Chương 1:7CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DỊCH VỤ CÔNG VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG7TRONG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THEO TIẾP CẬN7BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG
3.4. Thử nghiệm giải pháp “Tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong trường mầm non.”
3.4.5. Nội dung và cách thức thử nghiệm
Như Luận án đã đề xuất, vấn đề tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về thực hiện các hoạt động dịch vụ công của Hiệu trưởng Trường mầm non được thực hiện như một nội dung quản lý đội ngũ của Nhà trường.
Chất lượng dịch vụ công là khâu then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường, thu hút các bậc cha mẹ trẻ tin tưởng và lựa chọn Nhà trường là địa chỉ đáng tin cậy để gửi trẻ, cũng như hợp tác với Nhà trường trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
Việc cập nhật thường xuyên kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, trong đó có kiến thức về dịch vụ công trong trường mầm non không chỉ là yêu cầu của ngành giáo dục mà còn là nhu cầu của mỗi giáo viên trong qua trình công tác. Từ đó giúp cho CBQL, GV tiếp cận những thông tin mới, phát huy năng lực sáng tạo của mỗi bản thân cán bộ, giáo viên trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục MN trong giai đoạn hiện nay. Vì thế, Tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL, GV và nhân viên trong trường mầm non nhằm nâng cao chất lượng DVC trong trường MN cũng là nội dung cơ bản trong quá trình thử nghiệm của luận án, bao gồm hai nội dung:
(1) Lựa chọn, cử và tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng hạng: Giáo viên mầm non hạng 2 và hạng 3
Theo quy định của các cấp học, giáo viên được xếp hạng chức danh nghề nghiệp vào 3 hạng (riêng đối với GVMN là hạng II, III, IV). Sau khi tốt nghiệp trình độ cử nhân giáo dục sư phạm thì giáo viên được xếp vào hạng thấp nhất. Trong quá trình phấn đấu và tích lũy các điều kiện về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, giáo viên có đủ điều kiện để nâng hạng khi có đợt tham gia xét hoăc thi nâng hạng. Nếu một giáo viên từ lúc vào nghề không tham gia học bồi dưỡng và thi thì vẫn chỉ ở hạng thấp nhất. Vì vậy nếu giáo viên muốn thăng hạng thì phải phấn đấu đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn nâng hạng.
Để được thăng hạng giáo viên phải có kế hoạch và lộ trình cho việc tích lũy các minh chứng. Bồi dưỡng thăng hạng không chỉ đơn thuần cho việc giáo viên đủ điều kiện giải quyết chế độ chính sách mà còn thể hiện sự phát triển chuyên môn nghiệp vụ, vị trí và đẳng cấp của giáo viên trong phát triển nghề nghiệp. Bởi vậy Hiệu trưởng trường mầm non cần giúp cho giáo viên hiểu được thiết kế và kết cấu hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên. Hạng càng cao thì ngoài lợi ích được hưởng giáo viên sẽ phải cống hiến nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ nhà trường giao cho trường. Như vậy nếu muốn giáo viên được hưởng quyền lợi và khẳng đinh vị thế nghề nghiệp giáo viên cần phải nỗ lực cố gắng hơn tất cả các thành viên khác.
Để đảm bảo tính công bằng và minh bạch khi xét cử giáo viên đi học nâng hạng giáo viên, Hiệu trưởng trường Mẫu giáo số 5 đã thực hiện các công việc sau:
Bước 1: Công khai các tiêu chí để đề cử giáo viên tham gia bồi dưỡng nâng hạng giáo viên:
+ Đối với giáo viên cử đi học nâng hạng từ 3 lên 2 có những tiêu chí sau:
1) Đang được hưởng lương giáo viên mầm non hạng 3.
2) Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong 3 năm liên tiếp.
3) Là thành viên trong ban giám khảo từ cấp trường trở lên.
4) Đầy đủ văn bằng chứng chỉ theo qui đinh.
5) Đạt ít nhất lao động tiên tiến cấp cơ sở 3 năm liên tiếp.
6) Không có khiếu kiện từ phụ huynh.
7) Tham gia đầy đủ các hoạt động của nhà trường.
+ Đối với giáo viên cử đi học nâng hạng từ 4 lên 3 có những tiêu chí sau;
1) Đang được hưởng lương giáo viên mầm non hạng IV 2) Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong 3 năm liên tiếp
3) Là thành viên trong ban giám khảo từ cấp trường.
4) Đầy đủ văn bằng chứng chỉ theo qui đinh.
5) Đạt ít nhất lao động tiên tiến cấp cấp trường, giáo viên giỏi cấp trường 3 năm liên tiếp.
6) Không có khiếu khiện từ phụ huynh nhà trường 7) Tham gia đầy đủ các hoạt động của nhà trường
Bước 2: Tổ chức bình xét tại Hội đồng sư phạm nhà trường để đề cử giáo viên tham gia bồi dưỡng nâng hạng giáo viên.
+ Sau khi phân loại và đưa ra các tiêu chí nhà trường có 1/31 giáo viên được tham gia học nâng hạng giáo viên mầm non hạng III lên giáo viên mầm non hạng II và 7/31 giáo viên được tham gia học nâng hạng giáo viên mầm non hạng IV lên giáo viên mầm non hạng III.
