Thực trạng quản lý các yếu tố đầu ra

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng (Trang 114 - 121)

Chương 1:7CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DỊCH VỤ CÔNG VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG7TRONG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THEO TIẾP CẬN7BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG

2.4. Thực trạng quản lý dịch vụ công trong trường mầm non theo tiếp cận bảo đảm chất lượng

2.4.3. Thực trạng quản lý các yếu tố đầu ra

Kết quả khảo sát đánh giá của CBQL và GV về quản lý các yếu tố đầu ra của dịch vụ công được khảo sát qua các nội dung quản lý các yếu tố: Đáp ứng yêu cầu của ngành, (2) Đáp ứng yêu cầu của trường; (3) Đáp ứng yêu cầu của trẻ và cha mẹ trẻ; Đáp ứng yêu cầu của cộng đồng, xã hội và địa phương.

2.4.3.1 Thực trạng quản lý các yếu tố đầu ra đáp ứng yêu cầu của ngành Bảng 2.29: Kết quả đánh giá chung về quản lý các yếu tố đầu ra đáp ứng yêu cầu

của ngành

Đáp ứng các yêu cầu của ngành

Trung bình Độ lệch chuẩn

Đánh giá chung

Xếp

thứ Mức CBQL GV CBQL GV ĐTB ĐLC

1.Đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học

4,02 3,25 0,747 0,973 3,49 0,975 2 Khá 2.Sự phát triển của trẻ

đáp ứng tiêu chí đánh giá trẻ theo lứa tuổi

4,05 3,23 0,634 1,042 3,48 1,009 3 Khá 3.Sự phát triển của trẻ

đáp ứng chuẩn đầu ra Chương trình giáo dục của nhà trường

4,09 3,33 0,648 1,049 3,56 1,007 1 Khá 4. Xây dựng được đội

ngũ cán bộ QLGD;

GV, NV đạt chuẩn theo quy định

4,09 3,21 0,729 1,010 3,48 1,016 3 Khá

Nhìn bảng 2.29 cho thấy, theo phản hồi của GV và CBQL đánh giá của CBQL và GV về “Đáp ứng các yêu cầu của ngành” theo bảng trên cho thấy đánh giá của CBQL cao hơn GV hầu hết các nội dung quản lý này đều được đánh giá CBQL đánh giá khá có ĐTB > 3,4 đạt mức đánh giá Khá, còn GV đánh giá không cao, ĐTB <3,4 và chỉ đạt mức độ Trung bình, cho thấy, dưới góc độ là CBQL là người trực tiếp là công tác quản lý của nhà trường cho rằng họ rất hài lòng về nội dung đã triển khai và các nội dung làm được trong nhà trường và cho mức độ ở mức Khá và tốt trong khi đó những người trực tiếp thực hiện các hoạt động này thì cho rằng có nhiều vấn đề cần phải cải thiện trong quản lý các yếu tố đầu vào, quá trình để đầu ra đáp ứng được các yêu cầu của ngành về đánh giá theo quy định của ngành đã quy định.

Kết quả đánh giá chung các nội dung khảo sát trong trường MN về đáp ứng yêu cầu của ngành được đánh giá ở mức độ khá. Tuy nhiên, đứng trên góc độ của các nhà QL cần có những nhận định mang tính công tâm hơn, lắng nghe các ý kiến phản hồi của GV về các hoạt động, các khâu trong nhà trường để nâng cao hơn được chất lượng DVC trong nhà trường.

