Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng (Trang 85 - 88)

Chương 1:7CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DỊCH VỤ CÔNG VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG7TRONG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THEO TIẾP CẬN7BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG

2.3.3. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

Mọi trẻ em đều có quyền được bình đẳng như nhau, được đối xử công bằng và không phân biệt đối xử, kỳ thị. Tuy nhiên, trẻ em khuyết tật vốn dĩ đã chịu nhiều thiệt thòi, trẻ khuyết tật phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong cuộc sống.

Trẻ khuyết tật đối diện với những rào cản để trẻ khuyết tật được hoà nhập trong một môi trường tốt nhất cho trẻ khuyết tật. Các ND dịch vụ hoạt động GD được cung cấp tại trường MN qua đánh giá, khảo sát của CBQL, GV và CMT sau đây để thấy rõ hơn về hoạt động GD hoà nhập trẻ khuyết tật trong trường MN công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian vừa qua.

Biểu đồ 2.9: Mức độ tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật Kết quả khảo sát được mô tả qua biểu đồ 2.9 cho thấy nhiều người trả lời lựa chọn là “Trung bình”, với tỉ lệ % phổ biến là khoảng từ 32% - 36,7%. Số ý kiến cho rằng thực hiện hoạt động này ở mức khá có mức từ 26,7% đến 30,8%. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng nội dung “hoạt động hỗ trợ cho CMT được giáo dục hoà nhập” có ý kiến “kém” và “không thực hiện” chiếm tỷ lệ 27,1%; “phân loại trẻ theo đối tượng để giáo dục hoà nhập” có đánh giá thực hiện kém và không thực hiện là 24,3% cho thấy những hoạt động này cần có sự thay đổi trong quá trình tổ chức thực hiện để mang lại hiệu quả hơn. Qua thực tế, những gia đình có con bị khuyết tật nếu có điều kiện CMT sẽ cho con tới những trường chuyên biệt dành riêng cho trẻ khuyết tật hoặc họ có thể để con tại gia đình, nếu mức độ con bị khuyết tật ở thể nhẹ, CMT vẫn cho trẻ tham gia học tại trường MN. Hiên nay, các trường MN đã xây dựng và chủ động thực hiện kế hoạch GD hòa nhập cho trẻ theo độ tuổi; GV các trường MN cũng đã thực hiện phân loại trẻ theo đối tượng để GD hòa nhập. Tuy nhiên, vì trang thiết bị trong trường mầm non còn thiếu, còn yếu nên đôi khi trang bị các trang thiết bị giáo dục, đồ chơi không phù hợp với đặc điểm của trẻ khuyết tật cần được GD hòa nhập. Ngoài ra, hoạt động thiết kế của nhà trường các hoạt động dành riêng cho

từng độ tuổi của trẻ được GD hoà nhập còn hạn chế như: vận động, giao tiếp, vui chơi, học tập, lao động; các hoạt động hỗ trợ cho CMT được GD hoà nhập cũng gần như chưa được triển khai khiến chất lượng dịch vụ GD hòa nhập cung cấp tại các trường MN không cao.

Bảng 2.17 là điểm TBC của các ND được khảo sát về tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.17: Kết quả ĐGC về hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

Hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ĐTB ĐLC Xếp

thứ Mức 1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục

hòa nhập cho trẻ theo độ tuổi 3,27 1,042 1 TB

2. Phân loại trẻ theo đối tượng để giáo dục

hòa nhập 3,19 1,052 2 TB

3. Đảm bảo đồ chơi phù hợp với đặc điểm của

trẻ hoà nhập 3,19 1,006 2 TB

4. Tổ chức các hoạt động dành riêng cho từng loại trẻ hoà nhập: vận động, giao tiếp, vui chơi, học tập, lao động

3,14 1,029 4 TB

5. Hoạt động hỗ trợ cho cha mẹ trẻ được giáo

dục hoà nhập 3,17 1,1 3 TB

Hoạt động Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục hòa nhập cho trẻ theo độ tuổi có điểm TB cao nhất (TB=3,27, ĐLC=1,042), thứ hai là Đảm bảo đồ chơi phù hợp với đặc điểm của trẻ hoà nhập (TB=3,19, ĐLC=1,052). Hoạt động Phân loại trẻ theo đối tượng để giáo dục hòa nhập có ĐTB bằng TBC (TB=3,19, ĐLC=1,029). Các hoạt động còn lại có ĐTB thấp nhất là “Tổ chức các hoạt động dành riêng cho từng loại trẻ hoà nhập: vận động, giao tiếp, vui chơi, học tập, lao động” (TB=3,14; ĐLC=1,029). Tất cả các nội dung khảo sát đều đánh giá ở mức TB. Do vậy, Các trường MN cần chú trọng hơn các hoạt đông giáo dục trẻ khuyết tật hoà nhập trong nhà trường.

Trên thực tế, các trường MN công lập tại Hà Nội hiện rất nhiều trường không đủ điều kiện để trẻ khuyết tật được nhận vào học hoà nhập tại các trường hiện nay vì nhà trường cần phải đánh giá học sinh có đủ năng lực hoà nhập, có đủ cơ sở vật chất, thiết bị, đồ chơi, đặc biệt phải có giáo viên, nhân viên được tập huấn về kiến thức, phương pháp giảng dạy….. Theo một CBQL tại quận Hà Đông “Các trường MN hiện nay chưa có giáo viên được đào tại chính thống về trẻ khuyết tật, cũng chưa có phòng tư vấn tâm lý, đội ngũ y tế để đánh giá mức độ hoà nhập, vì vậy, khi tiếp xúc các cháu ở thể nhẹ trường MN luôn tạo điều kiện và tiếp nhận để các con được hoà nhập, còn các trường hợp khác quá nặng, nhà trường từ chối và tư vấn cho gia đình gửi con tới các trường chuyên biệt để tốt cho con nhằm bảo đảm an toàn cho con và an lòng cho CMT”.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)