Khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các giải pháp đã đề xuất

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng (Trang 164 - 169)

Chương 1:7CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DỊCH VỤ CÔNG VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG7TRONG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THEO TIẾP CẬN7BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG

3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các giải pháp đã đề xuất

Nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài, đồng thời kiệm nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý chất lượng DVC trong GDMN đáp ứng nhu cầu xã hội đã đề xuất.

3.3.2. Nội dung và phương pháp khảo nghiệm 3.3.2.1. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của 05 giải pháp quản lý DVC trong trường MN công lập đã được đề xuất, gồm:

Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường và gia đình, cộng đồng xã hội về sự cần thiết quản lý dịch vụ công trong trường MN.

Giải pháp 2: Tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong trường mầm non.

Giải pháp 3: Xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với các bên liên quan trong quản lý chất lượng các dịch vụ công tại các trường MN công lập.

Giải pháp 4: Phát triển chương trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương.

Giải pháp 5: Đề xuất tiêu chuẩn, tiêu chí quản lý dịch vụ công trong trường mầm non theo hướng bảo đảm chất lượng dựa vào thông tư 19/2018/TT-BGD&ĐT 3.2.2.2. Phương pháp khảo nghiệm

Sử dụng phương pháp khảo sát bằng dùng phiếu hỏi (phụ lục số 4) 3.3.3. Đối tượng khảo nghiệm

Việc khảo nghiệm được thực hiện trên 164 người bao gồm:

Cán bộ quản lý: 132 người (trong đó đang làm công tác QL tại các trường ĐH có đào tạo các ngành QLGD, đào tạo GVMN, Hiệu trưởng, hiệu phó các trường mầm non, CBQL các phòng GD&ĐT)

Giảng viên: 32 người (đang giảng dạy tại các trường ĐH có đào tạo QLGD và đào tạo giáo viên mầm non)

Thâm niên công tác trong lĩnh vựa giáo dục:

Biểu đồ 3.1. Thâm niên công tác của đối tượng tham gia khảo sát Có 5 người (3%) có thâm niên trong lĩnh vực GD trên 30 năm;

48 người (29,3%) có thâm niên từ 20 đến 30 năm;

83 người (50,6%) có thâm niên từ 10 đến 20 năm;

28 người (17,1%) có thâm niên dưới 10 năm.

3.3.4. Kết quả khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 3.3.4.1. Sự cần thiết của các giải pháp đã đề xuất

Qua trưng cầu ý kiến của các đối tượng tham gia khảo sát, thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Ý kiến đánh giá về tính cấp thiết của các giải pháp (1) Rất cần

thiết

(2) cần thiết

(3) ít cần thiết

(4) không cần thiết

(5) rất không cần thiết

TT Các giải pháp

Số lượt ý kiến đánh giá các mức độ cấp thiết của giải pháp

(1) (2) (3) (4) (5) 1 Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của

cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường và gia đình, cộng đồng xã hội về sự cần thiết quản lý DVC trong trường MN

108 (65,8%

)

56 (31,1%)

1 (0,6%

)

0 0

2 Giải pháp 2: Tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong trường MN

106 (64,6%

)

58 (35,4%)

1 (0,6%

)

0 0

3 Giải pháp 3: Xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với các bên liên quan trong quản lý chất lượng các DVC tại các trường MN công lập

107 (65,2%

)

58

(35,4%) 0 0 0

4 Giải pháp 4: Phát triển chương trình GDMN phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương.

101 61,6%

62 37,8%

4

2,4% 0 0 5 Giải pháp 5: Đề xuất tiêu chuẩn, tiêu

chí quản lý dịch vụ công trong trường MN theo hướng BĐCL

102 62,2%

60 36,6%

2

1,2% 0 0

Qua bảng 3.1. cho thấy kết quả khảo nghiệm các giải pháp đều được các ý kiến đánh giá ở mức rất cần thiết và cần thiết từ 98% trở lên. Trong đó, có giải pháp đạt 100% mức cần thiết và rất cần thiết giải pháp 3: Xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với các bên liên quan trong quản lý chất lượng các dịch vụ công tại các trường MN công lập. Điều này đúng với thực tế hiện nay của các trường MN đối với quản lý DVC và nâng cao CL DVC cần phải có sự kết nối, phối hợp mật thiết giữa nhà trường và các bên liên quan. Vấn đề này ngày càng phát triển và được chú trọng hơn. Bên cạnh đó, kết quả khảo nghiệm cho thấy các giải pháp được đề xuất là cần thiết đối với việc quản lý DVC trong trường MN công lập thành phố Hà Nội theo hướng BĐCL được đồng thuận của các ý kiến. Điều này cho thấy có thể triển khai các giải pháp này tại các trường MN công lập nhằm bảo đảm chất lượng DVC trong trường MN công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3.3.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất

Khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp được đề xuất về quản lý DVC ở các trường MN trong giai đoạn hiện nay thu được kết quả ở bảng 3.2. sau đây:

Bảng 3.2. Ý kiến đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất

(1) Rất khả thi

(2)Khả thi

(3) ít khả thi

(4) không

khả thi (5) rất không khả thi TT Các giải pháp

Số lượt ý kiến đánh giá các mức độ khả thi của các giải pháp

(1) (2) (3) (4) (5) 1 Giải pháp 1: Nâng cao nhận

thức của CBQL, GV, nhân viên của nhà trường và gia đình, cộng đồng xã hội về sự cần thiết quản lý DVC trong trường MN

99 (60,4%)

63 (38,4%)

3

(1,8%) 0 0

2 Giải pháp 2: Tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL, GV và nhân viên trong trường MN

93 (56,7%)

67 (37,5%)

5

(3,0%) 0 0

3 Giải pháp 3: Xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với các bên liên quan trong quản lý chất lượng các dịch vụ công tại các trường MN công lập

90 (54,9%)

73 (44,5%)

2

(1.2%) 0 0

4 Giải pháp 4: Phát triển chương trình giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương.

98 (59,8%)

60 (36,6%)

7

(4,2%) 0 0 5 Giải pháp 5: Xây dựng tiêu

chuẩn, tiêu chí quản lý dịch vụ công trong trường MN theo hướng bảo đảm chất lượng

99 (60,3%)

60 (36,6%)

6

(3,6%) 0 0

Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy:

Nhìn chung, các giải pháp được đề xuất trong luận án khi đưa ra xin ý kiến đều cho rằng mức độ khả thi và rất khả thi cao đều từ 95% ý kiến. Tuy nhiên với giải pháp 4: Phát triển chương trình GDMN phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương có 7/164 (4,2%) ý kiến cho rằng giải pháp này ít khả thi, thực tế trong các trường MN công lập hiện nay có 20% khối lượng chương trình các trường MN được phép điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Giải pháp được đánh giá cao nhất là giải pháp 3 “Xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với các bên liên quan trong quản lý chất lượng các dịch vụ công tại các trường MN công lập”, với giải pháp này các ý kiến đồng thuận cao thấy tầm quan trọng và khả năng thực hiện có tính khả thi và khả thi cao để cho rằng để đảm bảo chất lượng dịch vụ công trong trường MN. Chỉ có 1,2% ý kiến được khảo sát cho rằng mức độ ít khả thi của giải pháp này.

Tóm lại, kết quả khảo nghiệm cho thấy, phần lớn các giải pháp đề xuất là rất cần thiết và có tính khả thi cao. Các giải pháp này cần thiết cho việc quản lý DVC trong trường MN công lập theo tiếp cận bảo đảm chất lượng, đồng thời chúng cũng có tính khả thi cao, phù hợp với các trường MN công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục Quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận bảo đảm chất lượng (Trang 164 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)