Chương 1:7CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DỊCH VỤ CÔNG VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG7TRONG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THEO TIẾP CẬN7BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG
3.2. Các giải pháp được đề xuất
3.2.1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường và gia đình, cộng đồng xã hội về sự cần thiết quản lý dịch vụ công trong trường MN
3.2.1.1. Mục đích giải pháp
Giải pháp này nhằm giúp cho đội ngũ CBQL, GV, nhân viên chăm sóc trẻ, CMT và cộng đồng nhận thức sâu sắc hơn về vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của QLDVC trong trường MN công lập theo hướng bảo đảm chất lượng. Từ đó, những đối tượng liên quan sẽ nỗ lực, tích cực tham gia và hỗ trợ các hoạt động
trong nhà trường chuyên nghiệp hơn nhằm nâng cao chất lượng DVC trong nhà trường; nuôi dưỡng lòng say mê yêu nghề, yêu trẻ và sự hứng thú trong nghề nghiệp.
3.2.1.2. Nội dung giải pháp
Từ mục đích của giái pháp, nội dung của giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của CBQL, GV, nhân viên, CMT và cộng đồng về quản lý DVC tập trung vào các nội dung sau đây:
- Nâng cao nhận thức về vai trò của DVC và QLDVC trong nhà trường chính là nhằm nâng cao CLDVC, đáp ứng được nhu cầu, mang đến sự hài lòng cho CMT, cộng đồng xã hội.
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng DVC và QLDVC trong trường MN cho CBQL, GV, nhân viên chăm sóc trẻ, gia đình và cộng đồng xã hội.
- Nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của DVC và QLDVC đối với gia đình, cộng đồng và xã hội.
Trong bối cảnh giáo dục hiện nay và cùng với sự quan tâm của cộng đồng, xã hội và của cha mẹ, DVC và QLDVC trong nhà trường có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ MN, các trường MN ngoài công lập ngày càng phát triển, tuy nhiên trường MN công lập luôn có vai trò và vị trí quan trọng trong hệ thống các trường MN và đã thu hút được số lượng trẻ MN đến trường; hệ thống các trường MN công lập đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản và phù hợp với số đông của các gia đình và cộng đồng xã hội. Quản lý DVC của các trường MN đóng vai trò rất quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ công và quản lý DVC sẽ giúp các trường MN đáp ứng được các yêu cầu về chăm sóc, nuôi dưỡng và GD trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần, mang đến sự hài lòng cho CMT nói riêng và cộng đồng nói chung. Đây cũng là điều kiện để các trường MN công lập tiếp tục vận động được sự phối hợp và hỗ trợ từ cộng đồng để phát triển nhà trường.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
Tổ chức nghiên cứu, quán triệt trong đội ngũ CBQL, GV, nhân viên trong nhà trường về vai trò và tầm quan trọng của quản lý dịch vụ công.
- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tổ chức cho CBQL, GV, nhân viên trong nhà trường nghiên cứu, học tập về DVC và quản lý DVC trong trường MN công lập. Từ thực tế quản lý cho thấy nhận thức của còn có nhiều hạn chế, hiểu chưa sâu, chưa đầy đủ về DVC trong trường MN, đây là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng chưa cao, do đó cần có những kế hoạch đầy đủ, chi tiết trong trường để thấy được tầm quan trọng của quản lý chất lượng GD trong nhà trường.
- Hiệu trưởng phân công các bộ phận phụ trách việc chuẩn bị cơ sở vật chất, các nội dung cần quán triệt, cần triển khai và tài liệu liên quan.
- Tổ chức các buổi trao đổi, thảo luận trong đội ngũ CBQL, GV và nhân viên trong nhà trường để nhận thức rõ: chất lượng DVC trong nhà trường là thương hiệu, là uy tín, gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nhà trường; QLDVC để nâng cao CL DVC trong nhà trường là trách nhiệm của mọi thành viên trong trường MN, mọi thành viên trong trường MN là một mắt xích quan trọng tham gia vào các hoạt đông đó có thể là trực tiếp và có thể là gián tiếp. Vì vậy, mọi thành viên nhà trường phải nhận thức rõ chất lượng DVC vừa là nhiệm vụ chính trị, vừa là nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường, quản lý DVC trong nhà trường là trách nhiệm của mọi thành viên trong nhà trường nên mỗi một thành viên, mỗi đơn vị trong trường đều phải tham gia tích cực.
