CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Nghiên cứu sơ bộ đánh giá thang đo
3.4.2. Điều tra sơ bộ đánh giá thang đo
3.4.2.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng rộng rãi nhất để đo lường độ tin cậy của thang đo (tính nhất quán nội tại). Cronbach’s alpha lớn hơn 0,7 là giới hạn dưới (Hair và cộng sự, 2010), một số tác giả đề nghị một giới hạn thấp hơn 0,6 (Garson, 2008). Trong đánh giá độ tin cậy của thang đo, Cronbach’s alpha là hệ số đo lường độ tin cậy của thang đo tổng chứ không phải là hệ số tin cậy cho từng biến quan sát (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Vì vậy, khi kiểm tra từng biến đo lường người ta sử dụng hệ số tương quan biến - tổng, hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn hoặc bằng 0,3 thì biến đó đạt yêu cầu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994).
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo danh tiếng doanh nghiệp thể hiện trong bảng 3.8 sau:
Bảng 3.8. Độ tin cậy thang đo danh tiếng doanh nghiệp Biến
quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu loại
biến
Tương quan biến-tổng
Cronbach's alpha nếu loại
biến Cronbach's alpha = 0,875
CREP1 22,12 13,931 0,676 0,855
CREP 2 21,97 13,992 0,773 0,833
CREP 3 22,49 13,589 0,679 0,855
CREP 4 22,07 14,144 0,710 0,847
CREP 5 21,88 14,377 0,690 0,851
(Nguồn: kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả) Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo danh tiếng doanh nghiệp trong bảng 3.8 cho thấy, hệ số Cronbach’s alpha = 0,875 > 0,6 và hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát biến thiên từ 0,676 đến 0,773 đều lớn hơn 0,3. Như vậy, cả 5 biến trong thang đo danh tiếng doanh nghiệp đều đạt độ tin cậy.
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo hình ảnh nước xuất xứ thương hiệu thể hiện trong bảng 3.9 sau:
Bảng 3.9. Đánh giá độ tin cậy thang đo hình ảnh nước xuất xứ thương hiệu Biến
quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu loại
biến
Tương quan biến-tổng
Cronbach's alpha nếu loại
biến Cronbach's alpha = 0,874
COBI1 34,71 28,734 0,688 0,852
COBI2 34,53 27,886 0,784 0,839
COBI3 35,22 31,133 0,409 0,888
COBI4 34,74 28,205 0,712 0,848
COBI5 34,73 27,846 0,669 0,854
COBI6 34,79 28,801 0,579 0,867
COBI7 34,37 28,18 0,787 0,84
(Nguồn: kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả) Kết quả kiểm định thang đo hình ảnh nước xuất xứ thương hiệu bảng 3.9 cho thấy, hệ số Cronbach’s alpha = 0,874 > 0,6 và hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát biến thiên từ 0,409 đến 0,787, đều lớn hơn 0,3. Như vậy, cả 7 biến trong thang đo hình ảnh nước xuất xứ thương hiệu đều đạt độ tin cậy. Trong thang đo này, nếu bỏ biến COBI3 (Nước có thiết kế tốt) thì hệ số Cronbach’s alpha sẽ tăng lên 0,888. Tuy nhiên, giá trị nội dung của biến này có ý nghĩa trong thực tiễn kinh doanh hiện nay, khi khách hàng xem xét thiết kế xe như là một yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng, đồng thời hệ số tương quan biến – tổng vẫn lớn hơn 0,3. Vì vậy vẫn có thể dữ lại biến COBI3 trong thang đo hình ảnh nước xuất xứ thương hiệu. Như vậy, thang đo hình ảnh nước xuất xứ thương hiệu gồm 7 biến:
COBI1, COBI2, COBI3, COBI4, COBI5, COBI6, COBI7.
Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo hình ảnh nước sản xuất thể hiện trong bảng 3.10 sau:
Bảng 3.10. Đánh giá độ tin cậy thang đo hình ảnh nước sản xuất Biến
quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu loại
biến
Tương quan biến tổng
Cronbach's alpha nếu loại
biến Cronbach's alpha = 0,835
COMI1 15,17 13,316 0,604 0,817
COMI2 15,24 13,036 0,648 0,799
COMI3 15,09 11,234 0,712 0,770
COMI4 15,00 11,635 0,704 0,773
(Nguồn: kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả) Kết quả kiểm định thang đo hình ảnh nước sản xuất bảng 3.10 cho thấy, hệ số Cronbach’s alpha = 0,835 > 0,6 và hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát biến thiên từ 0,604 đến 0,712, đều lớn hơn 0,3. Như vậy, cả 4 biến trong thang đo hình ảnh nước sản xuất đều đạt độ tin cậy.
Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo trách nhiệm thương mại thể hiện trong bảng 3.11 sau:
Bảng 3.11. Đánh giá độ tin cậy thang đo trách nhiệm thương mại Biến
quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu loại
biến
Tương quan biến tổng
Cronbach's alpha nếu loại
biến Cronbach's alpha = 0,761 (lần 1)
CR1 26,82 15,316 0,617 0,694
CR2 26,64 15,199 0,698 0,673
CR3 26,53 16,237 0,647 0,692
CR4 27,33 17,788 0,249 0,808
CR5 26,73 17,45 0,476 0,734
CR6 26,66 17,912 0,434 0,744
Cronbach's alpha = 0,808 (lần 2)
CR1 22,01 10,639 0,689 0,739
CR2 21,82 10,704 0,753 0,718
CR3 21,72 11,864 0,658 0,752
CR5 21,92 13,163 0,445 0,813
CR6 21,85 13,284 0,442 0,813
(Nguồn: kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả)
Kết quả kiểm định thang đo trách nhiệm thương mại lần 1 trong bảng 3.11 cho thấy, hệ số Cronbach’s alpha = 0,761 > 0,6 đảm bảo độ tin cậy cần thiết. Tuy nhiên, biến CR4 (Doanh nghiệp thông báo chính xác, trung thực về đặc điểm của sản phẩm) có hệ số tương quan biến - tổng là 0,249 < 0,3. Nếu loại bỏ biến CR4, thì hệ số Cronbach’s alpha sẽ tăng lên 0,808. Ngoài ra, xét về nội dung của biến quan sát CR4, nếu loại biến CR4, thì các biến CR5 (Doanh nghiệp giải quyết khiếu nại của khách hàng một cách nhanh chóng), CR6 (Hoạt động quảng cáo/khuyến mãi của doanh nghiệp trung thực) cũng thể hiện được trách nhiệm của doanh nghiệp đối với khách hàng. Mặt khác, giá trị trung bình của biến CR4 = 4,81 nhỏ hơn giá trị trung bình của các biến còn lại. Như vậy, có thể trong quá trình mua xe, bảo trì xe…
khách hàng có thể không nhận được sự tư vấn hỗ trợ chính xác từ nhân viên của các đại lý. Điều này phù hợp với thực tiễn cạnh tranh hiện nay, khi quá trình cạnh tranh mạnh mẽ làm cho các doanh nghiệp vẫn chưa phân tích rõ ràng về đặc điểm sản phẩm của mình, vì vậy nên loại biến CR4. Sau khi loại biến CR4, kết quả kiểm định thang đo trách nhiệm thương mại lần 2 trong bảng 3.11 cho thấy, hệ số Cronbach’s alpha = 0,808 > 0,6 và hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát biến thiên từ 0,442 đến 0,753 đều lớn hơn 0,3. Như vậy, thang đo trách nhiệm thương mại gồm 5 biến: CR1, CR2, CR3, CR5, CR6, đạt độ tin cậy cần thiết. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo trách nhiệm đạo đức thể hiện trong bảng 3.12 sau:
Bảng 3.12. Đánh giá độ tin cậy thang đo trách nhiệm đạo đức Biến
quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu loại
biến
Tương quan biến-tổng
Cronbach's alpha nếu loại
biến Cronbach's alpha = 0,744 (lần 1)
ER1 16,77 8,411 0,279 0,838
ER2 15,76 7,360 0,606 0,650
ER3 15,50 6,900 0,694 0,599
ER4 15,44 6,951 0,639 0,627
Cronbach's alpha = 0,838 (lần 2)
ER2 11,37 4,424 0,611 0,857
ER3 11,11 3,853 0,773 0,702
ER4 11,05 3,848 0,722 0,753
(Nguồn: kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả)
Kết quả kiểm định thang đo trách nhiệm đạo đức lần 1 trong bảng 3.12 cho thấy, thang đo trách nhiệm đạo đức được cấu thành bởi 4 biến quan sát, hệ số Cronbach’s alpha = 0,744 > 0,6 đảm bảo độ tin cậy cần thiết. Tuy nhiên, biến ER1 (Doanh nghiệp quan tâm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với các bên liên quan) có hệ số tương quan biến - tổng là 0,279 < 0,3. Nếu loại biến này thì hệ số Cronbach’s alpha sẽ tăng lên 0,838. Ngoài ra, xét về mặt nội dung của biến ER1, thấy rằng nếu loại bỏ biến ER1 cũng không ảnh hưởng