà trường là những người hiểu rõ nhất về những điều kiện cụ thể của nhà trường về đội ngũ, cơ sở vật chất và các điều kiện khác của nhà trường, trên cơ sở đó người CBQL sẽ có quyết định chỉ đạo, tổ chức thực hiện sao cho có hiệu quả, phù hợp nhất. Vì vậy, CBQL cần phải có năng lực quản lý, phải vững chuyên môn, biết vận dụng và chỉ đạo, điều hành linh hoạt đội ngũ của nhà trường, có tác động rất lớn đến các hoạt động chung của nhà trường và hoạt động dịch vụ công được cung cấp trong nhà trường.
1.4.2.3. Phẩm chất, năng lực của đội ngũ giáo viên, nhân viên chăm sóc trẻ Chất lượng dịch vụ công có nhiều yếu tố tác động, tuy nhiên đội ngũ giáo viên, nhân viên chăm sóc trẻ giữ vai trò quyết định. Phẩm chất, năng lực của GV, nhân viên chăm sóc trẻ có tác động trực tiếp đến các hoạt động của nhà trường nói chung và hoạt động dịch vụ công nói riêng. Đội ngũ GV, nhân viên có chuyên môn tốt, phẩm chất tốt, tâm huyết với nghề, yêu trường, yêu trẻ như con của mình thì thực hiện các hoạt động giáo dục, chăm sóc trẻ tốt, đạt được mục tiêu của nhà trường và sự hài lòng của cha mẹ trẻ, của trẻ. Do vậy, muốn nâng cao được chất lượng dịch vụ công trong nhà trường cần có một đội ngũ có phẩm chất tốt, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức tốt và có trách nhiệm và tâm huyết với nghề.
1.4.2.4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục của nhà trường
Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến DVC và quản lý DVC của nhà trường. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục của nhà trường được đảm bảo theo yêu cầu sẽ giúp cho nhà trường thực hiện và triển khai các hoạt động của nhà trường được thuận lợi và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của ngành, của cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội.
1.4.2.5. Cơ chế chính sách của nhà nước, của ngành và của địa phương Các chính sách của nhà nước của ngành và của địa phương ảnh hưởng trực tiếp đến nhà trường, đến đội ngũ CBQL, GV, NV liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của đội ngũ nhà trường. Các chính sách có thể là động lực cho đội ngũ yên tâm công tác, tận tâm cống hiến, nhiệt tình và trách nhiệm hơn với công việc.
Ngược lại các chính sách cũng có thể làm giảm bớt sự nhiệt tình của đội ngũ nếu những chính sách đó không phù hợp, không đảm bảo quyền lợi về tinh thần, về vật chất thì khó có thể động viên đội ngũ CB. Do đó, chính sách của nhà nước, của ngành và của địa phương ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ công trong nhà trường.
1.4.2.6. Điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội và sự quan tâm của chính quyền địa phương, cộng đồng và cha mẹ trẻ
Các yếu tố này có tác động và ảnh hưởng lớn đến các hoạt động trong nhà trường. Điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá có tác động đến QL của nhà trường, điều kiện kinh tế càng tốt, trình độ văn hoá, nhận thức và phong tục tại địa phương có tác động đáng kể đến việc triển khai và hỗ trợ các hoạt động trong nhà trường. Sự quan tâm của chính quyền địa phương, của cộng đồng sẽ được thể hiện trong những công việc được cụ thể hoá qua việc đầu tư về cơ sở vật chất trường lớp và trang thiết bị trong trường MN. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong chính quyền, địa phương và cộng đồng và cha mẹ trẻ sẽ góp phần tác động đến các hoạt động của nhà trường.
Kết luận Chương 1
1.1. Dịch vụ công trong GD có thể được hiểu là những hoạt động phục vụ mọi nhu cầu về GD ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo của người dân, vì lợi ích chung của xã hội, do nhà nước chịu trách nhiệm trước xã hội (trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư thực hiện) nhằm bảo đảm ổn định và công bằng xã hội.
Dịch vụ công trong trường MN là những hoạt động phục vụ nhu cầu về giáo dục ở cấp học mầm non, vì lợi ích chung của trẻ mầm non do trường mầm non chịu trách nhiệm trước xã hội bảo đảm nhu cầu và công bằng về chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Chất lượng dịch vụ công là sự thoả mãn, sự hài lòng sự hài lòng của người dân trong quá trình sử dụng dịch vụ công, thoả mãn nhu cầu mong đợi của người dân khi đóng góp chi phí tương ứng và sự hài lòng của người dân càng cao cho thấy chất lượng dịch vụ công càng tốt.
1.2. Quản lý dịch vụ công là những tác động có mục đích, có kế hoạch của người quản lý tới các đối tượng quản lý nhằm đảm bảo cung cấp các dịch vụ công có chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội vì lợi ích chung của xã hội và của cộng đồng.
Quản lý dịch vụ công trong trường MN theo tiếp cận bảo đảm chất lượng là những tác động có chủ đích, có kế hoạch của người quản lý tới các hoạt động phục vụ nhu cầu về giáo dục ở cấp học mầm non, vì lợi ích chung của trẻ mầm non do trường mầm non chịu trách nhiệm trước xã hội bảo đảm nhu cầu và công bằng về chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong nhà trường theo các tiêu chí chất lượng dịch vụ giáo dục mầm non.
QLDVC trong trường MN theo tiếp cận đảm bảo chất lượng dựa vào mô hình CIPO bao gồm các nội dung sau đây:
Nội dung QLDVC trong trường MN, bao gồm:
+ Quản lý các yếu tố đầu vào (Input): (1) Chương trình Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục của nhà trường; (2) Đội ngũ; (3) Cơ sở vật chất và nguồn thực phẩm; (4) Tài chính;
+ Quản lý các yếu tố quá trình (P): (1) QL Hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng (2) QL hoạt động giáo dục; (3) QL hoạt động giáo dục trẻ hoà nhập khuyết tật; (4) QL hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến thức khoa học về chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
+ Quản lý các yếu tố đầu ra (Output): (1) Đáp ứng yêu cầu của ngành (2) Đáp ứng yêu cầu của trường; (3) Đáp ứng yêu cầu của cha mẹ trẻ và trẻ; (4) Đáp ứng yêu cầu của cộng đồng dân cư và xã hội.
+ Tác động của các yếu tố bối cảnh (Contextc- C): (1)Số lượng dân cư và số trẻ đến độ tuổi đi học; (2) Tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn; (3) Chính sách phát triển GDMN; (4) Nhận thức cộng đồng về GDMN.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới QLDVC bao gồm: văn hoá nhà trường; năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ CBQL trong nhà trường; phẩm chất, năng lực của đội ngũ GV, nhân viên chăm sóc trẻ; cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục của nhà trường; cơ chế chính sách của nhà nước, của ngành và của địa phương; điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội và sự quan tâm của chính quyền địa phương, cộng đồng và cha mẹ trẻ.
Chương 2
THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THÀNH PHỐ HÀ NỘI
THEO TIẾP CẬN BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG