Chương 1:7CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DỊCH VỤ CÔNG VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG7TRONG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THEO TIẾP CẬN7BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG
2.5. Đánh giá chung về dịch vụ công và quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập thành phố Hà Nội
2.5.1. Những thành công đạt được và nguyên nhân
Được sự quan tâm của toàn Đảng, Chính phủ và toàn xã hội, các CMT đều quan tâm đến GDMN và cụ thể là các DVC trong nhà trường MN công lập. Điều này đã giúp cho các Trường MN công lập có điều kiện, cơ hội được chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, hòa nhập, phát huy tính sáng tạo của trẻ nhỏ từ đó trẻ được phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần để có một cơ sở, hành trang bước vào các giai đoạn phát triển tiếp theo. Qua phân tích thực trạng nhận thấy rằng việc cung cấp DVC và quản lý các DVC đã đạt được những thành công sau đây:
- Dịch vụ công được cung cấp tại các trường MN công lập được thực hiện nghiêm túc, đúng các quy định và tạo được niềm tin của gia đình và xã hội. Số lượng trẻ được gửi tại các trường MN công lập là lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình có trẻ tới trường MN.
- Quản lý DVC trong trường MN cũng được thực hiện tương đối đồng bộ từ đó về cơ bản đã bảo đảm được chất lượng DVC trong trường mầm non công lập hiện nay.
- Đội ngũ cán bộ quản lý, GV và nhân viên không ngừng được chuẩn hóa, nâng cao, có sự chuyển biến về tư duy, phong cách phục vụ và chất lượng làm việc nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành, của địa phương.
- Cơ sở vật chất, các điều kiện khác được cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương quan tâm đầu tư, tạo điều kiện hỗ trợ phục vụ công tác GDMN.
- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động được các trường MN triển khai thường xuyên, liên tục mang tính chất định kỳ cũng là một trong những yếu tố quan trọng để quản lý DVC của các trường MN.
2.5.2. Những hạn chế cơ bản và nguyên nhân
Mặc dù đã có nhiều thành công trong công tác triển khai các hoạt động DVC trong các trường MN tuy nhiên, đó vẫn còn những hạn chế sau đây:
Đối với thực trạng hoạt động dịch vụ công: còn những tồn tại, bất cập, cần được chú ý đến khi tổ chức các hoạt động, gồm:
- Chăm sóc và nuôi dưỡng: Kiểm tra sức khoẻ đầu năm học, Kiểm tra sức khoẻ định kỳ đầu năm học; Chăm sóc dinh dưỡng cần chỉ đạo sát sao hơn việc cung cấp bữa ăn đủ dinh dưỡng cho trẻ theo độ tuổi, cân nặng…, chú trọng tới việc hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân, cung cấp chỗ ngủ đảm bảo vệ sinh; chỗ vui chơi đảm bảo vệ sinh; đảm bảo thời gian ngủ với từng lứa tuổi; các hoạt động an toàn trong trường học;
- Hoạt động giáo dục: tổ chức các hoạt động vui chơi phù hợp với trẻ, tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng, thu hút gây hứng thú với trẻ, để trẻ không cảm thấy bị bắt buộc trong quá trình học tập, lao động; qua các hoạt động ngày lễ, ngày hội;
- Tổ chức các hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật không chỉ có GV mà là cả xã hội, cả cộng đồng cùng tham gia;
- Nhà trường cần phải tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo để chia sẻ cùng với PH cách chăm sóc và nuôi dạy trẻ.
Đối với thực trạng quản lý dịch vụ công còn có những bất cập sau đây:
- Thứ nhất, đối với vai trò lãnh đạo, quản lý đối với các trường MN mặc dù đã được nâng cao, phát triển về chất lượng, số lượng tuy nhiên vẫn chưa đồng đều về nhận thức của CBQL, GV, nhân viên chăm sóc trẻ, gia đình và cộng đồng về quản lý DVC trong trường MN để hướng đến các trường MN công lập là sự lựa chọn hàng đầu của CMT với tiêu chí đảm bảo chất lượng giáo dục, an toàn cho trẻ và kinh phí tốt nhất đối với phần đông các CMT.