Bước 3: Công khai sư hỗ trợ của nhà trường đối với giáo viên được đề cử giáo viên tham gia bồi dưỡng nâng hạng giáo viên.
+ Thời gian và hình thức tham gia học: Tháng 02/2019- 02/2020 (Học thứ bảy và chủ nhật – học trực tuyến).
+ Kinh phí hỗ trợ: Nhà trường hỗ trợ 50% kinh phí học tập cho giáo viên được cử tham gia học nâng hạng.
Bước 4: Kiểm tra kết quả khoá bồi dưỡng đối với giáo viên được đề cử giáo viên tham gia bồi dưỡng nâng hạng giáo viên.
Kiểm tra kết quả khoá bồi dưỡng đối với giáo viên được đề cử giáo viên tham gia bồi dưỡng nâng hạng giáo viên về kiến thức, kỹ năng thực hiện hoạt động dịch vụ công qua trao đổi, dự giờ, quan sát, trò chuyện với cha mẹ trẻ.
(1) Tổ chức bồi dưỡng tại chỗ cho giáo viên mầm non cốt cán và giáo viên của nhà trường.
Muốn phụ huynh tin tưởng, tín nghiệm nhà trường, người Hiệu trưởng là phải chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ: đội ngũ vững vàng chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp. Giáo viên chỉ làm tốt được những điều này khi họ thực sự hiểu được đứa trẻ muốn gì và nghĩ gì? Ngoài ra họ cần phải được nhà trường trang bị những kiến thức hành trang cơ bản của một cô giáo mầm non thông qua các khóa học bồi dưỡng do nhà trường tổ chức. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay xã hội phát triển, đòi hỏi mỗi giáo viên tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bắt kịp sự thay đổi, đổi mới của GDMN. Để hoàn thành sứ mệnh của mình, các cô giáo mầm non luôn sáng tạo đổi mới và tiếp cận phương pháp dạy học tiên tiến nhất.
Để tổ chức bồi dưỡng tại chỗ cho giáo viên mầm non cốt cán và giáo viên trong nhà trường về dịch vụ công trong trường mầm non, Hiệu trưởng trường mầm non số 5 đã thực hiện các công việc sau:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và phổ biến cho giáo viên trong nhà trường.
Bước 2: Mời các chuyên gia, các giảng viên có uy tín của các trường ĐHGD và CĐ mẫu giáo TƯ về trường để triển khai các hoạt động bồi dưỡng và chia sẻ kinh nghiệm về dịch vụ công trong trường mầm non.
Bước 3: Tổ chức bồi dưỡng tại chỗ cho giáo viên của nhà trường do các giảng viên, các chuyên gia, ban giám hiệu giảng dạy tại nhà trường.
Nâng cao năng lực nghề nghiệp là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của người giáo viên. Nội dung bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non về dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước trong trường mầm non bao gồm:
(1) Dịch vụ chăm sóc và nuôi dưỡng: Dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc giấc ngủ, chăm sóc vệ sinh, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an toàn cho trẻ; (2) Hoạt động giáo dục: Hoạt động chơi, hoạt động học, hoạt động lao động, hoạt động ngày lễ, ngày hội; (3) Hoạt động giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trong nhà trường; (4) Hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho các cha mẹ trẻ và cộng đồng. Các chuyên đề được tiến hành bồi dưỡng bao gồm:
- Chuyên đề Phát triển năng lực xây dựng môi trường giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” để thực hiện 4 nhóm hoạt động dịch vụ công.
- Chuyên đề Phát triển năng lực sử dụng các phương pháp tiên tiến như STEM, Montessori; sử dụng và khai thác đồ dùng hiệu quả trong trường mầm non để thực hiện 4 nhóm hoạt động dịch vụ công.
3.5.5.2. Cách thức thử nghiệm
- Thời gian thử nghiệm: 12 tháng (từ tháng 2/2019 và đến tháng 2/2020).
- Tổ chức thử nghiệm:
Bước 1. Chuẩn bị
+ Thống nhất với Ban Giám hiệu và đội ngũ giáo viên về kế hoạch triển khai các hoạt động thử nghiệm.
+ Đo năng lực nghề nghiệp của các giáo viên trước khi tham gia các hoạt động thử nghiệm.
Bước 2. Thử nghiệm
Từ những yêu cầu về nội dung “Thu hút, bồi dưỡng và đãi ngộ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên chăm sóc trẻ” cho đội ngũ giáo viên trường mẫu giáo số 5, tác giả đã phối hợp với Ban Giám hiệu và giáo viên Trường mẫu giáo số 5 triển khai các hoạt động cụ thể như sau:
(1) Khuyến khích giáo viên tham gia lớp bồi dưỡng nâng hạng và bồi dưỡng các chuyên đề nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ.
(2) Tổ chức tập huấn năng lực xây dựng môi trường giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” ở trường mầm non.
(3) Tổ chức tập huấn năng lực năng lực sử dụng các phương pháp tiên tiến như STEM, Montessori; sử dụng và khai thác đồ dùng hiệu quả trong trường mầm non.