2.4.3.2 Thực trạng quản lý các yếu tố đầu ra đáp ứng yêu cầu của nhà trường

Bảng 2.30: Kết quả đánh giá chung về quản lý các yếu tố đầu ra đáp ứng yêu cầu của trường

Đáp ứng các yêu cầu của nhà trường

Trung bình Độ lệch chuẩn Đánh giá

chung Xếp

thứ Mức CBQL GV CBQL GV ĐTB ĐLC

1. Xây dựng được đội ngũ Giáo viên, nhân viên chăm sóc trẻ thêm kinh nghiệm, yêu nghề, yêu trẻ và gắn bó với nhà trường

3,91 3,08 0,4 0,792 3,33 0,794 4 TB

2. Giáo viên đảm bảo các kỹ năng cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ đối với quy định về GDMN

3,9 3,13 0,385 0,798 3,37 0,782 2 TB

3.Xây dựng được mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và các bên có liên quan

3,9 3,11 0,398 0,804 3,35 0,794 3 TB

4. Đáp ứng yêu cầu của cha mẹ trẻ, cộng đồng xã hội và địa phương

3,95 3,17 0,407 0,748 3,41 0,748 1 Khá

Nhìn bảng 2.30 cho thấy, theo phản hồi của GV và CBQL đánh giá của CBQL và GV về “Đáp ứng các yêu cầu của nhà trường” theo bảng trên cho thấy đánh giá của CBQL cao hơn GV. Hầu hết các nội dung quản lý này đều được CBQL đánh giá có ĐTB > 3,4 đạt mức đánh giá Khá, còn GV đánh giá không cao, ĐTB <3,4 và chỉ đạt mức độ Trung bình, cho thấy, dưới góc độ là CBQL là người trực tiếp là công tác quản lý của nhà trường cho rằng họ rất hài lòng về nội dung đã triển khai và các nội dung làm được trong nhà trường và cho mức độ ở mức Khá và các yêu cầu đã đáp ứng được các yêu cầu của trường MN, tuy nhiên, những người

trong khi đó những người trực tiếp thực hiện các hoạt động này thì cho rằng có nhiều vấn đề cần phải cải thiện trong quản lý để đầu ra đáp ứng được các yêu cầu của ngành về đánh giá theo quy định của ngành đã quy định.

Kết quả đánh giá chung các nội dung khảo sát trong trường MN về đáp ứng yêu cầu của nhà trường, có 1 nội dung theo đánh giá chung ở mức khá là người được đánh giá cho rằng “Nhà trường đã đáp ứng được yêu cầu của CMT, cộng đồng và địa phương” và đạt được ở mức độ khá. Vì vậy, để khách quan hơn trong đánh giá người CBQL cần có những nhận định mang tính công tâm hơn, lắng nghe các ý kiến phản hồi của GV về các hoạt động, các khâu trong nhà trường để nâng cao hơn được chất lượng DVC trong nhà trường.

2.4.3.3 Thực trạng quản lý các yếu tố đầu ra đáp ứng yêu cầu của trẻ và cha mẹ trẻ

Bảng 2.31: Kết quả đánh giá chung về quản lý các yếu tố đầu ra đáp ứng yêu cầu của trẻ và cha mẹ trẻ

Đáp ứng các yêu cầu của trẻ và cha mẹ trẻ

Trung bình Độ lệch chuẩn

Đánh giá chung

Xếp

thứ Mức CBQL GV CBQL GV ĐTB ĐLC

1. Đáp ứng yêu cầu của cha mẹ học sinh về chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục để trẻ phát triên hài hoà về trí tuệ, cảm xúc và năng khiếu