nhiều đến nội dung của thang đo trách nhiệm đạo đức, các biến còn lại vẫn thể hiện được trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp. Mặt khác, giá trị trung bình của biến ER1 = 4,39 đều nhỏ hơn các biến còn lại. Trong các biến của thang đo trách nhiệm đạo đức, thì khách hàng khó cảm nhận biến ER1 nhất, bởi vì biến này liên quan đến các bên liên quan khác bao gồm cả đại lý, nhà đầu tư… vì vậy có thể đánh giá biến này theo mức cảm nhận thấp hơn các biến còn lại. Vì vậy nên loại biến ER1. Sau khi loại biến ER1, kết quả kiểm định thang đo trách nhiệm đạo đức lần 2 trong bảng 3.12 cho thấy, hệ số Cronbach’s alpha = 0,838 > 0,6 và hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát biến thiên từ 0,611 đến 0,773, đều lớn hơn 0,3. Như vậy, thang đo trách nhiệm đạo đức gồm 3 biến: ER2, ER3, ER4 đạt độ tin cậy cần thiết.
Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo trách nhiệm xã hội thể hiện trong bảng 3.13 sau:
Bảng 3.13. Đánh giá độ tin cậy thang đo trách nhiệm xã hội Biến
quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu loại
biến
Tương quan biến-tổng
Cronbach's alpha nếu loại
biến Cronbach's alpha = 0,663
SR1 14,46 7,561 0,419 0,613
SR2 15,24 7,779 0,425 0,608
SR3 14,77 7,542 0,434 0,603
SR4 14,20 8,013 0,508 0,561
(Nguồn: kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả) Kết quả kiểm định thang đo trách nhiệm xã hội bảng 3.13 cho thấy, hệ số Cronbach’s alpha = 0,663 > 0,6 và hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan
sát biến thiên từ 0,419 đến 0,508, đều lớn hơn 0,3. Như vậy, cả 4 biến trong thang đo trách nhiệm xã hội đều đạt độ tin cậy cần thiết.
Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo niềm tin của khách hàng thể hiện trong bảng 3.14 sau:
Bảng 3.14. Đánh giá độ tin cậy thang đo niềm tin của khách hàng Biến
quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu loại
biến
Tương quan biến-tổng
Cronbach's alpha nếu loại
biến Cronbach's alpha = 0,855
TRUST1 20,72 19,001 0,672 0,826
TRUST2 20,64 18,325 0,729 0,811
TRUST3 21,05 18,113 0,761 0,804
TRUST4 21,01 18,108 0,764 0,803
TRUST5 21,52 18,008 0,501 0,885
(Nguồn: kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả) Kết quả kiểm định thang đo niềm tin của khách hàng cho thấy, hệ số Cronbach’s alpha = 0,855 > 0,6 và hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát biến thiên từ 0,501 đến 0,764, đều lớn hơn 0,3. Như vậy, cả 5 biến trong thang đo niềm tin của khách hàng đều đạt độ tin cậy cần thiết.
Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo ý định mua lại của khách hàng thể hiện trong bảng 3.15 sau:
Bảng 3.15. Đánh giá độ tin cậy thang đo ý định mua lại của khách hàng Biến
quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu loại
biến
Tương quan biến-tổng
Cronbach's alpha nếu loại
biến Cronbach's alpha = 0,756
RI1 8,44 4,396 0,625 0,627
RI2 8,26 4,799 0,556 0,706
RI3 8,29 4,545 0,576 0,685
(Nguồn: kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả) Kết quả kiểm định thang đo ý định mua lại của khách hàng bảng 3.15 cho thấy, hệ số Cronbach’s alpha = 0,756 > 0,6 và hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát biến thiên từ 0,556 đến 0,625, đều lớn hơn 0,3. Như vậy, cả 3 biến
trong thang đo ý định mua lại của khách hàng đều đạt độ tin cậy cần thiết (Kết quả kiểm định thang đo được trình bày cụ thể trong phụ lục 4).