Nhận thức được tầm quan trọng của quản lý DVC đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, thoả mãn các yêu cầu, chỉ số đầu ra của GDMN, giúp trẻ phát triển về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và kỹ năng xã hội theo tiêu chí đánh giá trẻ trong chương trình GDMN.
Vai trò và lợi ích của việc quản lý DVC cũng như nghiên cứu việc ứng dụng các hệ thống quản lý phù hợp vào các DVC của nhà trường. Cụ thể, việc quản lý DVC trong trường sẽ giúp trẻ được chăm sóc và GD tốt nhất trong điều kiện thực tế của nhà trường: Trẻ được tham gia các hoạt động vui chơi, học tập và hòa nhập được theo dõi và đánh giá một cách thường xuyên (Trẻ được đánh giá và ghi chép đầy đủ sau mỗi hoạt động trong ngày, đánh giá cuối thàng, cuối mỗi giai đoạn và cuối năm học về 5 lĩnh vực thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mỹ), được bảo vệ và tôn trọng tuyệt đối các quyền lợi của trẻ. Điều này sẽ
giúp các trường MN công lập xây dựng sự hài lòng, niềm tin của CMT và xã hội, đáp ứng được yêu cầu về CL GD trong giai đoạn hiện nay, qua đó cũng giúp nâng cao uy tín, hình ảnh thương hiệu của nhà trường. Bên cạnh đó, việc quản lý DVC còn giúp nhà trường đánh giá một cách chính xác kết quả thực hiện việc chăm sóc, GD trẻ của đội ngũ GV và nhân viên của trường; kiểm soát các quá trình làm việc của đội ngũ GV, nhân viên để kịp thời có những biện phát điều chỉnh, cải tiến hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng GD của nhà trường.
- Tổ chức cho CBQL, GV, nhân viên trong nhà trường nghiên cứu, bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức về DVC và quản lý DVC dưới nhiều hình thức khác nhau: Bồi dưỡng chung toàn đội ngũ, bồi dưỡng theo tổ, nhóm tổ chuyên môn, bồi dưỡng nhóm và cá nhân.... về các ND liên quan tới các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non.
Thường xuyên quán triệt về tầm quan trọng của quản lý DVC và vai trò, trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhà trường đối với quản lý chất lượng DVC qua các buổi họp hội đồng, họp tổ chuyên môn, các buổi lễ truyền thống của nhà trường.
Tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề, hội thảo chuyên môn, tọa đàm về hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, tuyên truyền và phổ biến kiến thức khoa học về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ cho gia đình, cộng đồng và xã hội
Xây dựng các phong trào thi đua, các cuộc thi tìm hiểu về hoạt động quản lý DVC trong nhà trường.
Làm cho mọi thành viên trong nhà trường nhận thức rõ nâng cao chất lượng DVC trong nhà trường vừa là trách nhiệm, vừa là nhiệm vụ chính trị, vừa là nhiệm vụ chuyên môn quan trọng của nhà trường trong bối cảnh giáo dục hiện nay.
Hiệu trưởng cần làm rõ trách nhiệm của các thành viên trong nhà trường về vị trí công tác, về nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên trong nhà trường, bên cạnh đó cho thấy tầm quan trọng của DVC trong trường đối với sự tồn tại và phát triển của nhà trường, cụ thể:
Đối với trường MN: Kiểm soát được toàn bộ quá trình làm việc của đội ngũ
CB trong nhà trường, giúp tổ chức các hoạt động cung cấp các DVC trong nhà trường một cách tốt nhất, đánh giá một cách trung thực cách thức thực hiện nhiệm vụ của CBQL, GV và nhân viên chăm sóc trẻ. Quan trọng hơn nữa là tạo được sự đồng thuận, thống nhất từ trên xuống dưới trong công việc chỉ đạo, điều hành và thực hiện các hoạt động trong nhà trường từ CBQL, GV và nhân viên.
Vai trò của quản lý DVC trong các trường MN công lập là tạo ra sự thống nhất ý chí giữa CBQL, GV, nhân viên và gia đình, cộng đồng trong việc tổ chức thực hiện các DVC; Đặt nhiệm vụ cho các thành viên trong nhà trường nỗ lực cải tiến và nâng cao CL các dịch vụ trong nhà trường nhằm đạt được mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ. Xác định mục tiêu chung là hướng đến sự phát triển toàn diện của trẻ để định hướng cho tất cả các thành viên đều hướng mọi nỗ lực vào việc nâng cao chất lượng các dịch vụ trong nhà trường.
Cán bộ quản lý nhận thức đúng và đầy đủ về tầm quan trọng của quản lý DVC trong nhà trường MN sẽ tích cực, chủ động đầu tư đầu tư tài lực, vật lực vào việc xây dựng kế hoạch, đầu tư nguồn lực, hướng dẫn, khuyến khích các thành viên trong nhà trường nỗ lực tham gia thực hiện tốt các DVC trong nhà trường. Đồng thời tích cực tham mưu cho chính quyền địa phương, huy động mọi nguồn lực, sự hỗ trợ từ cộng đồng để nâng cao hiệu quả chăm sóc, GD trẻ.
Giáo viên, nhân viên chăm sóc trẻ khi nhận thức được tầm quan trọng của quản lý DVC trong nhà trường thì họ sẽ tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động của nhà trường. Khi họ nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với việc nâng cao chất lượng các DVC trong nhà trường thì từng cá nhân sẽ làm tốt nhiệm vụ của mình: GV làm tốt công tác tuyên truyền, thực hiện tốt kế hoạch giáo dục một ngày, đổi mới ND hình thức tổ chức các hoạt động...
Nhân viên: Cải tiến chế biến các món ăn mới đảm bảo chất lượng, thay đổi thực đơn theo ngày, theo tuần, chế độ ăn dành riêng cho trẻ thừa cân, béo phì, thấp còi và suy dinh dưỡng... Để làm được điều đó đòi hỏi giáo viên và nhân viên nỗ lực học tập, rèn luyện để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, đầu tư thời gian, tài chính và công sức cho việc sáng tạo, đổi mới các phương pháp, hình thức chăm sóc, GD trẻ nhằm giúp trẻ phát triển cả thể chất và tinh thần, đáp ứng kỳ vọng của xã hội và
mục tiêu của GDMN. Nhân viên theo dõi sức khỏe: cập nhật tình hình sức khỏe của trẻ hàng ngày, thông báo với, GV và CMT những biểu hiện trẻ về sức khỏe: sổ theo dõi cân nặng, chiều cao định kì và hàng tháng và có sự đánh giá sự phát triển của trẻ.
Đối với các trẻ: QLDVC tốt sẽ giúp các trẻ được chăm sóc, học tập, vui chơi trong điều kiện tốt nhất của nhà trường; trẻ được đánh giá, theo dõi thường xuyên để biết được sự chuyển biến, phát triển về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ; trẻ được bảo vệ, tôn trọng các quyền lợi được hưởng.
Đối với gia đình, cộng đồng và xã hội: nhà trường mang đến cho sự yên tâm, hài lòng và thoả mãn khi gửi con trẻ tới trường, từ việc xây dựng được lòng tin, xây dựng được hình ảnh, uy tín đối với gia đình, cộng đồng và xã hội, cụ thể:
Cha mẹ trẻ là những người trực tiếp chăm sóc, GD trẻ trong thời gian trẻ không ở trường, chính vì vậy, khi CMT hiểu được tầm quan trọng của các DVC trong nhà trường đối với sự phát triển của trẻ. Trao đổi với GV về những thay đổi, biểu hiện tích cực, hay chưa tích cực (Con chưa nghe lời, hay cáu gắt, chưa có thói quen vệ sinh, chưa có kỹ năng lao động tự phục vụ...) của trẻ khi ở nhà để được tư vấn và giúp đỡ và phối hợp với GV, nhân viên nhà trường trong vấn đề chăm sóc, GD trẻ. Từ đó, nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong nhà trường.
Nhận thức của cộng đồng đối với việc quản lý DVC trong trường MN công lập đóng vai trò rất quan trọng. Việc xã hội hóa các DVC trong nhà trường cần sự hỗ trợ từ phía các tổ chức xã hội mới có thể đạt hiệu quả.
Tổ chức tuyên truyền cho gia đình, cộng đồng và xã hội về tầm quan trọng dịch vụ công đối với gia đình, cộng đồng và xã hội
- Nội dung tuyên truyền: Chiến lược phát triển nhà trường ở thời điểm hiện tại và những năm tiếp theo hoặc giai đoạn tiếp theo (đề án phát triển trường); ND quản lý các DVC trong trường MN.
Phương tiện hình thức tuyên truyền: Thông qua các buổi họp cha mẹ học sinh, bảng tuyên truyền của nhà trường, của các nhóm lớp, trang website nhà trường, tổ chức các ngày hội ngày lễ trong năm, tổ chức các cuộc hội thảo liên quan
tới các chủ đề về DVC trong trường MN; GV trao đổi trực tiếp hàng ngày với CMT và trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Xây dựng kế hoạch thông tin và truyền thông về các DVC và quản lý chất lượng DVC trong trường MN.