3,96 3,22 0,723 1,036 3,44 1,01 3 Khá

2. Cha mẹ trẻ thấy hài lòng với các hoạt động dịch vụ công của nhà trường

3,79 3,01 0,687 1,090 3,25 1,049 4 TB

3. Trẻ vui và phấn khởi và thích đến trường mầm non

4,08 3,41 0,825 1,071 3,62 1,048 1 Khá 4. Trẻ muốn tham gia

vào các hoat động của nhà trường

4,04 3,16 0,739 0,974 3,43 0,993 2 Khá

Nhìn bảng 2.31 cho thấy, theo phản hồi của GV và CBQL đánh giá của CBQL và GV về “Đáp ứng các yêu cầu của trẻ và cha mẹ trẻ” theo bảng trên cho thấy đánh giá của CBQL cao hơn GV hầu hết các nội dung quản lý này đều được Đánh giá CBQL đánh giá khá có ĐTB > 3,4 đạt mức đánh giá Khá, còn GV đánh giá không cao, ĐTB <3,4 và chỉ đạt mức độ Trung bình, cho thấy, tuy nhiên có 1 nội dung được cả CBQL và GV đánh giá rất đồng thuận và đạt ở mức Khá là nội dung “Trẻ vui và phấn khởi và thích đến trường mầm non”; có 01 nội dung cả CBQL và GV khi đánh giá có ĐTB của cả nhóm chỉ đạt ĐTB=3,25; ĐLC=1,049 đạt mức TB. Bản thân CBQL và GV đều cho rằng CMT vẫn cha thấy hài lòng với các hoạt động dịch vụ công của nhà trường, CMT mong muốn nhiều hơn những điều kiện thực tế mà hiện nay con em họ đang được hưởng, điều này cũng lý giải tại sao trong các hoạt động cung cấp các hoạt động dịch vụ công tại trường CMT đánh giá luôn thấp hơn so với CBQL và GV. Đứng dưới góc độ là CBQL là người trực tiếp là công tác quản lý của nhà trường cho rằng họ rất hài lòng về nội dung đã triển khai và các nội dung làm được trong nhà trường và cho mức độ ở mức Khá và các yêu cầu đã đáp ứng được các yêu cầu của trường MN.

2.4.3.4. Thực trạng quản lý các yếu tố đầu ra đáp ứng yêu cầu của xã hội, cộng đồng và địa phương

Bảng 2.32: Kết quả đánh giá chung về quản lý các yếu tố đầu ra đáp ứng yêu cầu của xã hội, cộng đồng và địa phương

Đáp ứng các yêu cầu của xã hội, cộng đồng và địa

phương

Trung bình Độ lệch chuẩn Đánh giá chung

Xếp

thứ Mức CBQL GV CBQL GV ĐTB ĐLC

Tạo được sự thông nhất giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng dân cư

4,00 3,23 0,523 1,042 3,47 0,982 2 Khá

Đáp ứng yêu cầu của cộng đồng dân cư về trường học an toàn, thân thiện

3,97 3,31 0,527 1,023 3,51 0,950 1 Khá

Cộng đồng dân cư tin tưởng và ủng hộ nhà trường

3,85 3,17 0,492 1,044 3,38 0,964 4 TB Chính quyền địa

phương tin tưởng và ủng hộ nhà trường

4,03 3,19 0,536 1,020 3,45 0,979 3 Khá

Nhìn bảng 2.32 cho thấy, theo phản hồi của GV và CBQL đánh giá của CBQL và GV về “Đáp ứng các yêu cầu của cộng đồng, xã hội và địa phương

theo bảng trên cho thấy đánh giá của CBQL cao hơn GV hầu hết các nội dung quản lý này đều được Đánh giá CBQL đánh giá khá có ĐTB > 3,4 đạt mức đánh giá Khá, còn GV đánh giá không cao, ĐTB <3,4 và chỉ đạt mức độ Trung bình, cho thấy, tuy nhiên có 1 nội dung có ĐTB = 3,38 là nội dung “cộng đồng dân cư tin tưởng và ủng hộ nhà trường” đạt mức TB. Đứng dưới góc độ là CBQL là người trực tiếp là công tác quản lý của nhà trường cho rằng họ rất hài lòng về nội dung đã triển khai và các nội dung làm được trong nhà trường và cho mức độ ở mức Khá và các yêu cầu đã đáp ứng được các yêu cầu của trường MN.

