Chương 1:7CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DỊCH VỤ CÔNG VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG7TRONG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THEO TIẾP CẬN7BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG
2.3.4. Thực trạng tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ MN
Hoạt động tuyên truyền trong trường MN nhằm giúp cho CMT và nhà trường, cộng đồng, xã hội hiểu rõ hơn về các hoạt động của trường MN từ đó có bức tranh toàn cảnh về GDMN trong nhà trường, giúp trẻ phát triển toàn diện hơn, cụ thể như sau:
Biểu đồ 2.10: Mức độ thực hiện dịch vụ tuyên truyền, phổ biến kiến thức Biểu đồ 2.10 là mô tả đánh giá mức độ thực hiện tổ chức hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, GD trẻ. Đây là một trong những hoạt động không chỉ thường xuyên trao đổi với CMT mà nhà trường cũng cần tổ chức những buổi hội thảo, tọa đàm để cùng hợp tác với cha mẹ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và GD trẻ. Kết quả khảo sát cho thấy, đội ngũ CBQL, GV các trường MN và CMT đánh giá về “Hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong GD trẻ” ND đánh giá tốt xếp thứ nhất là “Tổ chức hội thảo cho cha mẹ về chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1” (16,6%); ND được xếp thứ hai là “Tổ chức hội thảo cho cha mẹ về giáo dục trẻ” (16%) và “Trao đổi những vấn đề về chăm sóc dinh dưỡng và chăm sóc trẻ”(14,3%) đạt trên điểm TB của nhóm. Như vậy, Nhà trường đã thực hiện tốt việc trao đổi, phối hợp với gia đình trẻ MN trong giáo dục, nuôi dưỡng. Những thông tin liên quan đến vấn đề tâm lý lứa tuổi trẻ, vấn đề dinh dưỡng, vệ sinh của trẻ luôn được cung cấp, trao đổi kịp thời đến CMT của trẻ MN.
Cho thấy hoạt động này được GV đánh giá cao hơn các nhóm khác, GV là người trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nên GV cũng là người trực tiếp làm việc cùng CMT, tất cả các thông tin của con đều được GV thông báo đến với CMT trước tiên. Tuy nhiên CMT lại cho rằng họ thiếu thông tin và chưa hài lòng về các thông tin đó nên số người đánh giá mức thực hiện kém và không thực hiện lên đến 25,8%.
Bảng 2.18: Kết quả đánh giá chung về tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức
Hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến thức về
chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ĐTB ĐLC Xếp
thứ Mức 1.Trao đổi những vấn đề về tâm lý lứa tuổi của trẻ 3,38 1,048 1 TB 2.Trao đổi những vấn đề về chăm sóc dinh dưỡng và
chăm sóc trẻ 3,37 1,033 2 TB
3.Tổ chức hội thảo cho cha mẹ về chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ 3,24 1,164 7 TB
4.Tổ chức hội thảo cho cha mẹ về giáo dục trẻ 3,26 1,195 6 TB 5.Tổ chức hội thảo cho cha mẹ về chuẩn bị trẻ vào
lớp 1 3,36 1,14 3 TB
6.Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tham gia vào hoạt động giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của nhà trường
3,3 0,9 5 TB
7.Thu hút hỗ trợ từ các cơ quan, đoàn thể cho các hoạt động giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của nhà trường
3,35 0,932 4 TB
Qua bảng 2.18 là kết quả tổng hợp từ ý kiến nhận định của khảo sát cho thấy hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến thức trong nhà trường đạt ở mức độ “TB”, Tuy nhiên, mức đánh giá ở các đối tượng có sự khác nhau trong từng hoạt động tuyên tuyên truyền, cụ thể, theo bảng … cho thấy GV đánh giá đạt mức khá ở tất cả các nội dung và có ĐTB trên 3,4 đạt mức “Khá” trong khi đó CBQL, CMT chỉ đánh giá chung ở mức TB nên đã kéo toàn bộ ĐTB chung của toàn bộ các đối tượng xuống và chỉ đạt ở mức TB. Cho thấy, CBQL, CMT có mong muốn các hoạt động
tuyên truyền cần được chú trọng hơn nữa để công tác này được đồng bộ và có hiệu quả hơn. Đây cũng là một trong những hạn chế mà khi đề xuất giải pháp cần chú trọng tới các yêu cầu đó một cách tốt hơn.
