Chương 1:7CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DỊCH VỤ CÔNG VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG7TRONG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THEO TIẾP CẬN7BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG
1.2. Dịch vụ công trong trường mầm non
1.2.4. Hoạt động dịch vụ công trong trường mầm non
Ở Việt Nam, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng dẫn đến việc chấp nhận cách hiểu và định nghĩa về DVC trong GD là một vấn đề cần thiết để có thể hướng đến việc so sánh, đối chiếu về khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân nói chung và người nghèo nói riêng với các quốc gia khác trên thế giới. GD là một loại hình dịch vụ bởi GD mang đầy đủ tất cả các đặc điểm của dịch vụ bao gồm: tính phi vật chất, tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng, tính không chuyển đổi quyền sở hữu, tính không thể di chuyển và tính không đồng nhất. Theo như các cách hiểu và phân loại về DVC đã đề cập ở trên, GD hiển nhiên được xem là một DVC. Ở Việt Nam hiện nay, nhiều chuyên gia nhấn mạnh cần phải xem GD là DVC và phải có biện pháp hiệu quả để mọi học sinh tiếp cận được chất lượng GD cao (tuy nhiên trong nghiên cứu này không nghiên cứu đến trường MN công lập chất lượng cao).
Theo điều lệ Trường mầm non [10], tại Điều 24, có thể hiểu các hoạt động dịch vụ, bao gồm 4 hoạt động chính sau đây:
Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ được tiến hành thông qua các hoạt động theo quy định của chương trình giáo dục mầm non.
(1) Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ bao gồm: chăm sóc dinh dưỡng; chăm sóc giấc ngủ; chăm sóc vệ sinh; chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn.
(2) Tổ chức hoạt động giáo dục trẻ bao gồm: hoạt động chơi; hoạt động học;
hoạt động lao động; hoạt động ngày hội, ngày lễ.
(3) Tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong nhà trường:
tuân theo Quy định về giáo dục trẻ em tàn tật, khuyết tật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
(4) Tổ chức hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến thức về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
Vì vậy, từng hoạt động DVC trong trường MN cụ thể như sau:
(1) Tổ chức chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non
Chăm sóc đối với trẻ, trước hết là sự chào đón nhiệt tình, là những hành động cần thiết phải làm để thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của cha mẹ trẻ, của trẻ và của xã hội mà trẻ được người được chăm sóc theo những yêu cầu và mong muốn.
Nuôi dưỡng là sự nuôi nấng và chăm sóc để phát triển về sức khỏe, thể lực, tinh thần của trẻ. Đối với trẻ việc nuôi dưỡng phải thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể của trẻ trong giai đoạn đầu đời, sự nuôi dưỡng trong giai đoạn này rất quan trọng và quyết định tới sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ đối với trẻ ở độ tuổi MN, bởi vì đây là giai đoạn tăng trưởng đầu đời cho thể chất rất mạnh mẽ, chăm sóc dinh dưỡng và nuôi dưỡng khoa học, đúng, đủ sẽ quyết định quan trọng trong toàn bộ sự phát triển sau này của trẻ. Chính vì vậy, công tác tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đã được xác định là nhiệm vụ vô cùng quan trọng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của các trường mầm non, các nội dung được cụ thể hoá như sau:
Chăm sóc sức khoẻ thể lực và tinh thần: Kiểm tra sức khỏe đầu năm học;
Kiểm tra sức khỏe định kỳ trong năm học; Theo dõi tình trạng dinh dưỡng trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì; Phối hợp chăm sóc sức khỏe giữa gia đình và nhà trường;
Hướng dẫn trẻ rèn luyện thể lực; Hướng dẫn trẻ tự chăm sóc sức khoẻ; Hướng dẫn chọn trang phục phù hợp với thời tiết cho trẻ; Hướng dẫn chăm sóc trẻ khi trẻ bị ốm
Chăm sóc dinh dưỡng: Cung cấp bữa ăn đủ dinh dưỡng; Cung cấp tối thiểu số bữa ăn theo lứa tuổi; Đảm bảo giờ ăn của trẻ theo từng lứa tuổi; Đảm bảo khẩu phần ăn hợp lý theo nhu cầu lứa tuổi
Chăm sóc vệ sinh: Hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân; Cung cấp chỗ học đảm bảo vệ sinh; Cung cấp chỗ ngủ đảm bảo vệ sinh; Cung cấp khu vực vui chơi ngoài trời đảm bảo vệ sinh; Cung cấp nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn vệ sinh học đường; Cung cấp đồ chơi và thiết bị giáo dục đảm bảo vệ sinh; Cung cấp chỗ ngủ đảm bảo vệ sinh; Vệ sinh cá nhân cho trẻ trước khi ngủ.