Kết quả so sánh QL các yếu tố đầu vào, quá trình và đầu ra của CBQL và GV. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.33: Kết quả đánh giá chung về quản lý dịch vụ công Quản lý các yếu tố đầu vào,

quá trình và đầu ra

Trung bình Độ lệch chuẩn CBQL GV CBQL GV Quản lý các yếu tố đầu vào 3,50 3,37 0,341 0,401 Quản lý các yếu tố quá trình 3,64 3,38 0,358 0,349 Quản lý các yếu tố đầu ra 3,98 3,20 0,315 0,639

Qua bảng 2.33 cho thấy, Trong quá trình đánh giá kết quả trên còn cho thấy của nhóm GV đánh giá có điểm TB thấp hơn so với đánh giá của CBQL, điều này thể hiện nhóm GV đánh giá của GV là người trực tiếp, chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi sự phát triển của trẻ hàng ngày nên đứng trên góc độ là người thực hiện các nhiệm vụ đó thì GV nhìn nhận khắt khe hơn về QL, còn CBQL là những người trực tiếp chịu trách nhiệm trước cấp trên, trước xã hội về chất lượng GD trong đơn vị mình quản lý, nên cách nhìn đánh giá những nội dung do mình quản lý nên bớt khắt khe hơn. Tuy nhiên không phải vì vậy mà đánh giá không đúng, không nhìn vào sự thật. Mặt khác,với tư cách là những nhà QL, tự chịu trách nhiệm về công việc của mình đang QL nhằm đáp ứng được yêu cầu càng cao của ngành giáo dục. Ngoài ra, kết quả quản lý DVC còn thể hiện ở những mặt tích cực khi CBQL các trường MN có thêm kinh nghiệm, thêm tâm huyết với Nhà trường và hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, GD trẻ; cán bộ nhân viên chăm sóc trẻ thêm yêu nghề, yêu trẻ và gắn bó với đơn vị công tác. Đây là những mặt đạt được trong quản lý DVC tại các trường thời gian qua cần được phát huy và đẩy mạnh hơn nữa

Qua kết quả thu được từ khảo sát cho thấy, mức độ đánh giá chung về quản lý DVC trong trường MN đã được nhà trường quan tâm và thực hiện ở mức “khá’

các yếu tố đầu ra có sự tương đồng với nhau, các yếu tố đầu ra được đánh giá không có sự chênh lệch nhiều. Các hoạt động quản lý DVC đã giúp đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; đảm bảo sự phát triển cân đối theo từng lứa tuổi của trẻ MN, đáp ứng được chuẩn đầu ra của chương trình GDMN theo quy định của Bộ giáo dục. Bên cạnh đó, thông qua quá trình quản lý

DVC còn giúp trẻ MN phát triển ngôn ngữ theo từng độ tuổi, phát triển các kỹ năng sống giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng, tạo sự đoàn kết, gắn bó trong tập thểtuy nhiên cần chú ý tới các nội dung khi đề xuất các giải pháp QLDVC nhằm bảo đảm chất lượng dịch vụ đó là: “Đáp ứng yêu cầu của cha mẹ học sinh về trí lực của trẻ theo từng độ tuổi; Đáp ứng yêu cầu của cha mẹ học sinh về phát triển tình cảm xã hội của trẻ; Đáp ứng yêu cầu của cha mẹ học sinh về phát triển thể lực của trẻ theo từng độ tuổi; Đáp ứng yêu cầu của cha mẹ học sinh về phát triển kỹ năng sống của trẻ theo từng độ tuổi” các yêu cầu này đều được mong muốn có kết quả tốt hơn.

Tóm lại, kết quả này thể hiện quản lý DVC trong GDMN tại các trường MN đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của ngành và của CMT về phát triển trí lực, thể lực và tình cảm xã hội của trẻ theo từng lứa tuổi; hầu hết trẻ MN trên địa bàn thành phố đều có tâm lý rụt rè, e dè và không thích thú khi tham gia các hoạt động học tập, vui chơi tại trường. Trong thời tới cần sự thay đổi mạnh mẽ hơn trong quản lý thực hiện DVC trong trường MN để đáp ứng yêu cầu của CMT và cộng đồng, đưa đến chất lượng GD trẻ MN của các trường công trên địa bàn Hà Nội.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng (Trang 114 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)