Nội dung được khảo sát ở 6 quận/huyên khác nhau của TP Hà Nội thu được kết quả, cụ thể chi tiết tại phụ lục số 6, với ĐTB của từng nội dung được khảo sát qua các quận/huyện như sau:
Bảng 2.19: Điểm TBC theo ý kiến đánh giá của các đối tượng khảo sát
Hoạt động dịch vụ công được cung cấp trong trường MN
Điểm TB của các đôi tượng tham gia khảo sát tại các quận huyện Hoàn
Kiếm
Ba Đình
Hà Đông
Sơn Tây
Ba Vì
Sóc Sơn 1. Hoạt động chăm sóc và nuôi
dưỡng 3,25 3,27 3,31 3,27 3,50 3,53
2. Hoạt động giáo dục 3,43 3,37 3,21 3,10 3,42 3,68 3. Hoạt động giáo dục hoà nhập trẻ
khuyết tật trong nhà trường 2,92 3,40 3,45 3,49 3,05 2,87 4. Hoạt động tuyên truyền và phổ
biến kiến thức khoa học về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ
3,54 3,56 3,25 3,30 3,29 3,39
Qua bảng 2.19 cho thấy, tại quận Hoàn Kiếm, có 2 nội dung được đánh giá ở mức Khá, nội dung Hoạt động giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trong nhà trường đánh giá chỉ đạt mức độ TB và ở mức thấp nhất ĐTB=2,9.
Tại quận Ba Đình, có 2 nội dung được đánh giá ở mức Khá là: Hoạt động giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật và Hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến thức khoa học về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, bên cạnh đó là 2 nội dung đánh giá chỉ đạt mức độ TB Hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng và Hoạt động giáo dục.
Tại quận Hà Đông và Sơn Tây có mức độ đánh giá tương đối tương đồng với nhau có 3 nội dung được đánh giá ở mức TB là: Hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng; Hoạt động giáo dục và Hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến thức khoa
học về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, bên cạnh đó là 1 nội dung đánh giá chỉ đạt mức độ khá là Hoạt động giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật.
Tại huyện Ba Vì và Sóc Sơn có mức độ đánh giá tương đối tương đồng với nhau 2 nội dung được đánh giá ở mức Khá là: Hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng;
Hoạt động giáo dục; 02 hoạt động đánh giá ở mức độ TB là Hoạt động giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật va Hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến thức khoa học về chăm sóc.
Nhận xét chung:
Nhìn chung, thực trạng dịch vụ công trong trường MN qua đánh giá khảo sát CBQL, GV và CMT trong trường MN về các dịch vụ công được cung cấp MN TP Hà Nội được đánh giá, ghi nhận và biểu dương trong thời gian qua như: cung cấp sữa học đường, vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên được kiểm tra, giám sát, hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng đa dạng về hình thức hơn, chất lượng các trường mầm non được ngày càng nâng cao, tuy nhiên các hoạt động dịch vụ công vẫn còn cho thấy những tồn tại, bất cập, cụ thể:
Đối với tổ chức hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng: Đối với chăm sóc trẻ cần chú trọng tới khám sức khoẻ cho trẻ có hiệu quả hơn, tránh tình trạng khám theo hình thức, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, thực hiện thực giờ ăn, ngủ đúng giờ, cung cấp bữa ăn cho trẻ đủ dinh dưỡng, thực hiện thực đơn của trẻ phù hợp với mùa, đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Cụ thể, cần chú ý tới tổ chức các hoạt động: Kiểm tra sức khoẻ đầu năm học, Kiểm tra sức khoẻ định kỳ đầu năm học; Chăm sóc dinh dưỡng cần chỉ đạo sát sao hơn việc cung cấp bữa ăn đủ dinh dưỡng cho trẻ theo độ tuổi, cân nặng…; chú trọng tới việc hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân, cung cấp chỗ ngủ đảm bảo vệ sinh; chỗ vui chơi đảm bảo vệ sinh; đảm bảo thời gian ngủ với từng lứa tuổi; các hoạt đông an toàn trong trường học;
Hoạt động giáo dục: tổ chức các hoạt động vui chơi phù hợp với trẻ, tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng, thu hút gây hứng thú với trẻ, để trẻ không cảm thấy bị bắt buộc trong quá trình học tập, lao động; qua các hoạt động ngày lễ, ngày hội;
Hoạt động giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trong nhà trường: tổ chức các
hoạt động hoà nhập cho trẻ khuyết tật không chỉ có GV mà là cả xã hội, cả cộng đồng cùng tham gia.
Hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến thức: nhà trường cần phải tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo để chia sẻ cùng với PH cách chăm sóc và nuôi dạy trẻ.