Chăm sóc giấc ngủ: Cung cấp đủ chỗ ngủ theo sĩ số lớp; Đảm bảo chương trình giáo dục để trẻ được ngủ đúng giờ, đủ giờ; Đảm bảo môi trường ngủ yên tĩnh;
Đảm bảo thời gian nhu cầu ngủ phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ.
Đảm bảo an toàn: Đảm bảo cung cấp thiết bị giáo dục an toàn; Đảm bảo cung cấp thiết bị khu vui chơi ngoài trời an toàn; Cung cấp CSVC có kiến trúc an toàn, thân thiện với trẻ; Đảm bảo an ninh trong nhà trường; Cung cấp thiết bị công nghệ đảm bảo an toàn cho trẻ trong khuôn viên nhà trường; Đảm bảo thực phẩm an toàn vệ sinh cho trẻ; Đảm bảo an toàn dinh dưỡng cho trẻ.
(2) Tổ chức hoạt động giáo dục trong trường mầm non
Trẻ em trong giai đoạn ở cấp mầm non, hoạt động giáo dục không mang tính chất rập khuôn, máy móc mà việc tổ chức hoạt động GD trong trường MN hiện đại là có sự thoát ly khỏi hoạt động học tập, có sự nâng cao vị trí của hoạt động vui chơi như là hoạt động cơ bản của tuổi mẫu giáo; việc vận dụng những hình thức làm việc có hiệu quả hơn: hoạt động dự án, tình huống chơi, tình huống dạy học nêu vấn đề trong khuôn khổ tích hợp các lĩnh vực giáo dục. Do đó, “Giờ học” như một hình thức tổ chức hoạt động học tập trong trường MN bị hủy bỏ. Giờ học phải trở nên hấp dẫn với trẻ, là hình thức đặc biệt do GV tổ chức, là hình thức tổ chức hoạt động đặc trưng của trẻ, kích thích tính tích cực của trẻ, là sự tương tác và giao tiếp công việc, là sự tích lũy thông tin nhất định về thế giới xung quanh của trẻ, nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo nhất định.
Tổ chức hoạt động vui chơi: Đảm bảo đồ chơi phù hợp với các loại hình hoạt động vui chơi; Tổ chức hoạt động chơi vận động; Tổ chức hoạt động chơi phù
hợp theo từng lứa tuổi; Tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời; Tổ chức hoạt động vui chơi trong nhà.
Tổ chức hoạt động học: Hoạt động học theo chương trình GDMN từng lứa tuổi; Hoạt động học do trường thiết kế riêng; Hoạt động thể dục, thể thao; Hoạt động dã ngoại; Hoạt động học trong lao động.
Tổ chức hoạt động lao động: Tổ chức hoạt động lao động giúp trẻ rèn luyện tính tỉ mỉ; Tổ chức hoạt động lao động giúp trẻ rèn luyện tính kiên trì; Tổ chức hoạt động lao động giúp trẻ rèn luyện tính khéo léo theo từng lứa tuổi; Tổ chức hoạt động lao động giúp trẻ rèn luyện sức khỏe theo từng lứa tuổi; Tổ chức hoạt động lao động giúp trẻ rèn luyện tính đoàn kết; Tổ chức hoạt động lao động giúp trẻ hòa đồng, hợp tác với các bạn.
Tổ chức hoạt động ngày lễ, ngày hội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước; Tổ chức hoạt động kỷ niệm các ngày lễ của ngành giáo dục; Tổ chức hoạt động các ngày hội trong năm; Tổ chức hoạt động thiết kế theo Chương trình giáo dục riêng của nhà trường.
(3) Tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường MN Trong trường mầm non, tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường MN là phục vụ nhu cầu của trẻ có hoàn cảnh khó khăn và làm tất cả mọi thứ có thể để đảm bảo sự hòa nhập hoàn toàn với xã hội và sự phát triển toàn bộ khả năng của các em. Đây là một nhiệm vụ quan trọng được nhà nước rất quan tâm, việc tổ chức các hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong trường mầm non thường gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của GD hòa nhập trẻ khuyết tật là mỗi đứa trẻ đều có những đặc điểm riêng, các trường học hòa nhập cần coi trọng việc tạo cơ hội cho trẻ hỏi và được đánh giá bằng nhiều cách khác nhau. GV trong các trường học hòa nhập đòi hỏi phải xem xét hệ thống các phương thức giảng dạy (thị giác, thính giác, vận động…) trong việc thiết kế phương thức riêng của mình. Điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả hỗ trợ mà các nhà GD cung cấp cho học sinh khuyết tật cũng như đa dạng hóa trải nghiệm GD cho tất cả trẻ.
Nội dung của hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật: Xây dựng và thực hiện kế hoạch GD hòa nhập cho trẻ theo độ tuổi; Phân loại trẻ theo đối tượng để GD hòa nhập; Đảm bảo đồ chơi phù hợp với đặc điểm của trẻ hoà nhập; Tổ chức các
hoạt động dành riêng cho từng loại trẻ hoà nhập: vận động, giao tiếp, vui chơi, học tập, lao động; Hoạt động hỗ trợ cho CMT được GD hòa nhập.
(4) Tổ chức hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ
Mối quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội có tầm quan trọng lớn trong việc nâng cao chất lượng GD và phát triển cộng đồng. Trẻ trong độ tuổi mầm non gia đình được coi là “Búp trên cành”. Các trẻ cần được nâng niu, chăm sóc, nuôi dưỡng một cách khoa học nên cần có sự phối hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội gắn bó một cách mật thiết, mối quan hệ này có tác động qua lại. Bởi vì, truyền thống gia đình ảnh hưởng sâu sắc đến nhân cách của trẻ em. Gia đình là nơi được yêu thương vô điều kiện, từ đó trẻ hình thành, phát triển và bồi đắp nhân cách. Gia đình còn là cầu nối trẻ em với nhà trường và xã hội, là nơi nuôi dưỡng, GD trẻ em. Nhà trường là môi trường có đủ điều kiện nhất trong việc thực hiện các mục tiêu của GD trong giai đoạn trẻ MN. Trường MN đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thụ những nhận thức cho trẻ. Bên cạnh truyền thụ tri thức văn hóa, nhà trường còn có nhiệm vụ GD, rèn luyện về mặt phẩm chất đạo đức, đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ. Cộng đồng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng môi trường văn hóa, môi trường GD. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình GD trẻ em.
Nội dung hoạt động tuyên truyền: Trao đổi những vấn đề về tâm lý lứa tuổi của trẻ; Trao đổi những vấn đề về chăm sóc dinh dưỡng và chăm sóc trẻ; Tổ chức hội thảo cho cha mẹ về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ; Tổ chức hội thảo cho cha mẹ về GD trẻ; Tổ chức hội thảo cho cha mẹ về chuẩn bị trẻ vào lớp 1; Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tham gia vào hoạt động giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của nhà trường; Thu hút hỗ trợ từ các cơ quan, đoàn thể cho các hoạt động giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của nhà trường.