- Tham mưu cho lãnh đạo các cấp về công tác tuyên truyền về DVC và quản lý DVC trong trường MN công lập trên địa bàn dân cư.
- Tổ chức tuyên truyền về các DVC của nhà trường thông qua các phương tiện truyền thông: đài phát thanh truyền hình địa phương, báo chí, các trang thông tin điện tử của thành phố, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và các trường MN trong toàn thành phố.
- Nhà trường tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo hoặc thông qua các hoạt động có các ngày lễ hội truyền thống, các ngày kỷ niệm và các hoạt động của nhà trường với sự tham gia của chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị, các nhân và CMT để tuyên truyền về các ND liên quan đến chất lượng DVC trong nhà trường.
- Thường xuyên có kiểm tra, đánh giá công tác thông tin và truyền thông về các DVC của nhà trường để có biện pháp điều chỉnh nhằm cải tiến để nâng cao hiệu quả tuyên truyền trong nhà trường.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
Để giải pháp này thực hiện đạt kết quả tốt nâng cao hiểu biết của CBQL, GV, nhân viên, CMT, cộng đồng và xã hội về hoạt động DVC trong trường MN công lập và hiểu biết của cộng đồng, gia đình và xã hội về vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết phải QL DVC trong các trường MN công lập thì các cơ quan có thẩm quyền cần ban hành và hướng dẫn đầy đủ, chi tiết và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn bắt buộc trong các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng của nhà trường; đồng thời phải kiểm tra, giám sát việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức đó đối với CQL,GV và nhân viên trong nhà trường.
Giải pháp 2: Tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong trường mầm non.
3.2.2.1. Mục đích giải pháp
Mục đích của giải pháp này là nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, GV và nhân viên trong nhà trường về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ý thức, đạo đức nghề nghiệp, từ đó nâng cao DVC trong các trường MN công lập.
3.2.2.2. Nội dung giải pháp
Tổ chức nội dung bồi dưỡng theo các chương trình của ngành GD&ĐT, của vị trí việc làm (nội dung chương trình bồi dưỡng có sẵn).
Đây là nội dung bồi dưỡng được tất cả các trường hàng năm được thực hiện nhằm tiếp thu, cập nhật những nội dung thay đổi của ngành theo các yêu cầu của giáo viên mầm non trước đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo.
Tổ chức nội dung bồi dưỡng theo nhu cầu của công việc, của nhà trường và của cá nhân (nội dung chương trình nhà trường đặt hàng, nhà trường tự xây dựng, cá nhân tự lên kế hoạch bồi dưỡng): các nội dung kiến thức về chương trình, phát triển chương trình giáo dục mầm non gắn liền với điều kiện của địa phương, các phương pháp dạy học dành cho GVMN.
Hình thức bồi dưỡng: Bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng tập trung và tự bồi dưỡng
3.2.2.3. Cách thức thực hiện
Căn cứ và tình hình thực tế của nhà trường, căn cứu vào kế hoạch chiến lược của trường, căn cứ vào kế hoạch năm học và khả năng tài chính cho phép, Hiệu trưởng nhà trường chủ động lên kế hoạch bồi dưỡng cán bộ hàng năm cụ thể đối với từng hình thức bồi dưỡng, cụ thể:
- Chỉ đạo hoạt động xác định nhu cầu bồi dưỡng về năng lực QL, năng lực giảng dạy, vị trí công tác, cập nhật kiến thức chuyên môn từ đó xác định được số lượng CBQL, GV và nhân viên cần được bồi dưỡng tại chỗ, ngắn hạn hay dài hạn.
- Chỉ đạo hoạt động phân tích nhu cầu bồi dưỡng trong các hoạt động của trường MN nhằm xác định mục tiêu, nội dung bồi dưỡng; lựa chọn hình thức tổ chức bồi dưỡng (bồi dưỡng tập trung hoặc tự bồi dưỡng) cho phù hợp với nhu cầu CBQL,GV và nhân viên về các hoạt động dịch vụ công của trường, điều kiện thực tế của của nhà trường, của địa phương và của cá nhân người được bồi dưỡng.
- Chỉ đạo các tổ, nhóm lớp và một số đơn vị chức năng của trường phối hợp để