- Thứ hai, các hoạt động trong các hoạt động xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với các bên liên quan trong việc quản lý các DVC tại các trường MN công lập còn nhiều hạn chế, cần có sự phối hợp mật thiết hơn giữa nhà trường và cộng đồng trong việc thực hiện các dịch vụ công, phối hợp quản lý giữa nhà trường và cộng đồng trong việc quản lý nhằm nâng cao DVC trong các trường MN.
- Thứ ba, Công tác tổ chức các hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, GV và nhân viên chăm sóc trẻ còn bị hạn chế bởi các chế độ chính sách và quy định của nhà trường, pháp luật và quy định của ngành.
- Thứ tư, Phát triển chương trình giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng GDMN là một trong những thế mạnh của nhà
trường giúp nhà trường có sự khác biệt so với các trường MN công lập khác.
- Thứ năm, Mặc dù đã có bộ tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chất lượng trường MN tuy nhiên cũng cần có một bộ tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá về quản lý DVC trong nhà trường MN, đây cũng là một trong những giải pháp mà nghiên cứu này đề xuất cho QLDVC theo tiếp cận bảo đảm chất lượng dựa vào mô hình CIPO: đầu vào, quá trình và đầu ra có sự tác động của yếu tố bối cảnh của các các dịch vụ công được cung cấp trong trường MN.
Kết luận Chương 2
Việc đánh giá thực trạng DVC trong trường MN và quản lý dịch vụ công trong trường MN công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy:
DVC trong các trường MN thành phố Hà Nội đã được triển khai, thực hiện nghiêm túc và đầy đủ, đã đáp ứng được yêu cầu của ngành và của CMT, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những hạn chế, bất cập trong quá trình tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, tổ chức các hoạt động GD hoà nhập cho trẻ khuyết tật, hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến thức về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
Kết quả khảo sát quản lý DVC trong trường MN theo tiếp cận bảo đảm chất lượng dựa vào mô hình CIPO để đánh giá cho thấy các ND được khảo sát về QLDVC tại các trường MN đã phần nào đảm bảo, tuy nhiên bên cạnh đó có một số ND đánh giá chưa cao như: Quan tâm của gia đình, xã hội (dân cư, về chính quyền trên địa bàn trường đóng); việc xây dựng chương trình nhà trường để phát triển kỹ năng sống cho trẻ, cá nhân hóa trẻ theo lứa tuổi không chỉ về GD mà còn về quan tâm dinh dưỡng cho trẻ; nhân sự của trường về chất lượng đầu bếp, phân công các vị trí chưa phù hợp, việc đào tạo đội ngũ quản lý kế cận chưa được quan tâm; Cơ sở vật chất: đồ dùng chưa đúng kích cỡ, các thiết bị đồ dùng đồ chơi chưa được an toàn, thiếu thiết bị an ninh trường học, chưa có bếp ăn vệ sinh rộng rãi cho trẻ; Quá trình quản lý việc lập kế hoạch cho trẻ hòa nhập chưa được tốt, hoạt động tuyên truyền còn yếu, giám sát trẻ hòa nhập, kiểm tra thực hiện còn cần được cải thiện;
Đầu ra thì những vấn đề liên quan đến trí lực của trẻ còn chưa được bằng các lĩnh vực khác, sự hứng thú vui vẻ của trẻ khi đến trường chưa cao.
Bên cạnh đó còn có các yếu tố tác động QLDVC người QL cần nắm bắt, dự đoán được những thay đổi để áp dụng kịp thời vào trong trường của mình.
Chương 3
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÍ DỊCH VỤ CÔNG
TRONG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng đã được trình bày ở chương 1 và chương 2 của luận án, đề xuất các giải pháp quản lý dịch vụ công trong trường mầm non công lập theo tiếp cận đảm bảo chất lượng dựa vào các nguyên tắc sau đây: